Khác biệt giữa bản sửa đổi của “SMS Kaiser (1911)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 94:
{{Main|Trận Jutland}}
[[Tập tin:Jutland1916.jpg|thumb|350px|Bản đồ trình bày sự cơ động của hạm đội Anh (xanh) và Đức (đỏ) trong ngày [[31 tháng 5]]–[[1 tháng 6]] năm [[1916]].|alt=The British fleet sailed from northern Britain to the east while the Germans sailed from Germany in the south; the opposing fleets met off the Danish coast]]
Hầu như ngay sau cuộc bắn phá Lowestoft, Đô đốc [[Reinhard Scheer]] bắt đầu vạch kế hoạch cho một chiến dịch khác tiến ra Bắc Hải. Ông thoạt tiên dự định tung ra chiến dịch vào giữa [[tháng 5]], thời điểm mà hư hại của ''Seydlitz'' do thủy lôi được dự kiến sẽ được sửa chữa xong; Scheer không sẵn lòng tham gia một trận chiến quan trọng mà không có được toàn bộ sứsức mạnh của lực lượng tàu chiến-tuần dương. Tuy nhiên vào ngày [[9 tháng 5]], nhiều thiết giáp hạm gặp phải những vấn đề về động cơ, khiến hoạt động phải được lùi lại thêm cho đến ngày [[23 tháng 5]].<ref>{{Harvnb|Staff (Vol. 2)|2010|p=55-56}}</ref> Không may là cho đến ngày [[22 tháng 5]], ''Seydlitz'' vẫn chưa được sửa chữa hoàn chỉnh, và chiến dịch một lần nữa lại phải trì hoãn cho đến ngày [[29 tháng 5]].<ref name=T58/> Giữa trưa ngày [[29 tháng 5]], công việc sửa chữa ''Seydlitz'' cuối cùng cũng hoàn tất, và con tàu quay trở lại hoạt động cùng Đội Tuần tiễu 1.<ref name=T62>{{Harvnb|Staff (Vol. 2)|2010|p=62}}</ref> Kế hoạch trù định các tàu chiến-tuần dương của Hipper sẽ đi lên phía Bắc đến [[Skagerrak]], với ý định thu hút một phần hạm đội Anh để chúng bị các thiết giáp hạm đang chờ đợi của Scheer tiêu diệt.<ref>{{Harvnb|Staff (Vol. 2)|2010|p=61}}</ref>
 
''Kaiser'' và phần còn lại của Hải đội Chiến trận 3 là đơn vị dẫn đầu của Hạm đội Biển khơi; bốn chiếc thuộc [[König (lớp thiết giáp hạm)|''König'']] dẫn trước đội hình. ''Kaiser'', soái hạm của Chuẩn Đô đốc H. Nordmann, đi ngay phía sau bốn chiếc lớp ''König''. Hải đội Chiến trận 1 bao gồm tám thiết giáp hạm thuộc các lớp [[Helgoland (lớp thiết giáp hạm)|''Helgoland'']] và [[Nassau (lớp thiết giáp hạm)|''Nassau'']] đi theo sau Hải đội 3; và sáu thiết giáp hạm-tiền dreadnought cũ thuộc Hải đội Chiến trận 2 đi bọc hậu.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=286}}</ref> Năm tàu chiến-tuần dương của Đô đốc Hipper rời [[Jadebusen]] lúc 02 giờ 00 [[giờ Trung Âu]] (CET),<ref group=Note>Nước Đức thuộc về múi giờ Trung Âu, một giờ sớm hơn [[giờ GMT]]. Thời gian nêu trong bài này thuộc múi giờ này, sớm hơn một giờ so với các công trình nghiên cứu của Anh Quốc.</ref> ngày [[31 tháng 5]]; Đô đốc Scheer cùng với Hạm đội Biển khơi tiếp nối một giờ rưỡi sau đó.<ref name=T62/>
 
Không lâu trước 16 giờ 00, các tàu chiến-tuần dương của Đội Tuần tiễu 1 của Đức đụng độ với Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 Anh Quốc dưới quyền chỉ huy của Đô đốc [[David Beatty, Bá tước thứ nhất Beatty|David Beatty]]. Các con tàu chiến đối địch bắt đầu cuộc đấu pháo tay đôi, vốn đã đưa đến việc phá hủy chiếc [[HMS Indefatigable (1909)|''Indefatigable'']]<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=94–95}}</ref> không lâu sau 17 giờ 00, rồi đến lượt chiếc [[HMS Queen Mary|''Queen Mary'']] không đầy nữa giờ sau đó.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=100–101}}</ref> Vào lúc này, các tàu chiến-tuần dương Đức di chuyển về phía Nam để lôi kéo các tàu chiến Anh về phía lực lượng chủ lực của Hạm đội Biển khơi. Đến 17 giờ 30 phút, thủy thủ trên chiếc ''König'' dẫn đầu nhìn thấy cả Đội Tuần tiễu 1 của Đức bên mạn phải lẫn Hải đội Tàu chiến-tuần dương 1 của Anh bên mạn trái. Đến 17 giờ 45 phút, Scheer ra lệnh bẻ lái 2 point (22,5°) sang mạn trái để đưa các con tàu của ông đến gần hơn các tàu chiến-tuần dương Anh, và một phút sau đó, lúc 17 giờ 46 phút, lệnh khai hỏa được đưa ra.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=110}}</ref>
 
