Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Sửa nl:Boeddhisme in China
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Phật giáo Trung Quốc''' bắt nguồn từ [[Ấn Độ]] cổ, phân ra làm ba hệ là: hệ Phật giáo Hán ngữ tức Phật giáo tức [[Phật giáo Đại thừa|Phật giáo Bắc Tông]], hệ Phật giáo Tạng ngữ tức [[Phật giáo Tây Tạng]] và hệ Phật giáo Pali ngữ tức [[Theravada|Phật giáo Nam Tông]].
 
'''Phật giáo Trung Quốc''' được xem là du nhập [[Trung Quốc]] vào khoảng [[thế kỉ thứ 2]] sau Công nguyên. Mới đầu nhiều người nghĩ rằng, đạo Phật là một tông phái của [[đạo Lão]] (Lão Tử). Sự hiểu lầm này bắt nguồn từ quan điểm chung của hai tôn giáo này; cả hai đều hướng đến giải thoát. Có người cho rằng, mới đầu người Trung Quốc không hiểu đạo Phật vì ngôn ngữ chữ Hán thời đó không tiếp cận được với các khái niệm hoàn toàn trừu tượng của [[Phật giáo]] và khi dịch kinh sách Phật giáo, người ta đành dùng ngôn ngữ đạo Lão. Vì vậy về sau, khi đạo Phật đã phổ biến, công các dịch giả rất lớn và tên tuổi của họ còn lưu truyền đến ngày nay. Khoảng [[thế kỉ thứ 3]], các nhà dịch kinh bắt đầu dịch từ [[tiếng Phạn|Phạn ngữ]] ra [[tiếng Hán]], mà những đại diện kiệt xuất là [[An Thế Cao]] (安世高), người chuyên dịch các kinh [[Tiểu thừa]], và [[Chi Khiêm]] (支謙), người chuyên dịch các tác phẩm [[Đại thừa]].
 
Năm [[355]], [[Tăng-già]] được thành lập. Kể từ [[thế kỉ thứ 4]], nhiều trường phái [[Bát-nhã-ba-la-mật-đa]] ra đời với Cao tăng [[Chi Độn]] (支遁; Chi Đạo Lâm) là nhân vật quan trọng nhất. Năm [[399]], [[Pháp Hiển]] đi [[Ấn Độ]] và sau đó một số Cao tăng khác như [[Nghĩa Tịnh]] và [[Huyền Trang]] cũng lên đường đi Ấn Độ.
 
Trong [[thế kỉ thứ 5]], [[thế kỉ thứ 6|thứ 6]], Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình. Nhờ vậy trong thời gian này, nhiều chùa chiền được xây cất, nhiều tác phẩm ra đời. Vào năm [[466]] và [[574]]-[[577]] có hai lần Phật giáo bị bức hại nhưng vẫn phát triển mạnh. Trong thời kì này, hai vị có công lớn nhất trong việc dịch kinh điển là [[Cưu-ma-la-thập]] (鳩摩羅什, sa. ''kumārajīva'') và [[Chân Đế]] (真諦, sa. ''paramārtha''). Với trình độ văn chương rất cao, hai vị này đã làm cho hầu hết các kinh [[Tiểu thừa]] và [[Đại thừa]] đều có mặt tại Trung Quốc. Đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc là ''[[Nhập Lăng-già kinh]]'' (入楞伽經, sa. ''laṅkāvatārasūtra''), ''[[Đại bát-niết-bàn kinh]]'' (zh. 大般涅槃經, sa. ''mahāparinirvāṇa-sūtra'') và ''[[Thành thật luận]]'' (zh. 成實論, sa. ''satyasiddhi''). Từ đó, các tông phái như [[Tam luận tông]] (zh. 三論宗), [[Thành thật tông]] (zh. 成實宗) và [[Niết-bàn tông]] (zh. 涅槃宗) ra đời.
Hàng 12 ⟶ 14:
 
Giữa [[thế kỉ thứ 17]] và [[thế kỉ thứ 20|20]], [[Phật giáo Tây Tạng]] bắt đầu gây ảnh hưởng tại Trung Quốc. Qua thế kỉ 20, Phật giáo Trung Quốc lại bị bức hại, nhất là trong thời kì cách mạng văn hoá ([[1966]]-[[1976]]).
 
