Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Petra”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: → (4) using AWB
Dòng 33:
Đến giờ, người ta chưa phát hiện được [[lịch sử]] của Petra bắt đầu từ khi nào, phỏng đoán là 1550 đến 1292 [[công Nguyên|trước Công Nguyên]] trong thời triều đại thứ 18 của [[Ai Cập]]. Các chứng cứ cho thấy [[thành phố]] này được xây dựng tương đối muộn, mặc dù một khu thánh địa có thể đã tồn tại ở nơi này từ thời cổ đại. Khu vực này là nơi sinh sống truyền thống của người [[Horites]], có thể là những người cư trú trong hang động, tổ tiên của người [[Edomites]]<ref>[[Sách Sáng Thế|Sáng Thế Ký]] (Book of Genesis)xiv. 6, xxxvi. 20–30; Deut. ii. 12.</ref>.Thói quen của những chủ nhân đầu tiên có thể đã ảnh hưởng đến phong tục chôn người chết và tổ chức tế lễ trong những cái hang cụt của người [[Nabataean]]. Tuy nhiên, sự việc Petra được nhắc tới bằng tên gọi trong [[Cựu Ước]] không thể được chứng thực. Mặc dù Petra thường được biết đến với tên gọi Sela, cũng có nghĩa là đá, nhưng những tham khảo trong [[kinh Thánh]] cũng không rõ ràng <ref>[[Book of Judges|Judges]] i. 36; [[Book of Isaiah|Isaiah]] xvi. i, xlii. 11; Obad. 3.</ref>. [[Sách Các Vua]] (2 Kings xiv. 7) có vẻ như cụ thể hơn. Trong đoạn đó, dù vậy, Sela cũng được hiểu đơn giản là "đá" (2 Chr. xxv. 12, xem LXX). Kết quả là, nhiều học giả nghi ngờ rằng liệu có hay không một thành phố có tên là Sela được nhắc đến trong Cựu Ước.
 
Cũng không rõ cách cư dân Semitic gọi thành phố của họ như thế nào. Có vẻ như trong tài liệu của Josephus (Antiquities of the Jews (phong tục cổ của người Do Thái) iv. 7, 1~ 4, 7), Eusebius và Jerome (Onom. sacr. 286, 71. 145, 9; 228, 55. 287, 94), khẳng định rằng Rekem là tên gốc và Rekem xuất hiện trong ''Dead Sea scrolls'' như là một Edom vĩ đại, gần như mô tả về Petra. Nhưng trong các bản viết bằng chữ Aramaic, Rekem là tên gọi của Kadesh, ngụ ý rằng Josephus có thể đã nhầm lẫn giữa hai địa danh. Đôi khi các bản viết Aramaic lại đề cập đến cụm từ Rekem-Geya như là tên của làng El-ji, nằm về phía Tây Nam của Petra. Khu vực thủ phủ, dù vậy, khó có thể được ghi lại bằng tên của một [[thị trấn]] gần đó. Tên gọi theo tiếng Semitic của thành phố, nếu không phải là Sela, thì cũng chưa biết là gì. Đoạn trích trong Diodorus Siculus (xix. 94–97) mô tả cuộc viễn chinh mà Antigonus tiến hành chống lại người Nabataeans năm 312 TCN được cho là đem lại một chút ánh sáng cho lịch sử của Petra, nhưng "petra" - tượng trưng cho một pháo đài và là một nơi ẩn náu, không thể là một cái tên chính xác và những mô tả ngụ ý rằng thành phố không còn tồn tại nữa. Brünnow cho rằng từ "đá" ám chỉ khu vực núi thiêng en-Nejr (đề cập phía trên). Nhưng Buhl lại cho rằng đó một đỉnh núi cao cách Petra khoảng 16&nbsp;km về phía Bắc, Shobak, núi Mont-royal của người Crusaders (lính viễn chinh).
 
