Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dãy núi Kavkaz”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MystBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Sửa fr:Géographie du Caucase
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm ku:Çiyayên Qefqazê; sửa cách trình bày
Dòng 28:
Rặng Đại Kavkaz bắt đầu từ [[khu bảo tồn tự nhiên Kavkaz]] ở gần thành phố [[Sochi]] thuộc [[Nga]] ở bờ đông bắc của biển Đen, kéo dài theo hướng đông-đông nam tới gần [[Baku]] trên bờ biển Caspi, còn rặng Tiểu Kavkaz chạy song song với rặng Đại Kavkaz, với khoảng cách trung bình khoảng 100 km về hướng nam. Rặng [[Dãy núi Meskheti|Meskheti]] là một phần của hệ thống Tiểu Kavkaz. Rặng Đại và Tiểu Kavkaz được nối liền bởi [[dãy núi Likhi]], tách rời [[vùng đất thấp Kolkhida]] với [[vùng trũng Kura]]. Ở phía đông nam là [[dãy núi Talysh]]. Rặng Tiểu Kavkaz và [[cao nguyên Armenia]] tạo nên [[cao nguyên liên Kavkaz]]. Đỉnh cao nhất của dãy núi Kavkaz là đỉnh [[Elbrus]] thuộc rặng Đại Kavkaz, với chiều cao 5.642 mét (18.510 ft) so với mực nước biển. Những ngọn núi ở gần Sochi sẽ là vùng tổ chức [[Thế vận hội Mùa đông 2014]].
 
== Địa chất ==
Dãy núi Kavkaz hình thành khoảng 28,49-23,8 triệu năm trước do kết quả của va chạm [[mảng kiến tạo]] giữa [[mảng Ả Rập]] di chuyển về phía bắc với [[mảng Á-Âu]]. Hệ thống núi Kavkaz là sự nối dài của [[Himalaya]], hệ thống núi là kết quả va chạm tương tự của [[mảng Ấn Độ]] với mảng Á-Âu. Toàn bộ khu vực này thường xuyên chịu các trận [[động đất]] mạnh từ hoạt động kiến tạo này, đặc biệt là cấu trúc phay địa chất rất phức tạp với các khối Anatolia/Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trượt ở hai bên. Cấu trúc phức tạp này khiến rìa mảng địa chất không chìm xuống nữa, dẫn tới việc các [[núi lửa]] ít xuất hiện trên dãy Đại Kavkaz (mặc dù vẫn tồn tại các núi lửa tầng như [[Elbrus]], [[Kazbek]] và một số đỉnh). Ngược lại, dãy Tiểu Kavkaz lại chủ yếu có nguồn gốc núi lửa. [[Cao nguyên núi lửa Javakheti]] tại [[Gruzia]] và các rặng núi lửa xung quanh trải dài tới miền trung [[Armenia]] là các khu vực địa chất không ổn định nhất và trẻ bậc nhất của khu vực này.
[[Tập tin:Aragats in snow.jpg|nhỏ|300px|phải|Đỉnh [[Aragats]] cao 2.143 m tại [[Armenia]] là đỉnh núi cao nhất tại dãy Tiểu Kavkaz.]]
Dòng 34:
Khu vực này có nhiều trầm tích đá như [[granit]], [[đá gơnai]], trầm tích [[dầu mỏ]] (trữ lượng ước tính tới 200 tỷ thùng) và nhiều trầm tích [[hơi đốt]].
 
== Xác định vị trí địa lý ==
Không có định nghĩa hay sự thống nhất rõ ràng về việc dãy núi Kavkaz là một phần của [[châu Âu]] hay một phần của [[châu Á]]. Phụ thuộc vào các cách nhìn nhận khác nhau mà đỉnh núi cao nhất châu Âu hoặc là [[Elbrus]] (5.642 m) hoặc là [[Mont Blanc]] tại dãy núi [[Alps]], trên biên giới Pháp-Italia, với độ cao 4.810 m.
 
