Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vân Môn Văn Yển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Vân Môn Văn Yển''' (zh. ''yúnmén wényǎn/ yünmen wenyen'' 雲門文偃, ja. ''ummon bun'en''), 864-949, là một vị Thiền sư Trung Quốc lỗi lạc, khai sáng [[Vân Môn tông]]. Sư nối pháp của [[Tuyết Phong Nghĩa Tồn]] và là thầy của nhiều vị đạt đạo như [[Hương Lâm Trừng Viễn]], [[Ðộng Sơn Thủ Sơ]], [[Ba Lăng Hạo Giám]] v.v… (khoảng 60 vị). Những pháp ngữ quan trọng nhất của Sư được ghi lại trong ''[[Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục]]'' (zh. 雲門匡眞禪師廣錄), còn có tên ''Đại Từ Vân Khuông Chân Hoằng Minh Thiền sư ngữ lục'', ''Vân Môn Văn Yển Thiền sư quảng lục'', ''Vân Môn quảng lục''.
 
Sư họ Trương (zh. 張), quê ở Gia Hưng (zh. 嘉興). Lúc nhỏ theo Luật sư Chí Trừng (zh. 志澄) chùa Không Vương (zh. 空王) xuất gia và thụ giới tại giới đàn Tì Lăng. Hầu hạ Chí Trừng vài năm, Sư đến [[Mục Châu Trần Tôn Túc]] (zh. 睦州) (Trần Tôn Túc陳尊宿) hỏi đạo. Mục Châu thấy Sư liền đóng cửa lại. Sư đến gõ cửa, Mục Châu hỏi: “Ai?” Sư thưa: “Con.” Mục Châu hỏi: “Làm gì?” Sư thưa: “Việc mình chưa sáng, xin thầy chỉ dạy.” Mục Châu mở cửa, thấy Sư liền đóng lại. Sư cứ đến như vậy ba ngày liên tục. Lần thứ ba, Mục Châu vừa hé cửa, Sư liền chen vào, Mục Châu bèn nắm đứng Sư bảo: “Nói! Nói!” Sư vừa suy nghĩ, Mục Châu xô ra bảo: “Cây dùi đời Tần” (Tần thời đạc lạc loản 秦時𨍏轢鑽) và đóng cửa lại khiến một chân Sư bị thương. Sư nhân đây có ngộ nhập. Mục Châu khuyên Sư đến Tuyết Phong và nơi đây, Sư được ấn khả. Lúc đầu, Sư trụ trì chùa Linh Thụ một thời gian, sau đến Vân Môn trụ trì chùa Quang Thới, học chúng tụ tập rất đông.
 
Sư thượng đường, đưa cây gậy trong tay lên bảo chúng: “Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích gọi nó là không, Duyên giác gọi nó là huyễn có, Bồ Tát thì đương thể tức không, Thiền gia thì thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi, không được động đến.”