Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dấm bỗng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tạo trang dấm bỗng
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 01:34, ngày 11 tháng 8 năm 2019

Dấm bỗng còn gọi Giấm bỗng hoặc bỗng rượu, là một loại gia vị chua được dùng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, nhất là miền Bắc Việt Nam, miền Nam thường sử dụng cơm mẻ hơn.

Giới thiệu

Dấm bống[1] là một sản phẩm phụ của hèm rượu để lên chua tự nhiên. Khi nấu rượu (để làm dấm bống, thường là dùng bã rượu nếp), gạo được nấu thành cơm, cho men vào và ủ, rồi thêm nước, cho vào nồi chưng cất thành rượu trắng. Phần xác cơm rượu được gọi là hèm. Người ta dùng hèm nấu đi nấu lại nhiều lần cho ra rượu nước hai, nước ba. Phần xác còn lại chắt lấy nước để tự nhiên qua một hai ngày sẽ trở nên chua chính là dẫm bỗng.

Phần xác cơm rượu (không cần chắt, lẫn cả xác) đôi khi có thể được dùng ngay tùy theo sở thích và thói quen sử dụng.

Dấm bống được dùng trong rất nhiều món ăn tạo vị chua thanh, đặc biệt do có hương rượu và chút độ cồn dễ đánh bay được mùi tanh của cá, ốc,...

Một số món ăn tiêu biểu sử dụng dấm bỗng

Tham khảo

  1. ^ Từ Điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, Trang 412
  2. ^ “Trời se lạnh nấu ngay bún ốc giòn ngon đậm đà”. Báo 24h. Ngày 1 tháng 12 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  3. ^ “Ốc nấu chuối đậu thơm phức, ngon lành”. Báo 24h. Ngày 15 tháng 8 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)