Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nintendo Entertainment System”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: 2 con → hai con, máy tính gia đình → máy tính gia đình using AWB
n →‎Lịch sử phát triển: replaced: máy tính cá nhân → máy tính cá nhân using AWB
Dòng 27:
Sau một loạt các trò chơi arcade thành công vào đầu những năm 1980, Nintendo lên kế hoạch tạo ra một máy chơi điện tử bằng băng gọi là Famicom, viết tắt của Family Computer. Masayuki Uemura thiết kế hệ thống. Ban đầu được gọi là một máy chơi game 16 bit tiên tiến, có chức năng như một máy tính với bàn phím và ổ đĩa mềm, nhưng chủ tịch Nintendo Hiroshi Yamauchi đã từ chối điều này và thay vào đó quyết định hướng đến nền tảng máy chơi game chơi bằng băng, rẻ hơn, thông dụng hơn, anh cảm thấy các tính năng như bàn phím và đĩa khó sử dụng đối với những người không rành công nghệ. Một bản thử nghiệm được xây dựng vào tháng 10 năm 1982 để xác minh chức năng của phần cứng, sau đó công việc bắt đầu trên các công cụ lập trình. Bởi vì CPU 65xx đã không còn được sản xuất hoặc bán tại Nhật Bản cho đến thời điểm đó, không có phần mềm phát triển chéo nào có sẵn, đồng nghĩa nó phải được sản xuất lại từ đầu. Những trò chơi Famicom đầu được viết trên hệ thống chạy trên máy tính NEC PC-8001 và trên nền LED lưới, với bộ số hóa để thiết kế đồ họa vì không có công cụ thiết kế phần mềm nào cho mục đích này tồn tại vào thời điểm đó.
 
Tên mã cho dự án là "GameCom", nhưng vợ của Masayuki Uemura đề xuất cái tên "Famicom", lập luận rằng "Ở Nhật Bản, 'pasokon' được dùng để chỉ một [[máy tính cá nhân]], nhưng nó không phải là máy tính ở nhà hay cá nhân. chúng ta có thể nói đó là một [[máy tính gia đình]]. " Trong khi đó, Hiroshi Yamauchi quyết định rằng giao diện chiếc máy nên sử dụng màu đỏ và trắng sau khi nhìn thấy một biển quảng cáo cho DX Antenna sử dụng những màu sắc đó.
 
Trong quá trình sáng tạo Famicom, ColecoVision, một máy chơi điện tử do Coleco làm ran để cạnh tranh với máy Atari 2600 của Atari tại Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng rất lớn. Takao Sawano, giám đốc dự án, đã mua một máy ColecoVision cho gia đình mình, và ngay lập tức bị ấn tượng bởi khả năng của hệ thống để tạo ra đồ họa mượt mà vào thời điểm đó, tương phản với sự chậm chạp thường thấy trên máy Atari 2600. Uemura, người đứng đầu phát triển Famico nói rõ ràng ColecoVision đã gián tiếp ảnh hưởng đến việc tạo ra máy Famicom.