Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giải phẫu học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 70:
[[Tập tin:Crotalus_atrox_-Museum_of_Osteology,_Oklahoma_City,_Oklahoma,_USA-29Aug2012.jpg|liên_kết=https://en.wikipedia.org/wiki/File:Crotalus_atrox_-Museum_of_Osteology,_Oklahoma_City,_Oklahoma,_USA-29Aug2012.jpg|nhỏ|Bộ xương của một con [[Rắn chuông lưng đốm thoi miền đông|rắn đuôi chuông lưng đốm thoi]].|thế=|218x218px]]
[[Động vật bò sát]] là một lớp động vật bao gồm [[Bộ Rùa|rùa]], ''[[sphenodon]]'', [[thằn lằn]], [[rắn]] và [[cá sấu]]. Nhóm các loài này có bốn chân, nhưng rắn và một vài loài thằn lằn lại không có hoặc đã tiêu giảm kích thích chi đi rất nhiều. Xương của chúng được hóa cốt tốt hơn và xương của chúng cũng khỏe hơn xương của động vật lưỡng cư. Răng những loài này có hình nón và kích thước nhìn chung là khá đồng nhất. Các tế bào bề mặt của lớp biểu bì được biến đổi thành vảy sừng, tạo nên một lớp chống thấm cho cơ thể. Bò sát không thể sử dụng da để hô hấp như động vật lưỡng cư, bù lại, chúng có hệ hô hấp hiệu quả hơn để hút không khí vào phổi bằng cách mở rộng thành ngực. Tim của bò sát khá giống với lưỡng cư nhưng có thêm một vách ngăn giúp phân tách dòng máu giàu oxy và máu nghèo oxy hiệu quả hơn. Hệ thống sinh sản đã phát triển theo hướng [[thụ tinh trong]], cơ quan sinh sản cũng có mặt ở hầu hết các loài. Trứng của chúng được bao quanh bởi một lớp [[màng ối]] giúp giữ ẩm. Bò sát thường đẻ trứng trên đất liền, một số loài thì sinh sản theo hình thức [[noãn thai sinh]] (tức là trứng đã nở thành thai trước khi đẻ). Các loài này có bàng quang nhỏ và dạng chất thải nitơ được bài tiết là [[axit uric]].<ref name="Dorit865">{{cite book|title=Zoology|last1=Dorit|first1=R. L.|last2=Walker|first2=W. F.|last3=Barnes|first3=R. D.|year=1991|publisher=Saunders College Publishing|isbn=978-0-03-030504-7|pages=861–865}}</ref>
 
[[Tập tin:Lialis burtonis wild shot.jpg|nhỏ|216x216px|Một con [[thằn lằn Burton]]. Những loài thằn lằn không chân rất dễ nhầm với [[rắn]] nếu chỉ nhìn vào ngoại hình thông thường. ]]
'''[[Bộ Rùa|Rùa]]''' là nhóm loài nổi bật với bộ "áo giáp" bảo vệ của mình. Cơ thể rùa được bọc bởi một lớp [[mai sừng]] ở trên và một [[tấm giáp]] phía dưới, cả hai đều cứng và không linh hoạt. Những phiến bảo vệ này được hình thành từ các tấm xương gắn với lớp hạ bì, được bao phủ bởi các lớp sừng và được hợp nhất một phần với xương sườn và cột sống. Cổ của rùa khá dài và linh hoạt, đầu và chân của chúng đều có thể rụt lại vào trong vỏ. Rùa là loài ăn thực vật, cấu trúc răng bò sát điển hình đã được thay bằng những phiến sắc nhọn, gồ ghề. Ở các loài rùa sống dưới nước, chân trước đã được biến đổi thành chân chèo.<ref name="Dorit868">{{cite book|title=Zoology|last1=Dorit|first1=R. L.|last2=Walker|first2=W. F.|last3=Barnes|first3=R. D.|year=1991|publisher=Saunders College Publishing|isbn=978-0-03-030504-7|pages=865–868}}</ref>
 
''[[Sphenodon]]'' có ngoại hình trông giống như thằn lằn nhưng tổ tiên của hai chi này tách ra từ [[kỷ Tam Điệp]]. ''[[Sphenodon punctatus|Sphenodon puncatus]]'' là loài duy nhất thuộc chi này tồn tại. Hộp sọ của chúng có hai lỗ mở (''fenestrae'') nằm ở hai bên đầu và hàm gắn chặt vào hộp sọ. Khi nhai, một hàng răng ở hàm dưới khớp với hai hàng răng ở hàm trên. Răng chỉ đơn thuần cấu tạo từ xương xuyên qua hàm, có thể bị mài mòn. So với các loài bò sát khác, não và tim của chúng kém tiến hóa hơn và phổi có một buồng duy nhất, không có [[phế quản]]. ''Sphenodon'' có một [[mắt thái dương|mắt giữa]] nằm trên trán, rất phát triển.<ref name="Dorit868" />
 
[[Tập tin:Python natalensis Antelope South Africa.jpg|nhỏ|Trong ảnh là một con [[trăn đá châu Phi]] đang nuốt một con [[linh dương]]. Nhờ vào cấu trúc xương và cơ hàm đặc biệt, miệng của một số loài rắn có thể mở rộng một cách rất đáng kinh ngạc.]]
[[Thằn lằn]] có hộp sọ với chỉ một cửa sổ ở mỗi bên, thanh xương bên dưới của cửa sổ thứ hai đã bị tiêu biến. Điều này làm cho hàm của chúng linh hoạt hơn và cũng cho phép thằn lằn mở miệng rộng hơn. Thằn lằn chủ yếu di chuyển theo kiểu bốn chân: thân mình của chúng được giữ trên mặt đất bằng những chiếc chân ngắn, hướng ra ngoài. Tuy nhiên cũng có một số loài thằn lằn không có chi và trông giống như rắn. Thằn lằn sở hữu mí mắt linh hoạt, có xuất hiện màng nhĩ và một số loài có mắt giữa.<ref name="Dorit868" />