Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạch Ẩn Huệ Hạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
 
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Người ta kể lại rằng, hồi lên 7, 8, Sư cùng mẹ viếng chùa. Lần đó, Sư nghe các vị tăng tụng kinh tả lại cảnh Ðịa ngục. Cảnh đau khổ đó làm Sư không bao giờ quên và quyết đi tu, học để đạt tới cảnh “vào lửa không cháy, vào nước không chìm.” Mặc dù cha mẹ không cho đi tu, Sư vào chùa năm 15 tuổi, suốt ngày lo tụng kinh niệm Phật. Năm 19 tuổi, nhân khi đọc tiểu sử Thiền sư Trung Quốc [[Nham Ðầu Toàn Hoát]] (Nham Ðầu bị giặc cướp đâm, rống lên một tiếng thật to vang xa mười dặm rồi tịch), Sư nghĩ rằng, cả Thiền sư đắc đạo cũng có người không thoát một cái chết đau khổ và mất lòng tin nơi Phật pháp, tìm thú vui nơi văn chương.
 
Năm 22 tuổi, nhân nghe một câu kinh, Sư bỗng có ngộ nhập, càng quyết tâm đi tìm phép “an tâm” và tập trung vào công án “Vô”. Sư thuật lại như sau trong ''Viễn la thiên phủ'' (zh. 遠羅天釜, ja. ''orategama''):
 
:“… Một đêm nọ, khi nghe tiếng chuông chùa vang, ta hoát nhiên tỉnh ngộ… Ta tự biết, chính mình là Thiền sư Nham Ðầu, chẳng mang thương tích gì trong tam thế. Tất cả mọi lo sợ đeo đuổi từ xưa bỗng nhiên biến mất. Ta gọi lớn: Tuyệt vời! Tuyệt vời! Chẳng cần vượt khỏi sinh tử, chẳng cần giác ngộ. Một ngàn bảy trăm công án chẳng có giá trị gì”.
Dòng 11:
Với những đệ tử quan trọng như Ðông Lĩnh Viên Từ (zh. 東嶺圓慈), Nga Sơn Từ Ðiệu (zh. 峨山慈掉), Tuý Ông Nguyên Lư (zh. 醉翁元盧)…, phép tu thiền của Bạch Ẩn Thiền sư ngày nay còn truyền lại trong dòng Thiền Lâm Tế Nhật Bản, gọi là phái Học Lâm. Theo Sư, hành giả cần 3 yếu tố sau đây mới toạ thiền thành công: Ðại tín căn, Ðại nghi đoàn và Ðại phấn chí. Sư coi trọng phép quán công án và xếp đặt các công án trong một hệ thống mà hành giả cần giải đáp theo thứ tự nhất định. Công án “Vô” của Triệu Châu và “bàn tay” được Sư xem là những bài học hay nhất. Sau quá trình giải công án, hành giả được ấn chứng và tiếp tục sống một đời sống viễn li cô tịch trong một thời gian vài năm để chiêm nghiệm và tiếp tục đạt thêm những kinh nghiệm giác ngộ. Sau đó hành giả mới được giáo hoá với tính cách một Thiền sư.
 
Sư cũng coi trọng một đời sống nghiêm túc trong thiền viện với giới luật nghiêm minh cũng như lao động hằng ngày ([[Bách Trượng Hoài Hải]]), xem lao động cũng là một phần của thiền định. Trong tác phẩm ''Viễn la thiên phủ'' (遠羅天釜, ja. ''orategama''), Sư viết như sau về “Thiền trong hoạt động”:
:“… Ðừng hiểu sai ta và cho rằng cần dẹp bỏ toạ thiền và tìm một hoạt động nào đó. Ðiều đáng quý nhất chính là phép quán công án, phép này không cần quan tâm đến việc các ông đang yên tĩnh hay đang hoạt động. Thiền sinh nếu quán công án khi đi không biết mình đi, khi ngồi không biết mình ngồi. Nhằm đạt đến chiều sâu nhất của tâm và chứng ngộ cái sống thật sự của nó thì trong mọi tình huống không có cách nào khác hơn là đạt một tự tâm lắng đọng sâu xa ngay trong những hoạt động của mình.”