Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Bàn thờ Lê Chất.jpg|nhỏ|phải|200px|Bàn thờ Lê Chất trong [[Lăng Ông (Bà Chiểu)]]]]
'''Lê Chất''' ([[chữ Hán]]: 黎質, [[1769]] - [[1825]]<ref>{{cite book|authorlink1=Nguyễn Q. Thắng|first1=Nguyễn Q. |last1=Thắng|first2=Nguyễn Bá |last2=Thế|title=Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam|publisher=Nhà xuất bản Khoa học Xã hội|location=[[Hà Nội]]|year=1992|page=318}}</ref>), còn có tên khác là '''Lê Tông Chất''' (黎宗質), '''Lê Văn Chất''' (黎文質), '''Lê Công Chất''' (黎公質) dân gian thường gọi '''Hậu quân Chất''', là tướng lĩnh, khai quốc công thần [[nhà Nguyễn]] trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
'''Lê Chất''' ([[chữ Hán]]: 黎質, [[17691774]] - [[18251826]]<ref>{{cite book|authorlink1=Nguyễn Q. Thắng|first1=Nguyễn Q. |last1=Thắng|first2=Nguyễn Bá |last2=Thế|title=Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam|publisher=Nhà xuất bản Khoa học Xã hội|location=[[Hà Nội]]|year=1992|page=318}}</ref>), còn có tên khác là '''Lê Tông Chất''' (黎宗質), '''Lê Văn Chất''' (黎文質), '''Lê Công Chất''' (黎公質) dân gian thường gọi '''Hậu quân Chất''', là tướng lĩnh, khai quốc công thần [[nhà Nguyễn]] trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
== Dưới trướng nhà Tây Sơn ==
Hàng 12 ⟶ 14:
== Đào thoát theo chúa Nguyễn ==
 
Năm Mậu Ngọ ([[1798]]), Lê Văn Trung đóng quân giữ ở Trà Khúc thì gặp lúc trong triều có biến, Tiểu triều [[Nguyễn Bảo]] là con của [[Nguyễn Nhạc]]<ref>[[Nguyễn Nhạc]] mất rồi, Vua [[Nguyễn Quang Toản|Cảnh Thịnh]] ở [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] phong cho [[Nguyễn Bảo]] làm Hiến Công, cho ăn lộc một huyện, gọi là Tiểu triều.</ref> căm giận vua [[Cảnh Thịnh]] chiếm thành Quy Nhơn để cho Nhạc uất ức mà chết, định bỏ về hàng chúa Nguyễn. Cảnh Thịnh sai bắt Nguyễn Bảo dìm xuống sông cho chết, lại nghe lời gièm pha nói rằng Lê Trung có dự vào trong việc ấy, mới triệu Trung về Phú Xuân, sai võ sĩ điệu ra pháp trường chém đi, rồi lại sai người đến lùng bắt Lê Chất. Chất bèn đem một người có khuôn mặt giống mình, cho uống thuốc độc chết, việc kín đáo đến nỗi bà mẹ của Chất là Đào thị vẫn tưởng là thật, khóc thương hết lời, mà lính Tây Sơn cũng tin là Chất đã chết. Mấy hôm sau, Chất trốn về đem mẹ và vợ con vào trong núi ở [[Trà Bồng]] lẩn tránh. Có người bạn của Chất quen biết với tướng [[Tây Sơn]] là [[Lê Văn Thanh]], bảo với Thanh rằng Chất có tài làm tướng sao không dùng để giúp một tay, Thanh đáp rằng Chất đã chết rồi. Người bạn mới bảo rằng
:''Dùng Chất thì Chất sống, không dùng Chất thì Chất mới chết''.
 
Rồi đem sự thật kể lại cho Thanh biết, sau dẫn chết vào gặp Thanh. Thanh đùa bảo rằng Chất hay ma đấy, mày chết lâu rồi, ai đắp thịt vào xương mày làm lại xác mày mà đến đây, nói thế rồi dắt tay lên ngồi cùng uống rượu lưu cho ở dưới trướng, cho làm Quản binh.
 