Hiện nay, tại Trung Quốc có hơn 13.000 ngôi tự viện và khoảng 200.000 tăng ni.
 
== Hệ Phật giáo Hán ngữ ==
Thời gian cụ thể Phật giáo truyền vào Trung Quốc rất khó có thể xác định một cách cụ thể. Theo sách [[Sử ký]], năm 64 sau [[Công nguyên]] [[Hán Minh Đế]] phái sứ giả đến [[Tây Vực]] (Ấn Độ) để thỉnh giáo [[Phật pháp]]. Sau ba năm sứ giả cùng hai vị cao tăng Ấn Độ trở về thành [[Lạc Dương]] đem theo kinh sách và tượng [[Phật]]. Hán Minh Đế đích thân cho xây dựng [[chùa Bạch Mã]] gần thành Lạc Dương, vời các vị cao tăng đến ở đó và bắt đầu dịch kinh Phật. Chùa Bạch Mã là ngôi tự viện đầu tiên của Trung Quốc và hiện vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
 
Thời kì đầu khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, người ta chỉ coi đó như một loại phương thuật thần tiên. [[Phật Tổ]] được coi là một vị tiên và chỉ có thiểu số nhân sĩ tầng lớp trên tín phục. Lúc này số lượng tự viện cũng rất ít, đều là nơi các vị tăng ngoại lai cư trú. Triều đình nghiêm cấm [[người Hán]] xuất gia, hoạt động chủ yếu của Phật giáo là phiên dịch kinh tạng. Từ [[thế kỉ thứ 3]] đến [[thế kỉ thứ 6]], là khoảng thời gian đất nước Trung Quốc rơi vào cảnh chia cắt, xã hội loạn lạc, đời sống dân chúng lầm than. Việc đó đã kéo người dân hướng đến xu thế tìm kiếm một niềm tin, chỗ dựa tinh thần để nương tựa. Bấy giờ, tư tưởng tôn sùng huyền học hư vô đang thịnh hành trong tầng lớp nhân sĩ đại phu và những triết lý của Phật gíáo có những điểm tương đồng với tư tưởng đó có cơ hội phát triển. Một số vị tăng tiếp thu tư tưởng huyền học, bắt đầu truyền bá Phật học làm cho ảnh hưởng của Phật giáo ngày thêm lớn mạnh, tín đồ trong các giai tầng xã hội ngày một tăng lên. Trong giai đoạn đó các vị tăng người Hán cũng bắt đầu tìm đến Tây Vực để học Phật pháp.
 
Thời kì [[Nam Bắc triều]] (420-589), công việc dịch kinh tạng Phật giáo đã có được những tiến triển vượt bậc. Học thuyết của các phái [[Phật giáo Ấn Độ]] đều được nghiên cứu, tìm hiểu, lúc này phật giáo Trung Quốc đă bắt đầu xuất hiện nhiều khuynh hướng, đạo Phật xâm nhập vào mọi giai tầng trong xă hội, hoàng đế, quý tộc, tầng lớp bình dân đều cung tiến xây dựng chùa chiền, đúc tượng Phật. Số lượng tăng ni xuất gia tăng lên. Tự viện cũng có kinh tế độc lập với quy mô tương ứng. Ba hang đá lớn nổi tiếng Trung Quốc, ngoài hang đá [[Tuân Hoàng]] được bắt đầu kiến tạo từ giữa [[thế kỷ thứ 4]], hang đá [[Vân Phong]] và [[Long Môn]] đều bắt đầu được tạo dựng vào thời điểm này. Hiện nay các hang đá này đều được tổ chức [[UNESCO]] của [[Liên Hợp Quốc]] đưa vào ''[[Di sản văn hóa thế giới]]''.
 
