Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa tự do cổ điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Co113bmt (thảo luận | đóng góp)
Thêm nội dung
Dòng 2:
 
Chủ nghĩa tự do cổ điển được phát triển tại [[châu Âu]] và [[Hoa Kỳ]] vào thế kỷ 19. Mặc dù được hình thành từ những ý tưởng đã được khai triển tại thời điểm cuối thế kỷ 18 nhưng chủ nghĩa tự do cổ điển cổ súy một dạng cụ thể của xã hội, chính phủ và chính sách công như là một phản ứng với cuộc [[Cách mạng Công nghiệp]] và đô thị hóa.<ref>Hamowy, p. xxix</ref> Trong số các nhân vật nổi bật đóng góp cho chủ nghĩa tự do cổ điển có [[John Locke]],<ref name="Steven M. Dworetz 1994">Steven M. Dworetz, ''The Unvarnished Doctrine: Locke, Liberalism, and the American Revolution'' (1994)</ref> [[Jean-Baptiste Say]], [[Thomas Malthus]], và [[David Ricardo]]. Nó dựa trên kinh tế học của [[Adam Smith]] và niềm tin vào [[luật tự nhiên]],<ref>[[Joyce Appleby]], ''Liberalism and Republicanism in the Historical Imagination'' (1992) p. 58</ref> [[chủ nghĩa vị lợi]],<ref>Gerald F. Gaus and [[Chandran Kukathas]], ''Handbook of Political Theory'' (2004) p. 422</ref> và tiến bộ.<ref>Hunt, p. 54</ref>
 
== Lịch sử ==
 
=== Anh Quốc ===
 
=== Hoa Kỳ ===
 
== Những nhà tri thức và phong trào xoay quanh ==
[[Tập tin:Locke-John-LOC.jpg|nhỏ|261x261px|John Locke]]
 
=== John Locke ===
Trung tâm của tư tưởng tự do cổ điển được diễn giải trong tác phẩm [[Khảo luận thứ hai về chính quyền|''Khảo luận thứ hai về chính quyền'']] và [[Lá thư về lòng khoan dung|''Lá thư về lòng khoan dung'']] của [[John Locke]], được ông viết để bảo hộ cho cuộc [[Cách mạng Vinh Quang|Cách mạng vinh quang 1688]]. Mặc dù những tác phẩm này được đánh giá là cực đoan vào thời đó với giới cầm quyền, về sau được tuyên dương bởi [[Đảng Whig (Hoa Kỳ)|đảng Whigs]], các phần tử ủng hộ [[Cách mạng Mỹ|cách mạng Hoa Kỳ]]. Tuy nhiên, cũng có nhiều những tư tưởng tự do về sau vắng bóng trong các tác phẩm của Locke hoặc hiếm khi được đề cập đến. Ví dụ, có rất ít sự đề cập đến các khái niệm tam quyền phân lập, chủ nghĩa hợp hiến, quyền hạn chế của nhà nước.
 
Học giả James L. Richardsons nhận định trong các tác phẩm của Locke xoay quanh 5 chủ đề: chủ nghĩa cá nhân, sự đồng thuận, nhà nước pháp quyền và nhà nước minh bạch, tầm quan trọng của tài sản, khoan dung tôn giáo. Mặc dù John Locke không phát triển lý thuyết về quyền tự nhiên, ông phác họa mỗi cá nhân trong trạng thái tự nhiên là tự do và bình đẳng. Mỗi cá nhân, chứ không phải cộng đồng hay tổ chức, là các điểm tham chiếu. Locke tin rằng, người dân tạo ra sự đồng thuận cho chính phủ do đó quyền lực nằm ở nơi người dân chứ không phải ở trên. Niềm tin này đã tạo ra sức ảnh hưởng cho các phong trào cải cách sau này.
[[Tập tin:Adam Smith..jpg|nhỏ|Adam Smith]]
 
=== Adam Smith ===
Tác phẩm ''[[Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia|Bàn về tài sản quốc gia]]'' của [[Adam Smith]], xuất bản năm 1776, đã cung cấp phần lớn những tư tưởng kinh tế, ít nhất cho tới khi ''[[Quy luật về kinh tế chính trị]]'' của [[John Stuart Mill]] xuất bản năm 1848, Smith đề cập đến động lực trong các hoạt động kinh tế, giá cả, sự phân phối của cải và các chính sách của nhà nước để tối đa hóa chúng.
 
Smith viết rằng miễn là nhà nước không đả động gì đến [[Nguyên lý cung - cầu|cung, cầu]], [[giá cả]], [[Cạnh tranh (kinh doanh)|cạnh tranh tự do]], thì động cơ theo đuổi vật chất và lợi ích cá nhân của loài người, chứ không phải lòng vị tha, sẽ tối đa hóa của cải và sự thịnh vượng của một quốc gia thông qua sản xuất hàng hóa và dịch vụ để mang lại lợi nhuận. Một "bàn tay vô hình" điều khiển mỗi cá nhân và doanh nghiệp làm việc để tối đa hóa của cải và lợi ích tư vô tình đem lại lợi ích lớn lao cho cộng đồng. Lý luận này đem đến một lời biện minh đạo đức cho việc tích lũy và sở hữu của cải, việc mà trước đó dưới góc nhìn của một số người là tội lỗi.
 
=== Chủ nghĩa vị lợi ===
''Xem bài chi tiết : [[Chủ nghĩa vị lợi]]''
 
== Chú thích ==