Năm Kỷ Mùi ([[1799]]), quân [[nhà Nguyễn]] tiến đánh thành Quy Nhơn, Chất bèn đem 200 tên thủ hạ đến cửa quân của [[Võ Tánh]] xin hàng, xin được vì triều đình mà tận lực<ref>[[Việt Nam sử lược]] (bản điện tử) [http://tusach.vietnhim.com/showthread.php?p=46].</ref><ref name="Hoàng Việt">Theo ''Hoàng Việt hưng long chí'', sách dẫn bên dưới, tr. 238 - 239.</ref>. Nguyễn vương để Chất ở dưới quyền [[Võ Tánh]], sai đưa mẹ Chất là Đào thị cùng những thân thuộc khác đang đồn Nhạn Tử về Gia Định, cấp cho tiền gạo để nuôi. Từ ngày về với nhà Nguyễn, Lê Chất thường đánh trận lập chiến công. Lúc bấy giờ tướng Tây Sơn là [[Nguyễn Văn Ứng]] giữ thành Quy Nhơn bị tấn công dữ dội, mưu bỏ thành dẫn quân voi theo thượng đạo trốn di. Chất biết việc ấy đem báo cho Tánh biết, Tánh sai Chất quản quân đánh giặc ở Kỳ Đáo, phá được giặc, thu được quân voi nhiều vô kể. Quân [[nhà Nguyễn]] lập vòng vây ở Quy Nhơn, tổng quan [[Lê Văn Thanh]], Thượng thư [[Nguyễn Thái Phước]] vì chống giữ cô thành không có cứu viện quân, phải mở cửa thành ra hàng. Nguyễn vương tiến vào thành, cho đổi Quy Nhơn làm Bình Định. Lại chọn lính 3 huyện đặt làm 5 đồn ngự lâm, cho Chất Tá đồn Đô thống chế, theo [[Võ Thành]] lưu giữ thành ấy.
 
== Trong chiến dịch diệt Tây Sơn ==
Hàng 92 ⟶ 94:
:''Ngươi nhận trọng khẩn đã lâu, cố cho ta khỏi lo về phương Bắc. Mùa đông năm ngoái vì có tang mẹ xin nghỉ việc, trẫm không nỡ cướp tình đã chọn người thay. Nay Bắc Thành giặc cướp nhiều, trẫm còn phải dậy sớm ăn muộn, người há khiết nhiên đi được à? Tưởng nên vì triều đình xuất lực cùng viên mới là [[Nguyễn Hữu Thận]], [[Trương Phước Đặng]] bàn bạc xếp đặt việc xong rồi về tang mẹ thì công nghĩa tư tình đều được tốt cả nếu cấp về gia đình, cũng nên tâu cho ta biết.''
 
Chất lúc đó đã có bệnh, lại xin lưu lại Bắc Thành khoảng một tháng để xếp đặt công việc. Vua xuống dụ bảo Chất lập tức phải về quê. Khi ông về đến kinh, vua sai người đến nhà riêng hỏi thăm yên ủi, cho đem liêu thuộc 500 người về quê trị tang mẹ. Lại cho chiếu phần phát lương cho. Khi về đến Bình Định, bệnh cũ lại phát, mùa thu năm [[1826]], Lê Chất chết ở quê nhà, hưởng thọ 5753 tuổi.
 
Vua nghe tin Chất chết, nghỉ chầu 3 ngày, lại ban gấm sa vũ đoạn đều 6 tấm và 3.000 quan tiền, tặng hàm Thiếu phó, thuỵ là Trung Nghị, sai quan đến tế. Cấp phu coi mả. Hoàng Thái hậu cũng cho 300 lạng bạc. Mùa đông ấy, Nam Định giặc nổi lên, vua theo đổ lỗi cho Chất làm việc cẩu thả tạm bợ nên bấy giở giặc nổi lên. Lại hỏi [[Nguyễn Văn Trí]] rằng
Hàng 138 ⟶ 140:
 
Cho nên, [[Lê Chất]] không được xá tội như 2 người kia, chỉ cho phép con cháu đem tấm biển ''Gian thần Lê Chất phục pháp xứ'' ra chỗ khác, và sửa sang lại phần mộ. Mãi đến năm [[1868]], ông mới được truy phong làm Tả đồn đô thống chế.
 
