Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hốt Tất Liệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: uơng → ương using AWB
Dòng 155:
{{chính|Kháng chiến chống Nguyên Mông}}
[[File:Battle of Bach Dang (1288).jpg|thumb|300px|left|Quân Nguyên đại bại trong [[trận Bạch Đằng, 1288]].]]
Quân đội nhà Nguyên cũng haiba lần xâm chiếm [[Đại Việt]]. Lần xâm chiếm đầu tiên (lần thứ hai của đế quốc Mông Cổ) bắt đầu vào tháng 12 âm lịch năm 1284<ref name=DVSKTT>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt10b.html Kỷ Nhà Trần: Nhân Tông hoàng đế]</ref> khi quân đội Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Trấn Nam vương [[Thoát Hoan]] (con trai thứ chín của Hốt Tất Liệt) và [[Ariq Qaya|A Lý Hải Nha]], vượt qua biên giới và nhanh chóng chiếm được [[Thăng Long]] (nay là [[Hà Nội]]) vào đầu tháng 1 âm lịch năm 1285 sau thắng lợi của đội quân do [[Ô Mã Nhi]] chỉ huy tại [[Vạn Kiếp]] và [[Phả Lại]] (đông bắc Thăng Long).<ref name=DVSKTT /> Cùng thời gian đó, đội quân do [[Toa Đô]] chỉ huy sau khi tấn công [[Chiêm Thành]] bằng đường qua [[Lào|Lão Qua]] cũng di chuyển về phía bắc và nhanh chóng tiến tới [[Nghệ An]] (phía bắc miền Trung Việt Nam ngày nay) vào cuối tháng 1 âm lịch,<ref name=DVSKTT /> tại đây đội quân [[nhà Trần]] dưới sự chỉ huy của [[Trần Kiện]] nhanh chóng đầu hàng. Tháng 2 âm lịch, [[Trần Bình Trọng]] đánh quân Nguyên tại bãi Đà Mạc, bị thua và bị giết. Tháng 3 âm lịch, [[Trần Lộng]], [[Trần Ích Tắc]] và gia thuộc cũng đầu hàng quân Nguyên. Tuy nhiên, [[nhà Trần|hai vua Trần]] và Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương [[Trần Hưng Đạo|Trần Quốc Tuấn]] đã thay đổi chiến thuật từ phòng ngự sang phản công và một lần nữa đánh bại quân Mông Cổ. Tháng 4 âm lịch, tướng [[Trần Nhật Duật]] giành thắng lợi trong trận Hàm Tử (nay thuộc tỉnh [[Hưng Yên]]). Tháng 5 âm lịch, tướng [[Trần Quang Khải]] đánh bại [[Toa Đô]] tại Chương Dương (nay thuộc [[Hà Nội]]) và sau đó các vua Trần đã giành thắng lợi trong trận chiến lớn tại Tây Kết nơi Toa Đô bị giết chết. [[Ô Mã Nhi]] trốn qua cửa sông Thanh Hoá, hai vua Trần đuổi theo nhưng không kịp, bắt được hơn 5 vạn dư đảng đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền vượt biển trốn thoát.<ref name=DVSKTT /> Trong khi đó, đội quân của [[Thoát Hoan]] và [[Lý Hằng]] bị [[Trần Hưng Đạo]] đánh bại tại Vạn Kiếp, phải bỏ chạy về Tư Minh. Lý Hằng bị xạ tiễn bắn chết còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát được.<ref name=DVSKTT /> Hốt Tất Liệt đã thất bại trong cố gắng đầu tiên của mình nhằm xâm chiếm [[Đại Việt]].
 
Lần xâm chiếm thứ hai vào [[Đại Việt]] của quân đội nhà Nguyên diễn ra vào cuối năm 1287<ref name=DVSKTT /> và được tổ chức tốt hơn so với lần trước, với việc đưa vào lực lượng thủy quân lớn hơn và nhiều lương thực thực phẩm hơn. [[Mông Cổ|Quân đội Mông Cổ]], dưới sự chỉ huy của [[Thoát Hoan]], tiến tới Vạn Kiếp và hội quân tại đây với quân đội của Ô Mã Nhi và quân Nguyên cũng nhanh chóng giành được thắng lợi ban đầu rồi xuôi dòng về phía đông. Thủy quân của nhà Nguyên nhanh chóng giành được thắng lợi tại Vân Đồn (thuộc tỉnh [[Quảng Ninh]] ngày nay) nhưng thuyền chở lương thực, thực phẩm nặng nề đi sau lại bị tướng [[Trần Khánh Dư]] đánh tan.<ref name=DVSKTT /> Kết quả là quân Mông Cổ tại Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Không có lương thực, thực phẩm tiếp tế, Thoát Hoan buộc phải rút quân khỏi Thăng Long về Vạn Kiếp. Các nhóm bộ binh của nhà Trần được lệnh tấn công quân đội Mông Cổ tại Vạn Kiếp.
Dòng 170:
 
====Quan hệ với châu Âu====
[[File:Kublai giving support to the Venetians.JPG|270px|thumb|Hốt Tất Liệt hỗ trợ tài chính cho gia đình Polo.|liên_kết=Special:FilePath/Kublai_giving_support_to_the_Venetians.JPG]]
Dưới thời Hốt Tất Liệt, liên hệ trực tiếp giữa Đông Á và Châu Âu đã được thiết lập, nhờ sự kiểm soát của Mông Cổ đối với các tuyến thương mại trung tâm châu Á và được tạo điều kiện bởi sự hiện diện của các dịch vụ bưu chính hiệu quả. Vào đầu thế kỷ 13, người châu Âu và Trung Á - thương nhân, khách du lịch và nhà truyền giáo của các quốc gia khác nhau - đã đến Trung Quốc. Sự hiện diện của sức mạnh Mông Cổ cho phép một số lượng lớn người Trung Quốc, có ý định chiến tranh hoặc buôn bán, đi đến các bộ phận khác của Đế quốc Mông Cổ, đến tận Nga, [[Ba Tư]] và [[Lưỡng Hà]].