Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: thứ 6 của → thứ sáu của, → (2) using AWB
Dòng 157:
Mùng 3 tháng 1 năm Gia Khánh thứ 4, tức ngày 7/2/1799, Thái Thượng hoàng [[Càn Long]] băng hà, thọ 87 tuổi, thế là chỗ dựa vững chắc của Hòa Thân đã sụp đổ, lúc này [[Gia Khánh]] cũng chẳng cần kiêng nể. Nhưng Gia Khánh không lập tức ra tay với Hòa Thân, mà vẫn cùng Hòa Thân, hoàng thân cốt thích và văn võ bá quan, lo sắp xếp tang nghĩa đại sự. Tuy đang trong lúc bận rộn và đau thương Gia Khánh vẫn không quên hạ chỉ triệu ân sư [[Chu Khuê]] hồi kinh. Ngày mùng 4, Gia Khánh phát chỉ dụ trấn áp khởi nghĩa của [[Bạch Liên giáo]], bắt đầu chĩa mũi nhọn về phía Hòa Thân. Cùng ngày Gia Khánh bất ngờ bãi miễn chức Quân cơ đại thần của Phúc Trường An và Hòa Thân, lệnh cho ngày đêm phải túc trực linh cữu Thái Thượng hoàng trong Đại nội không được phép ra ngoài, tạm thời giảm lỏng trong cung, cách li không cho liên lạc với bên ngoài.
 
Ngày mùng 8, cùng với việc thông báo di chiếu của Thái Thượng hoàng, Gia Khánh tuyên bố miễn chức của Hòa Thân và Phúc Trường An, giao cho hình bộ tống giam, đồng thời giao cho Thành Thân vương [[Vĩnh Tinh]], Nghi Thân vương [[Vĩnh Tuyền]], Ngạch phụ Lạc vương Đa Nhĩ Tế, Định Thân vương [[Miên Ân]], Đại học sĩ Lưu Dung, Đổng Cáo, Binh bộ Thượng thư Khánh Quế phụ trách điều tra gia sản và thẩm vấn. Ngày 11, sau khi thẩm vấn và kê biên tịch thu tài sản, Gia Khánh công bố 20 tội lớn của Hòa Thân, đồng thời thông báo việc này đến tất cả Tổng đốc và Tuần phủ các tỉnh để cùng bàn luận và định tội Hòa Thân. Trong chỉ dụ đều ghi rõ Hòa Thân phạm tội với Tiên hoàng Càn Long cho nên trong thời gian đại tang có xử lý sủng thần của Tiên hoàng cũng hoàn toàn danh chính ngôn thuận.
 
Sau khi bị hạch tội, [[Gia Khánh]] đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử [[tùng xẻo|lăng trì]], tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ ngày [[22 tháng 2]] năm 1799, tha cho gia đình Hòa Thân, còn Phúc Trường An bị chém đầu. Đây cũng là chuyện lạ với những tội danh tày đình như thế, nguyên do có thể gắn với những báu vật bí ẩn trong cung của Hòa Thân. Khi phá dỡ hai hòn giả sơn, triều đình phát hiện và tịch thu con tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy xanh, nhưng chữ Phúc ''(bút tích của chính vua Càn Long viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, không biết như thế nào lại lọt vào tay Hòa Thân)'' thì được tạc vào một khối đá lớn. Nếu phá khối đá thì chữ Phúc cũng tan, mặt khác do bút tích của vua Càn Long nên không ai dám động vào. Đó là điềm báo khiến vua Gia Khánh tha chết cho cả nhà Hòa Thân<ref name=":0" />