== Đánh giá ==
Mặc dù có thực tài, lập được nhiều công lao, nhưng mỗi lần Lê Chất được trọng thưởng là mỗi lần ông bị kèn cựa, xoi mói. "Đại Nam chính biên liệt truyện" có chép chuyện ông bị phe phái của tướng [[Đặng Trần Thường]] buông lời gièm pha, đến nỗi vua [[Gia Long]] đem vụ việc ra cho triều thần bàn nghị là một ví dụ.
Nhưng ''đại họa'' - vụ án do Minh Mạng thi hành đối với ông - chỉ xảy đến sau khi ông mất đã 10 năm<ref>Triều Minh Mạng cầm quyền có ba vụ án lớn xảy ra: vụ Mỹ Đường (tức Hoàng tôn Đán, 1824), vụ Lê Văn Duyệt ([[1835]]) và vụ Lê Chất ([[1836]]).</ref>.
 
Và có lời bình:
:''Quan quân bình xong giặc [[Lê Văn Khôi]] rồi vua Thánh Tổ sai phá thành Phiên An đi, xây lại chỗ khác và ngài xuống chiếu định truy tội [[Lê Văn Duyệt]] và tội Lê Chất. Cứ bình tĩnh mà xét, thì chẳng qua là vua Thánh Tổ vốn có ý không ưa hai ông ấy, rồi đình thần lại nhân đó mà bới việc ra để chiều ý ngài, cho nên thành ra hai cái án thật là không đáng.''<ref>''Việt Nam sử lược'', tr.455-446.</ref>
 
Sau này, nhà văn [[Phan Khôi]] khi đến viếng mộ Lê Chất, có làm một bài thơ cảm hoài sau:
 
:'''Viếng mộ ông Lê Chất'''
:Bình Tây trấn Bắc sử nghìn thu,
:Ấy cỏ mờ rêu đất một u.
:Ấy dũng ấy trung là thế thế!
:Mà ân mà nghĩa ở mô mô?
:Chim gào hờn sót xuân ầm ỹ;
:Hùm thét oai lưa gió vụt vù,
:Cái chuyện anh hùng ai nhắc nữa,
:Hồ Tây văng vẳng tiếng chuông bu!
:(báo Thực Nghiệp, [[1921]])
 
== Thông tin liên quan ==
Lúc còn sống, Lê Chất là quan đồng triều, là bạn thân của Lê Văn Duyệt, và cùng chịu án oan như nhau. Có lẽ đó là lý do chính, khiến Hội Thượng Công Quý Tế lập bàn thờ ông tại [[Lăng Ông (Bà Chiểu)|Lăng Ông Bà Chiểu]]<ref>Xem: [http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=60&ia=1525].</ref>.
 
Năm [[1910]], khi sở công chánh [[Hà Nội]] đào quãng đường từ [[đền Quán Thánh]] đến phủ [[Toàn quyền Đông Dương]] để đặt trụ điện, đã cho bốc mộ Lê Chất; và người ta đã tìm thấy cân đai, áo mũ hãy còn nguyên vẹn. Hài cốt của ông sau đó được cải táng ở bên vườn Bách thú Hà Nội. Ông còn chính quyền thời Pháp thuộc đặt tên đường với tên '''Hậu Quân Chất.''' Sau Cách mạng Tháng 8, chính quyền Việt Minh đổi tên thành đường Mai Xuân Thưởng.
 
== Xem thêm ==
Hàng 146 ⟶ 174:
* [[Lê Thị Sa]]
* [[Vũ Xuân Cẩn]]
 
{{s-start}}
{{s-off}}
{{succession box|title=Hiệp trấn [[Thăng Long|Bắc Thành]]|before=none<br>Chức vụ thành lập|after=[[Nguyễn Hữu Thận]]|years=1810–1819}}
{{succession box|title=Tổng trấn [[Thăng Long|Bắc Thành]]|before=[[Nguyễn Huỳnh Đức]]|after=none<br>Chức vụ bãi bỏ|years=1819–1826}}
{{s-end}}
 
==Sách tham khảo ==
*[[Ngô Giáp Đậu]], ''Hoàng Việt hưng long chí''. Nhà xuất bản Văn học, 1993.
*[[Trần Trọng Kim]], ''Việt Nam sử lược'', Nhà xuất bản Tân Việt, [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], 1968.
*[[Nguyễn Q. Thắng]] - Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, [[Hà Nội]], 1992.
*[[Nguyễn Khắc Thuần]], ''Việt sử giai thoại'' (tập 8). Nhà xuất bản Giáo dục, 1988.
==Chú thích ==
{{Tham khảo}}
== Liên kết ngoài==
* [http://www.baobinhdinh.com.vn/642/2004/2/8517/ Lê Chất]
 
{{Thời gian sống|sinh=1769|mất=1826}}