Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Công Hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 36:
 
Ít lâu sau, ông về nước, đem nghề thêu dạy cho dân làng Quất Động. Dần dần nghề thêu phát triển sang các làng khác ở tỉnh Hà Đông cũ như Đông cứu (Huyện Thường Tín), Thọ Nam (huyện Hoài Đức), Đại Nghĩa (huyện Thường Tín). Nghề thêu còn lan sang các tỉnh bạn như Bắc Ninh, Hưng Yên. Nhiều người ở những làng thêu thuộc huyện Thường Tín ra Hà Nội hành nghề, lập phường ở các phố Hàng Trống, Hàng Chỉ, Hàng Nón, Hàng Mành, Yên Thái.
 
Tại nhà số 4 phố Yên Thái, quận Hoàn Kiếm có ngôi đình do những người làm nghề thêu dựng để thờ ông, ngoài cửa phía trên có tấm biển "TÚ ĐÌNH THỊ" (Đình thợ thêu)
 
Tại làng Nguyên Bì, xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố hà Nội cung có ngôi đền do những người dân làm nghề thêu lập nên để thờ ông, Dân thường gọi là Đền Ngũ Xã (do dân 5 xã lập). Ở đền có tấm bia Vũ Du Tiên sư bi ký ghi lại sự tích của tổ nghề thêu.
 
Ông Lê Công Hành còn dạy cho dân một số làng nghề làm lọng. Ngày trước, Hà Nội có phố Hàng Lọng (nay thuộc khu vực đường Nam Bộ), ở nơi đây cũng có đền thời ông Lê Công Hành, tổ sư nghề làm lọng (nay không còn).