Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Karl Marx”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
{{Chủ nghĩa Marx}}
{{Economics sidebar}}
'''Karl Heinrich Marx''' ({{IPA-de|kaːɐ̯l ˈhaɪnʀɪç ˈmaːɐ̯ks}}, thường được phiên âm là '''Các Mác''' trong các tài liệu [[tiếng Việt]] hoặc Hán Việt là '''Mã Khắc Tư'''; sinh [[5 tháng 5]] năm [[1818]] tại [[Trier]], [[Vương quốc Phổ]] – mất [[14 tháng 3]] năm [[1883]] tại [[Luân Đôn]], [[Vương quốc Anh]]) là nhà triết học người Đức gốc Do thái, và cũng là nhà kinh tế, nhà sử học, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Theo kết quả nghiên cứu từ [[Đại học Indiana tại Bloomington]], Marx là học giả có ảnh hưởng nhất thế giới dựa trên số lượng nghiên cứu và độ phổ biến của các nghiên cứu.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.nature.com/news/who-is-the-best-scientist-of-them-all-1.14108|tiêu đề=Who is the best scientist of them all?|tác giả=Richard Van Noorden|ngày tháng=2013-11-06|nhà xuất bản=[[Nature (tập san)|Nature]]|url lưu trữ=http://web.archive.org/web/20180215194614/https://www.nature.com/news/who-is-the-best-scientist-of-them-all-1.14108|ngày lưu trữ=2018-02-15|ngày truy cập=2018-02-16 | DOI =10.1038/nature.2013.14108}}</ref>
 
Những hoạt động cách mạng và triết học của ông diễn ra trong thập niên 1840 - giữa lúc [[chủ nghĩa tư bản]] đang trong thời kỳ phát triển và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời và có những hoạt động cách mạng chống chế độ tư bản.<ref name="cacmac1">[http://web.archive.org/web/20100329103945/http://www.baodanang.vn/vn/hosotulieu/20626/index.html Các Mác - người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học]</ref> Marx được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất với những phân tích lịch sử dựa trên thuật ngữ [[đấu tranh giai cấp]], được tổng kết lại trong những lời mở đầu cho [[Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản|Tuyên ngôn Đảng Cộng sản]] (''Das Manifest der Kommunistischen Partei''): "[[Lịch sử]] của tất cả các [[xã hội]] từ trước đến nay là lịch sử của [[đấu tranh giai cấp]]." Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học cùng [[Friedrich Engels]]. Tư tưởng của ông là học thuyết kế thừa các hệ tư tưởng được thành lập trong thế kỷ XIX, bao gồm triết học cổ điển Đức, học thuyết về kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh hay [[chủ nghĩa xã hội không tưởng|chủ nghĩa xã hội học Pháp]]. Karl Marx và người bạn thân của ông, [[Friedrich Engels]], đã viết "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" vào năm 1848, nói cách khác là hai ông đã lên án những bất công trong chế độ tư bản đồng thời đưa ra các biện pháp cải cách kinh tế - xã hội để hướng xã hội công nghiệp phương Tây đến chủ nghĩa cộng sản. Với Tuyên ngôn này, [[chủ nghĩa xã hội|chủ nghĩa xã hội khoa học]] được định hình kế thừa từ [[chủ nghĩa xã hội không tưởng]].<ref name="cacmac1"/> Những ý tưởng cải cách của Marx trong [[Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản]] đã được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, góp phần kiến tạo nên xã hội hiện đại.
Dòng 101:
:''"Từ sự tan rã của trường phái Hegel cũng còn nảy ra một khuynh hướng khác, khuynh hướng duy nhất thực sự đem lại kết quả - khuynh hướng này gắn liền với tên tuổi của Marx... Ở đây, xin cho phép tôi trình bày một giải thích có liên quan đến cá nhân tôi... đại bộ phận các tư tưởng chỉ đạo cơ bản, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và lịch sử, và đặc biệt là trong việc trình bày các tư tưởng ấy thành những công thức chặt chẽ cuối cùng, thì đó là phần của Marx. Phần đóng góp của tôi - nhiều lắm là trừ một vài ngành chuyên môn - Marx vẫn có thể làm được mà không cần có tôi. Nhưng điều mà Marx đã làm thì tôi không thể làm được. Marx hơn tất cả chúng tôi, nhìn xa hơn, rộng hơn và nhanh hơn tất cả chúng tôi. Marx là một thiên tài... Nếu không có Marx, thì lý luận thật khó mà được như ngày nay, vì vậy gọi lý luận đó bằng tên của Marx là điều chính đáng"''.<ref>"Marx - Engels, toàn tập", tiếng Đức, tập 21</ref>
 
Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa Marx đã đương đầu với nhiều đợt công kích từ những tư tưởng khác.<ref>[http://www.phongvhttcr.govbaodongkhoi.vn/index.php/vi/sang-tac/nghien-cuu/380-chu-nghia-mac-va-thoi-dai-ngay-nay-26112009-a13329.html Chủ nghĩa Mác và thời đại ngày nay] GS - TS. Vũ Văn Hiền (theo VOV) Báo Đồng Khởi 26/11/2009 - 10:38</ref> Nhà học giả về Marx người Mỹ [[Hal Draper]] từng lưu ý, "''có ít nhà tư tưởng trong lịch sử hiện đại có tư tưởng bị hiểu nhầm tai hại như vậy, bởi những người Marxist và cả những người chống Marxist.''" Di sản tư tưởng của Marx đã bị tranh cãi dữ dội giữa nhiều khuynh hướng và mỗi bên đều coi mình là người giải thích chính xác nhất về Marx, gồm cả (nhưng không hạn chế bởi) [[Chủ nghĩa Lenin]], [[Chủ nghĩa Trotsky]], [[Chủ nghĩa Mao]], [[Chủ nghĩa Luxemburg]], và [[Chủ nghĩa Marx tự do]].
 
=== Những ảnh hưởng trên tư tưởng của Marx ===