Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Chiêu Thống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 53664368 của QuanPhamKT (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 88:
''Từ đấy, chính quyền trong nước lại về tay họ Trịnh, nhà vua rất tức giận, mọi việc đều giằng co hạn chế, trong triều rối beng, không biết thế nào là chuẩn định''.<ref name=KDVSTGCM46 />
}}
Mâu thuẫn giữa cung vua và phủ chúa lên đến đỉnh điểm và bùng phát thành bạo lực vào tháng 11 năm Bính Ngọ ([[1786]]), sau sự kiện [[Dương Trọng Khiêm|Dương Trọng Tế]]. Khiêm là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc khôi phục quyền hành của [[chúa Trịnh]] và được [[Trịnh Bồng]] đền đáp bằng chức coi giữ [[bộ Hộ]], trông coi về tài chính, thuế khóa. Tuy nhiên, do lo sợ nhà vua khôi phục lại quyền lực, Khiêm xui Trịnh Bồng làm việc phế lập. Bồng nghe theo, sai Nguyễn Mậu Nễ và Bùi Nhuận đang đêm đem quân vào cung khuyết. Hoàng Phùng Cơ nghe tin, sợ bị mang tiếng xấu cùng phe với quân tạo phản, đem quân chặn Mậu Nễ. Mậu Nễ không dám đánh, buộc phải lui quân.
 
Sau sự kiện đó, Chiêu Thống chính thức có chiếu thư cho [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] kêu gọi đem quân cần vương. Chỉnh vốn là tay gian hùng, bỏ [[nhà Lê]] theo Tây Sơn, rồi lại dẫn Tây Sơn ra Bắc Hà, nhưng cũng không được Tây Sơn tin tưởng. Khi Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rời Thăng Long vào nam đã không cho Chỉnh biết. Chỉnh phải chạy theo về, rồi được bổ làm trấn thủ [[Nghệ An]], cũng là việc bất đắc dĩ. Đến đây, Chỉnh tiếp được mật chỉ, thấy là cơ hội không thể bỏ qua, lập tức truyền đi các nơi, lấy danh nghĩa nhà Lê mộ quân, trong "khoảng mười ngày, mộ hơn được một vạn lính".<ref name=KDVSTGCM46 /> Chỉnh đem quân tiến ra Bắc, nhanh chóng đập tan mọi kháng cự của Trịnh Bồng và [[Đinh Tích Nhưỡng]], được Chiêu Thống đích thân ra khỏi thành đón tiếp.