Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sophie Dorothee xứ Württemberg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
Trong suốt cuộc hôn nhân này, Maria Feodorovna luôn ở thế chủ động dù chồng bà là Hoàng đế Pavel I có một tính cách hà khắc, cũng như sự áp chế trường kì của mẹ chồng mình, Nữ hoàng Catherine. Trong suốt thời gian ấy, khi Pavel và Nữ hoàng Catherine nghi kị lẫn nhau trong những vấn đề chính trị, Maria Feodorovna luôn khôn ngoan đứng về phe chồng mình, chính điều này đã khiến Nữ hoàng Catherine tìm mọi cách loại trừ cả hai vợ chồng khỏi những vấn đề chính trị lớn của quốc gia.
 
Năm [[1796]], Hoàng đế Pavel I đăng quang trở thành Sa hoàng, Maria Feodorovna vì thế trở thành Hoàng hậu. Trong suốt thời kì 4 năm trị vì của Pavel I, Hoàng hậu Maria Feodorovna gần như nắm hết mọi quyền hành cơ bản của chính trị Nga, biến bà trở thành một thế lực thực tế đằng sau Đế vị của triều đình Nga. Vào đemđêm Hoàng đế Pavel I bị ám sát, Maria Feodorovna thậm chí muốn noi theo mẹ chồng là Nữ hoàng Catherine tự xưng làm Hoàng đế Nga, nhưng ý tưởng này nhanh chóng thất bại. Thay vào đó, hai con trai bà lần lượt là [[Aleksandr I của Nga|Aleksandr]] cùng [[Nikolai I của Nga|Nikolai]] trở thành Hoàng đế, và Maria Feodorovna với tư cách một [[Hoàng thái hậu]] tiếp tục ảnh hưởng nền chính trị Nga trong nhiều năm.
 
Tại các quốc gia Châu Âu, việc một Hoàng thái hậu có quyền thế là không thường xuyên, bởi vì các Hoàng hậu của Hoàng đế đang tại vị thông thường sẽ thay thế tầm ảnh hưởng của họ, và các Hoàng thái hậu chỉ có thể lui về một nơi riêng biệt, sống như một gỏa phụ và chết trong âm thầm. Nhưng thực tế này không diễn ra đối với Maria Feodorovna. Bằng ảnh hưởng của mình lên hai người con trai, bà đã lấn át hai vị Hoàng hậu là [[Elizabeth Alexeievna]] cùng [[Alexandra Feodorovna (Charlotte của Phổ)|Alexandra Feodorovna]], và giữ vị thế của một Hoàng thái hậu đầy quyền lực đến tận khi bà qua đời.
Dòng 38:
== Tiểu sử ==
=== Công chúa xứ Württemberg ===
[[File:Mf por botton 1770.jpg|thumb|trái|250px|Sophie MarieDorothea vào năm 1770.]]
Maria Feodorovna nguyên danh '''Sophie Marie Dorothea Auguste Luise''', sinh ra tại thành phố [[Szczecin]] thuộc [[Phổ (quốc gia)|Vương quốc Phổ]]. Xuất thân là một thành viên [[nhà Württemberg]], Sophie là con gái lớn nhất của [[Frederick II Eugene, Công tước Württemberg]] và vợ ông, [[Friederike của Brandenburg-Schwedt]]. Bà được tên theo tên của mẹ bà, Sophie Dorothea, là con gái lớn nhất trong 1 gia đình có 8 người con, 5 trai và 3 gái.
 
Năm [[1769]], khi được 10 tuổi, Sophie cùng gia đình chuyển đến một tòa lâu đài do tổ tiên để lại gần [[Montbéliard]], vốn là một địa phận độc lập của Công quốc Württemberg. Vùng Montbéliard là thủ phủ của nhánh nhỏ nhà Württemberg, cũng là chi tộc của Sophie. Đây cũng là một trung tâm văn hóa, và là nơi nhiều chính trị gia cùng kinh tế học ra vào để diện kiến cha mẹ bà. Vào mùa hè, cả gia đình thường đến một dinh thự tại [[Étupes]], [[Pháp]].
 
Công chúa Sophie được giáo dục khả cẩn thận, và học vấn của bà uyên thâm, hơn mức trung bình của phụ nữ thời ấy, một thời đại có xu thế không chú trọng học vấn của phụ nữ lắm. Trước năm 16 tuổi, Sophie Dorothea thành thạo được các ngôn ngữ quốc tế như tiếng Đức, Pháp, Ý và Latinh.
 
Khi 17 tuổi, Sophie phát triển trở nên cao ráo, đẫy đà và rất hoạt bát. Thời trang của bà chịu ảnh hưởng từ sự xa hoa của thời trang Pháp, kết hợp với sự đơn giản của giai cấp tư sản Đức<ref>Waliszewski, Kazimierz, Paul the First, p. 17.</ref>. Và dù trong mọi tình huống nào, ích lợi gia tộc luôn đặt lên hàng đầu, và điều này ngấm sâu vào trong người Sophie. Khoảng năm [[1773]], Sophie là một trong những công nương người Đức được dự trù làm vợ cho người thừa kế ngai vàng Nga, Đại công tước Pavel. Tuy nhiên, Sophie xứ Württemberg vào lúc đó chưa được 14 tuổi, do đó [[Wilhelmina Louisa xứ Hesse-Darmstadt]] được chọn do có tuổi tác thích hợp hơn.