Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bồ-đề”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Bồ đề đổi thành Bồ-đề
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Trong [[Tiểu thừa]] (sa. ''hīnayāna''), Bồ-đề là chứng được Tứ diệu đế, thoát khổ. Ở đây người ta phân biệt ba giai đoạn: tu và chứng quả Thanh văn thừa (sa. ''śrāvakayāna''), tu và chứng quả Ðộc giác Phật (sa. ''pratyekabuddha'') và cuối cùng là đạt quả vị ''Tam-miệu-tam-phật-đà'' (sa. ''samyaksaṃbuddha''), tức là đạt [[Nhất thiết trí]] (sa. ''sarvajñatā''), có khi gọi là Ðại bồ-đề (sa., pi. ''mahābodhi'').
 
Trong [[Ðại thừa]], Bồ-đề được hiểu là trí huệ nhận ra rằng không có sự sai khác giữa [[Niết-bàn]] (sa. ''nirvāṇa'') và [[Luân hồi]] (sa. ''saṃsāra''), giữa khách thể và chủ thể. Bồ-đề là chứng được trí [[Bát-nhã]] (sa. ''prajñā''), nhận ra [[Phật tính]] của chính mình hay của muôn loài, nhận ra tính Không của thế gian, nhận biết “sự thật như nó là” (chân như).
 
Ðại thừa phân biệt ra ba loại Bồ-đề: giác ngộ cho chính mình (giác ngộ của một vị [[A-la-hán]]), giải thoát cho chúng sinh (giác ngộ của một vị [[Bồ Tát]]) và giác ngộ hoàn toàn của một vị Phật. Trong quan điểm này, mỗi trường phái Ðại thừa lại có một cách giải thích khác nhau.