Từ 17 giờ 48 phút đến 17 giờ 52 phút, ''Kaiser'', ''Kronprinz'', ''Friedrich der Grosse''cùng tất cả tám thiết giáp hạm của Hải đội Chiến trận 1 đã nổ súng vào nhiều tàu chiến thuộc Hải đội Tuần dương nhẹ 2 của Anh; ''Kaiser'', [[SMS Ostfriesland|''Ostfriesland'']] và [[SMS Nassau|''Nassau'']] đã đối đầu với tàu tuần dương Anh [[HMS Southampton (1912)|''Southampton'']], nhưng chỉ có ''Nassau'' xoay sở bắn trúng được một phát vào đối thủ.<ref name=C54>{{Harvnb|Campbell|1998|p=54}}</ref>Trong vòng tám phút, ''Kaiser'' đã bắn đến mười một loạt đạn pháo nhắm vào ''Southampton'' mà không thành công.<ref name=C99>{{Harvnb|Campbell|1998|p=99}}</ref> Hải đội Tuần dương nhẹ 2 sau đó rút ra khỏi tầm bắn, hầu như thoát được mà không bị hư hại.<ref name=C54/> Đến 17 giờ 58 phút, Đô đốc Scheer ra lệnh cho hạm đội mở tốc độ tối đa; nhưng tốc độ nhanh hơn của lớp ''König'' đã khiến khoảng cách giữa chúng và những chiếc thuộc lớp ''Kaiser'' gia tăng nhanh chóng. Đến 18 giờ 05 phút, một lần nữa ''Southampton'' lại lọt trong tầm bắn, và ''Kaiser'' nổ súng; nó bắn bốn loạt đạn pháo ở khoảng cách {{convert|12000|m|yd|abbr=on}}, mặc dù vẫn không mang lại kết quả nào. Sau khi nả pháo trong ba phút, ''Kaiser'' ngừng bắn.<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=98-99}}</ref>
Dòng 104:
Bắt đầu từ 18 giờ 10 phút, ''Kaiser'' bắt đầu bắn pháo vào thiết giáp hạm [[HMS Malaya (1915)|''Malaya'']] thuộc Hải đội Chiến trận 5; trong vòng 25 phút đã bắn 27 loạt đạn pháo ở khoảng cách trung bình {{convert|17300|m|yd|abbr=on}}.<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=104}}</ref> Các tàu khu trục Anh [[HMS Nestor|''Nestor'']] và [[HMS Nomad|''Nomad'']], vốn bị đánh hỏng trước đó trong cuộc giao chiến, nằm ngay trên hướng tiến của Hạm đội Biển khơi.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=114}}</ref> Không lâu trước 18 giờ 30 phút, ''Kaiser'' cùng ba tàu chị em với nó nổ súng nhắm vào ''Nomad'' bằng dàn pháo hạng hai của chúng. Loạt pháo 15 cm khiến chiếc tàu khu trục bốc cháy, và khi một phát đạn pháo bắn trúng kích nổ hầm đạn phía trước, ''Nomad'' nhanh chóng chìm với đuôi chìm trước lúc 18 giờ 30 phút. Cùng lúc đó ''Nestor'' bị phá hủy bởi các thiết giáp hạm của Hải đội 1.<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=101}}</ref>
 
Không lâu trước 19 giờ 00, tàu tuần dương Đức [[SMS Wiesbaden|''Wiesbaden'']] bị đánh hỏng bởi một quả đạn pháo từ chiếc tàu chiến-tuần dương Anh [[HMS Invincible (1908)|''Invincible'']]; Chuẩn Đô đốc Behncke trên chiếc ''König'' tìm cách cơ động Hải đội Chiến trận 3 để bảo vệ cho chiếc tàu tuần dương bị bắn trúng.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=137}}</ref> Nhưng cùng lúc đó, các hải đội tuần dương nhẹ 3 và 4 của Anh bắt đầu một cuộc tấn công bằng ngư lôi vào hàng chiến trận Đức; trong khi tiến đến đủ khoảng cách để phóng ngư lôi, chúng tấn công ''Wiesbaden'' bằng hỏa lực của dàn pháo chính. Tám thiết giáp hạm thuộc Hải đội 3 nhắm vào các tàu tuần dương Anh, nhưng việc chịu đựng hỏa lực pháo hạng nặng của thiết giáp hạm đối phương không đủ để đánh đuổi các tàu tuần dương Anh.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=138}}</ref> Các [[tàu tuần dương bọc thép]] [[HMS Defence (1907)|''Defence'']], [[HMS Warrior (1905)|''Warrior'']] và [[HMS Black Prince (1904)|''Black Prince'']] tham gia vào cuộc tấn công nhằm kết liễu ''Wiesbaden'' đã bị hư hại.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=139}}</ref> Từ 19 giờ 14 phút đến 19 giờ 17 phút, ''Kaiser'' cùng nhiều thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương khác nổ súng vào ''Defence'' và ''Warrior''.<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=152}}</ref> ''Defence'' bị bắn trúng nhiều phát đạn pháo hạng nặng từ các thiết giáp hạm dreadnought Đức; một loạt ađ̣nđạn pháo đã xuyên thủng hầm đạn của con tàu, và một vụ nổ lớn đã phá hủy chiếc tàu tuần dương.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=140}}</ref>
 