Dòng 45:
Trong thuật ngữ chính trị, phân chia ngày nay hoặc được coi là đường biên giới giữa [[Nga]] (châu Âu) ở một bên và [[Gruzia]], [[Armenia]] cùng [[Azerbaijan]] (châu Á) ở bên kia, hoặc là đưa Gruzia và Azerbaijan vào trong châu Âu nhưng không đưa Armenia vào châu lục này, hoặc là đưa cả ba quốc gia này vào châu Âu.
 
== Các đỉnh núi đáng chú ý ==
Bảng dưới đây liệt kê một số đỉnh núi cao nhất tại dãy núi Kavkaz. Ngoại trừ đỉnh [[Shkhara]], độ cao của các đỉnh còn lại đều lấy theo bản đồ tỷ lệ xích 1:50.000 của Liên Xô. Có thể có các đỉnh núi cao hơn và nổi bật hơn (nhưng chưa có tên) so với các đỉnh núi liệt kê tại đây.
 
Dòng 75:
Xem thêm [http://www.peaklist.org/WWlists/ultras/CaucasusP1500m.html Danh sách các đỉnh núi cao nhất tại Kavkaz]
 
== Khí hậu ==
[[Tập tin:VittfarneGeorgien 155.jpg|nhỏ|trái|300px|Cảnh quan dãy núi Kavkaz nhìn từ [[Svaneti]], [[Gruzia]].]]
Khí hậu của dãy núi Kavkaz dao động theo cả chiều thẳng đứng (theo độ cao) và theo chiều nằm ngang (theo tọa độ địa lý của các điểm). Nhiệt độ nói chung giảm khi độ cao tăng lên. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại [[Sukhumi]], [[Abkhazia]] tại mực nước biển là 15 độ C trong khi trên sườn của đỉnh [[Kazbek]] ở cao độ 3.700 m thì nhiệt độ trung bình hàng năm là -6,1 độ C. Các sườn núi phía bắc của dãy Đại Kavkaz có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với nhiệt độ trung bình tại các sườn núi phía nam khoảng 3 độ C. Vùng cao nguyên của dãy Tiểu Kavkaz tại [[Armenia]], [[Azerbaijan]] và [[Gruzia]] có sự tương phản sắc nét về nhiệt độ giữa các tháng mùa hè và các tháng mùa đông do có tính chất khí hậu lục địa nhiều hơn.
Dòng 85:
Tuyết che phủ tại một số khu vực ([[Svanetia]], miền bắc [[Abkhazia]]) có thể dày tới 5 m. Khu vực đỉnh [[Achishkho]] là nơi có nhiều tuyết nhất tại Kavkaz, thường ghi nhận có tuyết dày tới 7 m.
 
== Cảnh quan ==
Khu vực dãy núi Kavkaz có cảnh quan biến đổi chủ yếu theo độ cao và tương ứng với khoảng cách tới các nguồn chứa nước lớn. Khu vực này chứa các [[quần xã sinh vật]] nằm trong phạm vi từ các cánh rừng/đầm lầy, các vùng đất thấp cận nhiệt đới tới các [[sông băng]] (ở tây và trung Kavkaz) cũng như các [[thảo nguyên Á-Âu|thảo nguyên]]/bán [[sa mạc]] cao nguyên và các [[đồng cỏ núi cao]] ở miền nam (chủ yếu là [[Armenia]] và [[Azerbaijan]]).
 
Dòng 100:
{{reflist}}
 
== Xem thêm ==
{{Wikisource1911Enc|Caucasus}}
<div class="references-small">
*Small Nations and Great Powers: A Study of Ethnopolitical Conflict in the Caucasus By Svante E. Cornell</div>
 
== Liên kết ngoài ==
{{Commonscat|Caucasus mountains}}
* Hình ảnh từ NASA Earth Observatory về dãy núi Kavkaz: [http://visibleearth.nasa.gov/search_results.html?cx=016116316545443671480%3Albqtvfnrdrk&cof=FORID%3A9&q=caucasus&sa=search]
Dòng 148:
[[he:הרי הקווקז]]
[[ka:კავკასიონი]]
[[ku:Çiyayên Qefqazê]]
[[la:Caucasus]]
[[lv:Kaukāzs (kalni)]]