Để giữ vững vị thế của mình, Phật giáo chú trọng hấp thu tư tưởng [[Nho giáo]]. Đó là thông suốt xuất thế và nhập thế, Phật pháp và vương pháp, giới luật và luân lý. Đến đời [[nhà Tùy]] (581-618), [[nhà Đường]] (618-907) Phật giáo bước vào giai đoạn cực thịnh. Kết hợp giữa địa tự nhiên và văn hóa truyền thống Trung Quốc, đại đa số tầng lớp thống trị thời Tùy, Đường đều duy trì lợi ích của Phật giáo. Các giai tầng trong xã hội cũng coi Phật giáo là một bộ phận của văn hóa bản địa. Vào giai đoạn này, việc dịch kinh cơ bản do quốc gia chủ trì. Hàng loạt đại đức, tôn sư, học giả Phật giáo nổi tiếng xuất hiện. Một số vị cao tăng còn vượt xa bên ngoài lãnh thổ để truyền bá Phật pháp. Thời điểm này Phật giáo Trung Quốc còn được truyền đến [[bán đảo Triều Tiên]], [[Nhật Bản]]... Tại các nước này cũng có nhiều tăng nhân tìm đến Trung Quốc học Phật pháp, sau đó quay về nước sáng lập các tông phái Phật giáo. Điểm nổi bật trong giai đoạn Tùy, Đường là đã hình thành các tông phái Phật giáo Trung Quốc. Đây là tiêu chí quan trọng để “Trung Quốc hóa” hoàn toàn Phật giáo. Trong nhiều tông phái thì [[Tịnh độ tông]] và [[Thiền tông]] là những tông phái chủ yếu và có sức lưu truyền rộng rãi nhất tại Trung Quốc cho đến tận ngày nay.
 
Tịnh độ tông tuyên xưng chỉ cần tin tưởng vào lực lượng thần thông [[A Di Đà Phật]], thường xuyên tụng niệm ''Nam mô A Di Đà Phật'', sau khi chết đi thì có thể đến được thế giới Tây phương cực lạc. Do không cần lý luận sâu sắc khó hiểu và phương pháp luận chứng phức tạp, giáo nghĩa, nghi thức đều đơn giản, dễ thực hiện cho nên phái Tịnh độ tông được truyền bá rộng rãi và rất phổ biến trong dân chúng.
 
Phái Thiền tông chủ trương không lập văn tự, không cần tụng kinh cũng không cần tiến hành nghi lễ tôn giáo phức tạp, chỉ cần tin tưởng vào Phật tính vốn có của bản thân và trải qua thể nghiệm tôn giáo cố định. Một khi đã mở rộng giác ngộ là có thể thành Phật. Chính vì loại bỏ luận chứng lý luận phức tạp, hình thức kinh viện và phương pháp tư duy biện luận nên Thiền tông thu hút được tầng lớp nhân sĩ đại phu trong xã hội.
 
Sau đời Đường, các tông phái trong nội bộ Phật giáo cùng nhau hợp lưu đồng thời thấm nhuần tư tưởng Nho học chính thống của xã hội Trung Quốc cổ đại, hấp thu các phương pháp tư duy của cả hai tông phái đã hình thành nội hàm ''thần học''. Trên thực tế là bắt đầu ''“Nho giáo hóa”'' Phật giáo. [[Tam giáo]] [[Nho giáo|Nho]], [[Phật giáo|Phật]], [[Đạo giáo|Đạo]] cùng tiến thêm một bước bổ sung và dung hòa cho nhau với xu thế ''Tam giáo hợp nhất''. Trong khoảng thời gian hơn một nghìn năm từ cuối đời Đường đến [[đời Thanh]] (1644-1911) sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc cơ bản vẫn duy trì theo truyền thống cũ. Vào một giai đoạn nhất định, địa phương nhất định, tông phái nhất định, Phật giáo khá hưng thịnh song nhìn chung là dần dần ngày một suy yếu. Tuy nhiên, vào thời kỳ xã hội Trung Quốc cuối đời Thanh, tinh thần Phật giáo được nhiều văn nhân, học giả tuyên truyền, nghiên cứu với một xu thế sôi động đặc biệt. Họ viết sách, thuyết giáo, nơi nơi thành lập viện nghiên cứu, hội nghiên cứu Phật giáo. Trong khoảng thời gian ngắn, Phật giáo được chấn hưng. Cho đến nay, tại Trung Quốc, Phật giáo vẫn là tôn giáo có mức độ ảnh hưởng rộng rãi.<ref>Tôn giáo trung Quốc. Nhà Xuất bản Truyền thông Ngũ Châu ấn hành.</ref>
 
== Hệ Phật giáo Tạng ngữ ==
Hệ Phật giáo Tạng ngữ còn gọi là hệ Phật giáo Tạng truyền. [[Thế kỷ thứ 7]], Phật giáo bắt đầu du nhập vào vùng [[Tây Tạng]]. Tông-khách-ba (1357-1419) sáng lập phái [[Cách-lỗ phái|Cách Lỗ]] dần dần trở thành tông phái chủ yếu của Phật giáo Tạng truyền. Do tăng nhân phái này thường đội mũ tăng màu vàng nên còn gọi là Hoàng giáo.
 
