Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Văn Đổng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thay tập tin Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg bằng tập tin Flag_of_the_Army_of_the_Republic_of_Vietnam.jpg (được thay thế bởi CommonsDelinker vì lí do: File renamed: typo)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Tiểu sử quân nhân
|tên= PHẠM VĂN ĐỔNG
|hình=Pham Van Dong (1953).png
|chú thích hình=Phạm Văn Đổng năm 1953
|ngày sinh= [[25 tháng 10]] năm [[1919]]
|nơi sinh= [[Sơn Tây]], [[Việt Nam]]
Dòng 38:
Đầu năm 1952, ông được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 55 Việt Nam (55e BVN). Cuối tháng 10 cùng năm, đơn vị ông được điều động lên Tây Bắc đóng quân tại Yên Châu. Tuy nhiên, trước sức tấn công áp đảo của đối phương, đơn vị ông bị thiệt hại nặng, phải rút về căn cứ Nà Sản để bổ sung. Đêm 30 tháng 11 rạng ngày 1 tháng 12 cuối năm này, quân đối phương ồ ạt tấn công cứ điểm Nà Sản. Tuy nhiên, quân Liên hiệp Pháp dưới sự chỉ huy của Đại tá Jean Gilles kháng cự mạnh mẽ. Ông đã nhiều lần yêu cầu Pháo binh chi viện, đánh thiệt hại nặng chiến thuật "biển người" của đối phương. Không hoàn thành được mục tiêu, quân đối phương rút lui khỏi Nà Sản không trở lại nữa.
 
Với chiến tích này, ông được thăng cấp [[Thiếu tá]] làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Việt Nam<ref>Tiểu đoàn 2 Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Thái Bình.</ref> Sau đó ông được giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Liên đoàn Lưu động số 2 (2e Groupe Mobile - 2e GM), hoạt động chủ yếu ở vùng Ninh Bình. Ngày 1 tháng 9 năm 1953, ông được thăng cấp [[Trung tá]], Chỉ huy trưởng Phân khu Bùi Chu kiêm Chỉ huy trưởng Liên Tiểu đoàn Khinh quân và Liên đội Trọng pháo Bắc Việt.<ref>Thời điểm này Liên Tiểu đoàn Khinh quân có 19 Tiểu đoàn và Liên đội Trọng pháo có 3 Đại đội, hoạt động trên địa bàn Phân khu Bùi Chu gồm có 7 tỉnh.</ref> Mặc dù là một tín đồ Phật giáo, ông rất được lòng các Giám mục, Linh mục tại vùng có nhiều giáo dân Công giáo này.
 
Giữa năm 1954, ông được cử sang [[Đại Hàn Dân quốc]] để tham dự một khóa huấn luyện quân sự đặc biệt. Sau khi hoàn tất khóa huấn luyện về nước, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quảng Yên, tổ chức di chuyển toàn Trung tâm gồm cán bộ và học viên vào Nam.