Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 61:
Trong khi trải nghiệm này, theo ý nghĩa hiện tượng học cơ bản của nó, xây dựng nên thế giới như là khách quan và mỗi người như là chủ thể tính ([[:en:Subjectivity|subjectivity]]) thực tồn khách quan (mỗi người trải nghiệm chính mình như được nhìn thấy một cách cụ thể trong Cái Nhìn của Người Khác theo cùng cách thức mà một người trải nghiệm một Người Khác được nhìn thấy bởi anh ta, như là chủ thể tính), trong chủ nghĩa hiện sinh, nó cũng được coi như một loại giới hạn của tự do. Điều này là do Cái Nhìn có xu hướng khách quan hóa những gì nó nhìn thấy. Như vậy, khi một người trải nghiệm chính mình trong Cái Nhìn, người ta không trải nghiệm chính mình như là không có gì (không có cái gì), mà là một thứ gì đó. Ví dụ của Sartre về một người đàn ông nhìn trộm ai đó qua lỗ khóa có thể giúp làm rõ điều này: lúc đầu, người đàn ông này hoàn toàn bị cuốn vào tình huống anh ta gặp phải; anh ta ở trong trạng thái tiền-phản tư khi mà toàn bộ ý thức của anh ta hướng vào những gì đang diễn ra trong phòng. Đột nhiên, anh nghe thấy tiếng sàn nhà ọp ẹp ở phía sau, và anh ta nhận ra chính mình cũng bị nhìn bởi Người Khác. Anh ta do đó cảm thấy xấu hổ vì anh ta nhận ra anh ta như là anh ta sẽ nhận ra ai đó khác cũng đang làm điều anh ta đang làm, như một [[Thiếu phụ Godiva|Tom nhìn trộm]] (Peeping Tom). Đối với Sartre, trải nghiệm hiện tượng học về sự xấu hổ này kiến tạo một bằng chứng cho sự tồn tại của những tâm trí khác và đánh bại vấn đề của thuyết duy ngã ([[:en:Solipsism|solipsism]]). Để trạng thái xấu hổ có ý thức này được trải nghiệm, người ta phải nhận thức được bản thân mình như là đối tượng của một cái nhìn khác, chứng minh một cách tiên nghiệm, rằng những tâm trí khác tồn tại.<ref>{{Chú thích sách|title=Being and Nothingness|last=Sartre|first=Jean Paul|date=1992|publisher=Washington Square Press|isbn=978-0230006737|location=New York|translator-last=Hazel E. Barnes|chapter=Chapter 1 part 3|author-link=Jean-Paul Sartre}}</ref> Cái Nhìn lúc đó đồng cấu thành nên ''tính thực tế'' (facticity) của người đó.
 
Một đặc điểm khác của Cái Nhìn là không có Người Khác nào thực sự cần phải ở đó: Hoàn toàn có khả năng sàn nhà ọp ẹp không có gì khác ngoài sự chuyển động do ngôi nhà cũ; Cái Nhìn không phải là một loại trải nghiệm thần giao cách cảm thần bí về cáchtcách thức thực tế mà người kia nhìn thấy (cũng có thể có ai đó ở đó thật, nhưng anh ta không nhận ra rằng người này ở đó). Đó chỉ là sự phản tư của một người về cách mà người khác có thể nhận thứcra về anh ta.
 
=== Giận dữ và sợ hãi ===