Những bằng chứng xác thực hơn về thời điểm sớm nhất người Nabataean định cư ở đây có thể được tìm thấy qua các cuộc khảo sát các lăng mộ. Có hai nhóm khác nhau—nhóm Nabataean và nhóm [[Greco-Roman]] (Hy Lạp – La Mã). Nhóm Nabataean bắt đầu từ những mộ tháp đơn giản với một cửa vào có lan can, mô phỏng mặt tiền của một ngôi nhà. Trải qua các giai đoạn khác nhau, dạng mộ Nabataean hoàn thiện đã được đạt tới, giữ lại tất cả những đặc điểm tự nhiên, đồng thời thể hiện những đặc điểm của nghệ thuật Ai Cập và Hy Lạp. Có sự giống nhau với kiến trúc các mộ tháp ở el-I~ejr, phía Bắc khu vực Arập, với những lời đề tặng dài của Nabataean và cho biết niên đại của những thánh địa tương tự ở Petra. Sau đó là kiểu mộ với những mái vòm hình bán nguyệt, một đặc điểm học tập được từ phía Bắc Syria. Cuối cùng là kiểu mặt tiền phức tạp, sao chép lại từ một ngôi đền kiểu [[Đế quốc La Mã|La Mã]]. Tuy nhiên, tất cả những dấu vết của phong cách ban đầu đều đã biến mất. Niên đại của các giai đoạn trong quá trình phát triển không thể xác định chính xác. Thật lạ là rất ít ghi chép, dù ngắn hay dài, được tìm thấy ở Petra, có lẽ là do chúng đã bị ảnh hưởng bởi [[vữa]] và [[xi măng]] được sử dụng trong rất nhiều công trình kiến trúc. Kiểu mộ tháp đơn giản thuộc về giai đoạn tiền Hellenic được coi là bằng chứng cho thời kỳ sớm nhất. Vẫn chưa biết chính xác người Nabataean định cư ở đây từ khi nào nhưng không thể sau [[thế kỷ VI TCN]] quá lâu.
Dòng 51:
 
=== Thời kỳ suy thoái ===
Thời kỳ suy thoái của Petra bắt đầu rất nhanh chóng dưới thời kỳ cai trị của đế chế La Mã, phần lớn là do sự chuyển hướng sang những tuyến thương mại trên biển. Năm [[363]], một trận [[động đấ]]t đã phá huỷ các công trình xây dựng và hệ thống quản lý nước <ref>[http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9D03E3DF143EF934A25753C1A9659C8B63 ART REVIEW; Rose-Red City Carved From the Rock - New York Times<!-- Bot generated title -->]</ref>. Sự suy sụp của Petra là một điều bí ẩn vào thời Trung cổ và đã chứng kiến sự thăm viếng của Sultan (vua) Baibars của Ai Cập vào thời điểm cuối [[thế kỷ XIII]]. Người châu Âu đầu tiên viết về Petra là Johann Ludwig Burckhardt vào năm [[1812]].
 
=== Petra ngày nay ===
Dòng 65:
* Bộ phim độc lập Passion in the Desert (Niềm đam mê trên sa mạc) sử dụng những địa điểm ở Petra cho việc làm phim.[10]
* Petra là nơi trốn tránh được tiên đoán trước cho The Remnant (Kẻ sống sót) trong series Left Behind (Bỏ lại phía sau).
* Nhóm nhạc rock Anh quốc The Sisters of Mercy (Những nàng tiên) quay video cho bài "Dominion" (quyền lực/lãnh thổ) ở Petra năm 1988.
* Tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie, Appointment with Death (Hẹn với tử thần), lấy Petra làm bối cảnh chính.
* Ha-Sela ha-Adom (The Red Rock – Đá đỏ) là một bài hát nổi tiếng trong thập kỉ 1950 ở Israel, nhắc đến một thói quen rất nguy hiểm của giới trẻ nước này là vượt qua biên giới với Jordani một cách bất hợp pháp để đến thăm Petra. Rất nhiều chuyến phiêu lưu như thế kết thúc với cái chết của những kẻ tham gia.
Dòng 92:
{{Di sản thế giới tại Jordan}}
 
[[CategoryThể loại:Petra| 01]]
[[CategoryThể loại:Kiến trúc Nabataea]]
[[Thể loại:Kiến trúc Ả Rập]]
[[CategoryThể loại:Địa điểm khảo cổ ở Jordan]]
[[CategoryThể loại:Cựu khu dân cư ở Jordan]]
[[Thể loại:Levant]]
[[CategoryThể loại:Nabataea]]
[[CategoryThể loại:Di tích Nabataea ở Jordan]]
[[Thể loại:Khu dân cư trên Con đường tơ lụa]]
[[CategoryThể loại:Môi trường năm 1985]]
[[CategoryThể loại:Kiến trúc khắc đá]]
[[CategoryThể loại:Lăng mộ khắc đá]]
[[CategoryThể loại:Thành phố La Mã ở Jordan]]
[[CategoryThể loại:Công trình cát kết]]
[[Thể loại:Không gian trong lòng đất]]
[[Thể loại:Du lịch Jordan]]