Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương quốc Macedonia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 447:
 
Sau khi đánh bại [[Perseus của Macedonia|Perseus]] tại [[Trận Pydna|Pydna]] vào năm 168{{nbsp}}TCN, [[Viện nguyên lão La Mã]] đã cho phép mở lại các mỏ sắt và đồng, nhưng lại cấm khai thác vàng và bạc đối với bốn [[nhà nước chư hầu]] mới được thiết lập thay thế cho chế độ quân chủ ở Macedonia.<ref>{{harvnb|Treister|1996|pp=373–375}}; see also {{harvnb|Errington|1990|p=223}} for further details.</ref> Điều này có thể là do Viện nguyên lão lo ngại rằng sự giàu có vật chất thu được từ các hoạt động khai thác vàng và bạc sẽ cho phép người Macedonia tài trợ cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.<ref>{{harvnb|Treister|1996|pp=374–375}}; see also {{harvnb|Errington|1990|p=223}} for further details.</ref> Người La Mã có lẽ cũng đã quan tâm đến việc ngăn chặn sự [[lạm phát]] gây ra bởi một sự gia tăng [[cung ứng tiền tệ]] đến từ sự khai thác bạc của người Macedonia.<ref>{{harvnb|Treister|1996|p=374}}.</ref> Người Macedonia đã tiếp tục đúc các đồng tiền xu bằng bạc trong khoảng thời gian từ năm 167 đến năm 148{{nbsp}}TCN (tức là ngay trước khi thiết lập [[tỉnh Macedonia của La Mã]]), và khi người La Mã dỡ bỏ lệnh cấm người Macedonia khai thác bạc vào năm 158{{nbsp}}TCN, điều đó có thể chỉ đơn giản là đã phản ánh thực trạng địa phương vì hoạt động trái phép này đã tiếp diễn bất chấp sắc lệnh của Viện nguyên lão.<ref name="treister 1996 374 375">{{harvnb|Treister|1996|pp=374–375}}.</ref>
==Di sản==
{{Xem thêm|Sự nghiên cứu về Hy Lạp|Tôn giáo thời kỳ Hy Lạp hóa|Do Thái giáo thời kỳ Hy Lạp hóa|Trào lưu tân cổ điển Hy Lạp}}
Triều đại của Philippos II và Alexandros Đại đế chứng kiến sự chấm dứt của thời đại Hy Lạp Cổ điển và sự ra đời của nền văn minh Hy Lạp hóa, tiếp theo [[Hy Lạp hóa|sự truyền bá của văn hóa Hy Lạp]] tới khu vực [[Cận Đông]] trong và sau những cuộc chinh phục của Alexandros.<ref>{{harvnb|Anson|2010|pp=3–4}}.</ref> Người Macedonia sau đó di cư tới Ai Cập và các vùng đất của châu Á, thế nhưng sự [[thuộc địa hóa]] mạnh mẽ các vùng đất ngoại quốc đã làm cạn kiệt nguồn nhân lực sẵn có của chính Macedonia, làm suy yếu vương quốc trong các cuộc chiến tranh với những cường quốc Hy Lạp hóa khác, đồng thời góp phần vào sự sụp đổ của nó và sự chinh phục của người La Mã.<ref>{{harvnb|Anson|2010|pp=4–5}}.</ref> Tuy nhiên, sự truyền bá của văn hóa Hy Lạp và ngôn ngữ được củng cố bởi những cuộc chinh phục của Alexandros ở Tây Á và Bắc Phi đã đóng vai trò như là một "tiền đề" cho [[Các cuộc chiến tranh Mithridates|sự bành trướng sau này của người La Mã]] tới những vùng đất đó và [[Người Hy Lạp Byzantine|toàn bộ nền tảng]] cho [[đế quốc Byzantine]], theo Errington.<ref>{{harvnb|Errington|1990|p=249}}.</ref>
 
[[File:Battle of Issos MAN Napoli Inv10020 n01.jpg|thumb|400px|left|''[[Tranh khảm Alexandros]]'', một bức [[tranh khảm La Mã]] đến từ [[Pompeii]], Ý, khoảng năm 100 TCN]]
 
== Xem thêm ==