Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khâm sứ Trung Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 7:
 
===Thành lập Liên bang Đông Dương===
Năm [[1887]] khi thành lập [[Liên bang Đông Dương]], có [[Toàn quyền Đông Dương]] đứng đầu thì chức tổng trú sứ ở Huế đổi thành ''Résident supérieur'' mà [[tiếng Việt]] dịch là khâm sứ. [[Bắc Kỳ]] thì người Pháp ép vua Đồng Khánh lập nha [[kinh lược sứ]] riêng, tách việc cai trị ở ngoài Bắc khỏi quyền kiểm soát trực tiếp của triều đình Huế. Thêm vào đó là viên chức [[người Pháp]] làm [[Thống sứ Bắc Kỳ]] (''Résident supérieur du Tonkin'') người Pháp để giám sát khu vực đó. Khâm sứ thì chỉ trông coi viẹcviệc cai trị ở Trung Kỳ mà thôi.
 
Tuy khu vực địa lý phụ thuộc viên khâm sứ thu nhỏ lại nhưng quyền hạn lại tăng lên vì năm [[1897]] khi Hội đồng Phụ chính bị bãi bỏ thì Khâm sứ có đặc quyền thay vua nhà Nguyễn chủ toạtọa [[Viện cơ mật (Huế)|Viện Cơ mật]]. Thành phần Viện Cơ mật là tập hợp sáu vị [[thượng thư]] của [[Lục bộ]], nên còn gọi là Hội đồng thượng thư. Sự việc này ghép viên chức người Pháp trực tiếp vào cơ cấu hành chính của Triều đình Huế và hợp thức hóa việc cai trị của người Pháp trong ngành [[lập pháp]]. Hơn nữa những [[chỉ dụ]] của vua kể từ đó cũng phải có sực xác nhận của viên khâm sứ mới được thi hành. Triều đình nhà Nguyễn từ đó mất thực quyền cả lập pháp lẫn [[hành pháp]].<ref name="Phụng"/>
Sang năm [[1898]] triều [[Thành Thái]], chính quyền [[Liên bang Đông Dương]] đoạt lấy quyền tài chính và quản trị tài sản của triều đình Huế nên tòa Khâm sứ Trung Kỳ là cơ quan trả lương cho nhà vua. Vua nhà Nguyễn kể từ đấy chỉ là một công chức của chính quyền Bảo hộ.
 
Khâm sứ Trung Kỳ còn điều hành các [[công sứ]] Pháp ở các tỉnh từ [[Thanh Hóa]] đến [[Bình Thuận]].
 
Đối với Liên bang Đông Dương, Khâm sứ Trung Kỳ là một thành viên của Hội đồng Tối cao (''Conseil supérieur'') trợ lực cho [[Toàn quyền Đông Dương]].