Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại cứu cánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
 
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Ðại cứu cánh''' (zh. 大究竟, bo. ''dzogchen'' [''rdzogs-chen''], sa. ''atiyoga''), cũng gọi là '''Ðại viên mãn''' (zh. 大圓滿), '''Ðại thành tựu''' (zh. 大成就), là giáo pháp chủ yếu của tông [[Ninh-mã phái|Ninh-mã]] (bo. ''nyingmapa'') trong [[Phật giáo Tây Tạng]]. Giáo pháp này được xem là Mật giáo cao nhất được [[Thích-ca Mâu-ni]] chân truyền. Giáo pháp này được gọi là “Ðại cánh kính” vì nó cùng tột, không cần bất cứ một phương tiện nào khác. Theo giáo pháp này, tâm thức luôn luôn thanh tịnh, hành giả chỉ cần trực nhận điều đó. Theo truyền thuyết, Ðại cứu kính được Liên Hoa Sinh (sa. ''padmasambhava'') và Tì-ma-la-mật-đa (sa. ''vimalamitra'') đưa vào Tây Tạng trong thế kỉ thứ 8 và sau đó được [[Longchenpa]] tổng kết trong thế kỉ thứ 14. Cuối cùng, tông phái này được Jigme Lingpa (1730-1798) kết tập và truyền đến ngày nay.
 
Giáo pháp Ðại cứu cánh xuất phát từ Bản sơ Phật [[Phổ Hiền]], từ [[Pháp thân]] ([[Tam thân]]) siêu việt thời gian và không gian. Pháp thân truyền trực tiếp cho Báo thân là [[Kim Cương Tát-đoá]] (sa. ''vajrasattva''), truyền đến Ứng thân là Garab Dorje (sinh năm 55 sau Công nguyên). Garab Dorje truyền lại giáo pháp này cho đệ tử là Diệu Ðức Hữu (sa. ''mañjuśrīmitra'') với hơn 6 triệu câu kệ. Vị đệ tử này chia các câu kệ này làm 3 phần: Semde (tâm thức), Longde (hư không) và Mengagde (khai thị). Học trò của Diệu Ðức Hữu là Cát Tường Sư Tử (sa. ''śrīsiṃha'') hoàn chỉnh thêm phần khai thị và giao cho Kì-na-tu-đa-la (sa. ''jñānasūtra'') và Tì-ma-la-mật-đa (Tịnh Hữu). Sau đó Tì-ma-la-mật-đa đưa giáo pháp này qua Tây Tạng.