Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương quốc Macedonia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 443:
 
[[Đúc tiền (nhà máy)|Việc đúc]] các đồng xu bằng bạc đã bắt đầu dưới triều đại của [[Alexandros I của Macedonia|Alexandros{{nbsp}}I]] như là một cách thức để chi trả cho các phí tổn của hoàng gia.<ref name="errington 1990 222"/> [[Archelaos I của Macedonia|Archelaos{{nbsp}}I]] đã tăng hàm lượng bạc trong các đồng xu của ông cũng như đúc thêm các đồng xu bằng đồng để thúc đẩy thương mại trong nước và với nước ngoài.<ref name="Roisman 2010 156 157"/> Việc đúc tiền xu đã gia tăng đáng kể dưới các triều đại của Philippos{{nbsp}}II và Alexandros Đại đế, đặc biệt là sau khi nguồn thu của nhà nước đã được gia tăng nhờ việc chiếm được [[vùng đồi Pangaion]].<ref>{{harvnb|Errington|1990|pp=246}}.</ref> Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, các triều đại của Macedonia, [[nhà Ptolemaios]] ở Ai Cập, và [[vương quốc Pergamon]] đã [[Sự độc quyền của nhà nước|độc quyền kiểm soát hoàn toàn]] đối với các hoạt động [[khai thác mỏ]], đa phần là để đảm bảo kinh phí cho quân đội của họ.<ref>{{harvnb|Treister|1996|p=379}}.</ref> Vào giai đoạn cuối của [[những cuộc chinh phạt của Alexandros Đại đế]], gần 30 xưởng đúc tiền kéo dài từ Macedonia tới [[Babylon]] đã sản xuất ra những đồng tiền xu tiêu chuẩn.<ref>{{harvnb|Meadows|2008|p=773}}.</ref> Quyền đúc tiền được chia sẻ bởi [[chính quyền trung ương]] và một số [[chính quyền địa phương]], tức là các [[chính quyền tự trị]] của các thành phố Thessaloniki, Pella, và Amphipolis nằm trong khối [[thịnh vượng chung]] của người Macedonia.<ref>{{harvnb|Hatzopoulos|1996|pp=432–433}}.</ref> Người Macedonia cũng là những người đầu tiên phát hành các đồng tiền khác nhau dành cho [[Circulation (currency)|lưu hành nội bộ và với bên ngoài]].<ref>{{harvnb|Kremydi|2011|pp=163}}.</ref>
 
Nguồn thu của nhà nước cũng còn được gia tăng thông qua việc thu [[nông sản]] từ những [[vùng đất trồng trọt]], gỗ từ các cánh rừng, và [[Thuế#Lịch sử|thuế]] đối với những [[hàng nhập khẩu]] và [[xuất khẩu]] tại các [[bến cảng]].<ref>{{harvnb|Hatzopoulos|1996|p=433}}.</ref> Một số mỏ, các [[Lùm cây (thiên nhiên)|lùm cây]], [[Lịch sử nông nghiệp|những vùng đất nông nghiệp]], và [[khai thác gỗ|các cánh rừng]] thuộc về nhà nước Macedonia đã được nhà vua Macedonia khai thác, mặc dù vậy chúng thường được [[cho thuê]] như là [[tài sản]] hoặc được trao như là [[phụ cấp (tiền)|tiền trợ cấp]] dành cho các thành viên thuộc [[giới quý tộc]] chẳng hạn như là các ''[[hetairoi]]'' và ''[[philoi]]''.<ref>{{harvnb|Hatzopoulos|1996|p=434}}.</ref> [[Thuế quan]] bắt buộc đối với những hàng hóa lưu thông đến và ra khỏi các cảng biển của người Macedonia đã tồn tại ít nhất là từ triều đại của [[Amyntas III của Macedonia|Amyntas{{nbsp}}III]], và [[Callistratos của Aphidnae]] (mất{{nbsp}}khoảng{{nbsp}}năm 350{{nbsp}}TCN) đã giúp đỡ [[Perdiccas III của Macedonia|Perdiccas{{nbsp}}III]] tăng gấp đôi thu nhập hàng năm của vương quốc từ [[thuế hải quan]] , từ 20 lên thành 40 [[Talent (đơn vị đo lường)|talents]].<ref>{{harvnb|Hatzopoulos|1996|pp=433–434}}; {{harvnb|Roisman|2010|p=163}}.</ref>
 
Sau khi đánh bại [[Perseus của Macedonia|Perseus]] tại [[Trận Pydna|Pydna]] vào năm 168{{nbsp}}TCN, [[Viện nguyên lão La Mã]] đã cho phép mở lại các mỏ sắt và đồng, nhưng lại cấm khai thác vàng và bạc đối với bốn [[nhà nước chư hầu]] mới được thiết lập thay thế cho chế độ quân chủ ở Macedonia.<ref>{{harvnb|Treister|1996|pp=373–375}}; see also {{harvnb|Errington|1990|p=223}} for further details.</ref> Điều này có thể là do Viện nguyên lão lo ngại rằng sự giàu có vật chất thu được từ các hoạt động khai thác vàng và bạc sẽ cho phép người Macedonia tài trợ cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.<ref>{{harvnb|Treister|1996|pp=374–375}}; see also {{harvnb|Errington|1990|p=223}} for further details.</ref> Người La Mã có lẽ cũng đã quan tâm đến việc ngăn chặn sự [[lạm phát]] gây ra bởi một sự gia tăng [[cung ứng tiền tệ]] đến từ sự khai thác bạc của người Macedonia.<ref>{{harvnb|Treister|1996|p=374}}.</ref> Người Macedonia đã tiếp tục đúc các đồng tiền xu bằng bạc trong khoảng thời gian từ năm 167 đến năm 148{{nbsp}}TCN (tức là ngay trước khi thiết lập [[tỉnh Macedonia của La Mã]]), và khi người La Mã dỡ bỏ lệnh cấm người Macedonia khai thác bạc vào năm 158{{nbsp}}TCN, điều đó có thể chỉ đơn giản là đã phản ánh thực trạng địa phương vì hoạt động trái phép này đã tiếp diễn bất chấp sắc lệnh của Viện nguyên lão.<ref name="treister 1996 374 375">{{harvnb|Treister|1996|pp=374–375}}.</ref>
 
== Xem thêm ==