Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Lãm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:12 Su quan.jpg‎|nhỏ|phải|300px|Sơ đồ vị trí [[12 sứ quân]]]]
'''Trần Lãm''' ([[chữ Hán]]: 陳覧; ? - 967), hiệu '''trần Minh Công''' (明公), là một nhân vật lịch sử vốn là hào trưởng lớn mạnh gốc [[người Hán]], chiếm đóng ở vùng Bố Hải Khẩu (Kỳ Bố Hải Khẩu) nay là khu vực thành phố [[Thái Bình (thành phố)|Thái Bình]], tỉnh [[Thái Bình]]. Ông là người lãnh đạo một trong [[loạn 12 sứ quân|mười hai sứ quân]] cát cứ ở [[Việt Nam]] giữa [[thế kỷ 10]] (xem [[loạn 12 sứ quân|12 sứ quân]]). Theo các tài liệu ghi lại, ông là sứ quân trấn giữ vùng cửa biển, có tiềm lực mạnh về kinh tế dựa vào lợi thế của nghề đánh cá biển.
 
==Xuất thân==
Trần Lãm là người gốc [[Quảng Đông]] thuộc [[Trung Quốc]], cha ông là [[Trần Công Đức]] di cư sang Việt Nam, khi ấy được gọi là [[Giao Chỉ]], dần chiếm đóng và lập nghiệp ở vùng ven biển Bố Hải Khẩu (vùng [[Thái Bình]] - [[Nam Định]] ngày nay đều có đền thờ). Khi Trần Đức mất, Trần Lãm trở thành người kế nghiệp, đã cùng mẹ là Lâm Thị và các em Trần Thăng, Trần Nguyên Thái gây dựng lực lượng ở Kỳ Bố Hải Khẩu.
 
Cuốn ngọc phả: [''"Sứ quân ở Bố Hải Khẩu Trần Minh Công"'']<ref>Bản ngọc phả này do Tiến sĩ [[Lê Tung]] viết ngày 2 tháng l0 niên hiệu Hồng Đức thứ 18 ([[1487]]) triều [[Lê Thánh Tông]].</ref> hiện còn lưu giữ tại đình Đình Xám ở thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang (Nam Trực, Nam Định) có ghi lại sự kiện lúc sinh thời Trần Minh Công có qua xứ Lạc Đạo, thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, dân cư thuần phác bèn lập sinh từ, giúp địa phương khơi ngòi, đắp đập, tạo dựng làng xã và phát triển nghề đánh cá.<ref>[http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201310/nam-dinh-manh-dat-con-nguoi-dinh-xam-2278778/ Đình Xám], Báo Nam Định, 15/10/2013</ref>
 
Căn cứ vào thần phả ở đình làng Kỳ Bá, [[Thái Bình]] ghi: "Trần Lãm đã xuất tiền vàng để mua ruộng đất" ban phát cho dân với mục đích thu hút thêm nhiều người đến mở mang sinh sống. Chẳng bao lâu " gia tư tích lũy có tới hàng vạn, dưới trướng có tới mấy nghìn người vào ra" đủ sức chiêu mộ binh sĩ, tích trữ lương thảo và dựng thành đắp lũy. Thành Kỳ Bố của Trần Minh Công được xây dựng thành một "đạo", sau này dời chuyển mở rộng, chỗ thành cũ lập thành làng Kỳ Bố.