Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Milton Friedman”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: clean up using AWB
Co113bmt (thảo luận | đóng góp)
Thêm mục "Đóng góp khoa học"
Dòng 48:
 
Friedman từng làm cố vấn về chính sách kinh tế cho ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa Barry Goldwater năm 1964.
 
== Đóng góp khoa học ==
 
=== Kinh tế học ===
Friedman nổi tiếng với việc làm sống lại sự quan tâm về mối liên hệ giữa [[Cung ứng tiền tệ|cung tiền]] và giá trị danh nghĩa của sản phẩm đầu ra, hay còn gọi là [[Thuyết số lượng tiền tệ|lý thuyết số lượng tiền tệ]]. [[Trường phái trọng tiền|Lý thuyết trọng tiền]] là một tập hợp các quan điểm liên hệ với lý thuyết số lượng hiện đại. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ [[trường phái Salamanca]] vào thế kỷ 16 hoặc xa hơn nữa, tuy nhiên, những cống hiến của Friedman đóng vai trò then chốt trong việc phổ biến lý thuyết này ngày nay. Đồng tác giả với Anna Schwartz trong cuốn "Lịch sử tiền tệ của Hoa Kỳ, 1867-1960" (1963), tác phẩm đánh giá vai trò của cung tiền tệ trong lịch sử kinh tế Hoa Kỳ. Kết luận đột phá của nghiên cứu này liên quan đến sự biến động cung tiền tệ gây tác động đến sự biến động của nền kinh tế. Những phân tích hồi quy với [[David Meiselman]] trong thập niên 60 đã làm sáng tỏ vai trò quan trọng của cung tiền tệ lên trên [[đầu tư]] và [[chi tiêu chính phủ]] trong việc xác định tiêu dùng và đầu ra. Những nghiên cứu thực tiễn của Friedman và một số lý thuyết ủng hộ kết luận rằng hiệu ứng trong ngắn hạn về sự thay đổi của cung tiền chủ yếu ảnh hưởng tới sản phẩm đầu ra nhưng trong dài hạn thì chủ yếu ảnh hưởng đến giá cả.
 
Friedman là người khởi xướng trường phái trọng tiền trong kinh tế. Ông kiên định với luận điểm rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa [[lạm phát]] và lượng cung tiền, qua đó lạm phát có thể được kiềm chế với những điều chỉnh tỷ lệ tăng cơ sở tiền tệ đúng đắn. Ông ví von nó với việc "thả tiền từ trực thăng", nhằm tránh việc giải quyết bài toán cơ chế bơm tiền và nhiều nhân tố khác làm phức tạp hóa mô hình của ông.
 
Lập luận của Friedman được xây dựng để chống lại quan điểm lạm phát do đẩy giá hàng hóa đang thịnh hành, quan điểm cho rằng sự gia tăng mức giá chung xuất phát từ việc giá dầu tăng cao, hay tiền lương tăng; ông viết<blockquote>Lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ.
 
__Milton Friedman, 1963</blockquote>Friedman bác bỏ việc sử dụng [[chính sách tài khóa]] như là một công cụ để quản lý lượng cầu, quan điểm của ông rằng vai trò của chính phủ trong việc điều khiển nền kinh tế nên bị hạn chế mạnh. Friedman viết nhiều về thời kỳ [[Đại khủng hoảng|Đại suy thoái]], ông gọi thời kỳ này là [[Đại thắt chặt]]. Ông lập luận rằng thời kỳ Đại suy thoái gây ra bởi một cú shock tài chính thông thường với thời hạn và độ nghiêm trọng bị khuếch đại khủng khiếp bởi hệ quả của việc thắt chặt cung tiền gây ra bởi các chính sách sai lệch của [[Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ)|cục dự trữ liên bang]].
 
Các đóng góp khác của ông bao gồm [[Hàm tiêu dùng|lý thuyết hàm tiêu dùng]], [[thuyết thu nhập vĩnh cửu]], những công trình mà Friedman cho là quan trọng nhất trong sự nghiệp khoa học của mình. Những đóng góp quan trọng khác của ông bao gồm việc chỉ trích [[đường cong Phillips]] dẫn đến việc đưa ra lý thuyết về [[tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên]](1968).
 
== Quan điểm chính trị ==
 
== Đời sống cá nhân ==