Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phản vật chất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ThanhKPF (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
ThanhKPF (thảo luận | đóng góp)
n sừa lỗi, bổ sung
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 12:
Dirac biện luận rằng, kết quả khác thường này chỉ ra sự tồn tại của một "đối hạt", hay "phản hạt" của electron, chúng hình thành nên một "cặp ma quỷ". Trên thực tế, ông quả quyết rằng mọi hạt đều có "đối hạt" của nó, cùng với những [[tính chất (của chất)#Tính chất vật lý|tính chất]] tương đồng, duy chỉ có sự đối lập về mặt điện tích. Và giống như [[proton]], [[neutron]] và [[electron]] hình thành nên các [[nguyên tử]] và vật chất, các [[phản proton]], [[phản neutron]], [[positron]] (còn được gọi là phản electron) hình thành nên [[phản nguyên tử]] và phản vật chất. Nghiên cứu của ông dẫn đến một suy đoán rằng có thể tồn tại một [[vũ trụ ảo]] tạo bởi các phản vật chất này.
 
Và dự đoán của ông đã được kiểm chứng trong thí nghiệm của [[Carl David Anderson]] vào năm [[1932]], cả hai ông đều được [[giải Nobel]] cho thành tựu ấynày.
 
Các [[nhà vật lý]] đã học được nhiều hơn về phản vật chất so với thời điểm của [[Anderson]] khám phá ra nó. Một trong những hiểu biết mang tính kịch bản đó là vật chất và phản vật chất kết hợp lại sẽ tạo ra một vụ nổ lớn. Giống như những cặp tình nhân gặp nhau trong ngày sau cùng vậy, vật chất và phản vật chất ngay lập tức hút nhau do có điện tích ngược nhau, và tự phá hủy nhau. Do sự tự huỷ tạo ra bức xạ, các nhà khoa học có thể sử dụng các thiết bị để đo "tàn dư" của những vụ va chạm này. Chưa có một thí nghiệm nào có khả năng dò ra được các phản thiên hà và sự trải rộng của phản vật chất trong vũ trụ như trong tưởng tượng của Dirac. Các nhà khoa học vẫn gửi các tín hiệu thăm dò để quan sát xem có tồn tại các phản thiên hà này hay không.