Trong khi ''Warrior'' cố lếch về phía Tây, những thiết giáp hạm [[Queen Elizabeth (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Queen Elizabeth'']] thuộc Hải đội Chiến trận 5 tham gia củngcùng Hạm đội Grand khi chúng bắt đầu tham chiến từ hướng Bắc. Tuy nhiên, [[HMS Warspite (03)|''Warspite'']] bị buộc phải tách ra khỏi hàng về phía Nam, về hướng hạm đội Đức đang đến gần.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=141}}</ref> ''Warspite'' phải chịu đựng một màn hỏa lực ác liệt từ các thiết giáp hạm Đức; ''Kaiser'' bắn trúng một phát đạn pháo vào ''Warspite'' làm hỏng bánh lái của nó, khiến nó mất kiểm soát và di chuyển theo vòng tròn.<ref>{{Harvnb|Staff (Vol. 2)|2010|p=11-12}}</ref> Sau khi đi hết trọn hai vòng tròn và chịu đựng 13 quả đạn pháo hạng nặng bắn trúng, ''Warspite'' cuối cùng cũng kiểm soát được bánh lái và gia nhập trở lại hàng ngũ của hải đội. Tuy nhiên, đến 20 giờ 00, bánh lái của nó lại bị hỏng, nên con tàu bị buộc phải rút lui khỏi trận chiến.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=143}}</ref>
[[Tập tin:SMS Kaiser.png|thumb|left|Thiết giáp hạm ''Kaiser'']]
 
Đến 20 giờ 15 phút, Hạm đội Đức lại phải đối mặt với Hạm đội Grand lần thứ hai, bị buộc phải quay mũi tránh xa; vì vậy, thứ tự của hàng chiến trận Đức bị đảo lộn. ''Kaiser'' giờ đây là chiếc thứ năm tính từ cuối hàng, chichỉ dẫn trước bốn chiếc thiết giáp hạm lớp ''König''.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=172}}</ref> ''Kaiser'' bị bắn trúng liên tiếp hai quả đạn pháo hạng nặng từ hàng chiến trận Anh; quả thứ nhất lúc 20 giờ 23 phút và quả thứ hai tiếp nối ba phút sau đó.<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=206}}</ref> Hai quả đạn pháo {{convert|30|cm|in|abbr=on}} này xuất phát từ chiếc [[HMS Agincourt (1913)|''Agincourt'']], cả hai đều là đạn phá thông thường. Một quả xuyên qua sàn trên và mắc lại tại một ngăn chứa võng bên dưới tháp pháo ụ 15 cm số 7; nó bị tịt ngòi và vỡ ra khi va chạm, tuy nhiên nó cũng gây ra một đám cháy nhỏ vốn được dập tắt nhanh chóng. Quả đạn kia dường như phát nổ bên ngoài con tàu.<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=245}}</ref>
 
Không lâu trước 21 giờ 30 phút, ''Kaiser'', ''Prinzregent Luitpold'' và [[SMS Markgraf|''Markgraf'']] phát hiện lực lượng hạng nhẹ Anh đang đến gần. Các tàu chiến Đức khai hỏa ở cự ly khoảng {{convert|7300|m|yd|abbr=on}} bằng cả dàn pháo chính và pháo hạng hai. Tàu tuần dương hạng nhẹ [[HMS Calliope (1914)|''Calliope'']] bị hư hại nặng, buộc lực lượng Anh phải rút lui.<ref>{{Harvnb|Tarrant|1995|p=191}}</ref> Đến khoảng 23 giờ 30 phút, hạm đội Đức sắp xếp lại thành đội hình di chuyển ban đêm; ''Kaiser'' là chiếc thứ mười hai, ở giữa đội hình hàng chiến trận gồm tổng cộng 24 chiếc.<ref>{{Harvnb|Campbell|1998|p=275}}</ref>