Tín đồ của Phật giáo Tạng ngữ chủ yếu là [[người Tây Tạng]] và [[người Mông Cổ]], ngoài ra còn có [[người Dụ Cố]], [[Người Monpa|Monpa]], [[Thổ]]... Trong đó vùng đất Tây Tạng là nơi tập trung nhiều tín đồ nhất. Tại đa số gia đình các tín đồ đều có khám thờ Phật, một số nhà còn có Kinh đường riêng. Hoạt động Phật giáo thường gặp là đốt hương bái Phật, chuyển kinh, làm lễ tại thánh địa. Vào những ngày quan trọng như kết hôn hay lễ tết một số gia đình còn mời các vị sư ([[Lạt-ma]]) tới nhà tiến hành nghi thức Phật giáo.
 
Hệ phật giáo Tạng ngữ thực hiện chế độ Phật sống truyền thế, địa vị của Phật sống cao hơn hẳn tăng ni bình thường. Nhưng cũng có danh phận lớn nhỏ khác nhau, trong đó địa vị cao nhất, có ảnh hưởng lớn nhất là [[Đạt-lại Lạt-ma]] và [[Ban-thiền Lạt-ma]]. Một số Tiểu Phật sống xuất thân từ tự viện của mình và được đãi ngộ không khác so với các tăng nhân khác.
 
Phật sống truyền thế giải quyết vấn đề kế tục lãnh đạo tự viện Phật giáo Tạng truyền. Thông thường vị Phật sống đời trước để lại di ngôn dự báo linh đồng truyền thế sẽ xuất hiện tại địa điểm nào đó và có các dấu hiệu đặc biệt. Nếu như không có di ngôn, tăng nhân của tự miếu sẽ thông qua phương pháp bói toán, giáng thần để có được gợi ý lựa chọn Phật sống.<ref>Hải Bằng - Phúc Nguyên Lược dịch từ cuốn ''Tôn giáo trung Quốc''. Nhà Xuất bản Truyền thông Ngũ Châu ấn hành.</ref>
 
== Hệ Phật giáo Pali ngữ ==
Hệ Phật giáo Pali ngữ hay còn gọi là Phật giáo Thượng Tọa bộ, gọi tắt là Phật giáo Nam truyền. Dựa trên nguyên tắc chỉ tin bái vào giáo chủ [[Thích Ca Mâu Ni]] không thừa nhận tồn tại [[Bồ tát]] và các vị Phật khác. Do đó trong tự viện chỉ thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào khoảng [[thế kỷ 7]], Phật giáo Nam truyền du nhập vào vùng [[Vân Nam]], Trung Quốc dần dần lan đến nhiều vùng đất của [[người Thái]] như [[Tây Song Bản Nạp]], [[Đức Hoành]], [[Tư Mao]], [[Bảo Sơn]]... Và một số dân tộc thiểu số [[Người Bố-lãng|Bố Lan]], [[A Xương]]... Trong đó dân tộc Thái vẫn là những tín đồ chủ yếu tại Tây Song Bản Nạp và các địa danh có người dân tộc Thái sinh sống, thường thì mỗi thôn đều xây dựng tự tháp. Theo phong tục truyền thống của người Thái, nam tiểu đồng khi 7 đến 8 tuổi phải xuất gia ở tại chùa để học giáo nghĩa, giáo quy và tri thức văn hóa, chỉ có như vậy đứa trẻ đó mới được coi là có giáo hoá. Sau khi trải qua một khoảng thời gian, ngắn là vài tháng, dài là vài năm, đại đa số đều hoàn tục, chỉ có một số tiếp tục nghiệp tu hành. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển những quy định này cũng có sự thay đổi cho phù hợp, nam thiếu niên có thể không nhất thiết phải xuất gia.<ref>http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/243/0/2542/Khai_luoc_ve_Phat_giao_o_Trung_Quoc</ref>
 
== Tham khảo ==