Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chúa Trịnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 68:
Từ khi [[Trịnh Kiểm]] nắm quyền, họ Trịnh cai quản vùng phía nam của [[Đại Việt]] (trên danh nghĩa vẫn là chiến đấu dưới quyền vua Lê) và chiến đấu với nhà Mạc ở phía bắc. Bấy giờ nhà Lê chiếm lại được [[Thanh Hóa]] và [[Nghệ An]]. Nhờ có khẩu hiệu "Phù Lê diệt Mạc" (giúp Lê diệt Mạc), thanh thế họ Trịnh ngày một lớn. Ở vùng Tây bắc, anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên ([[Chúa Bầu]]) cát cứ tại Tuyên Quang sai người đến xin quy phục. Sau đó năm 1550, thái tể nhà Mạc là Lê Bá Ly là cựu thần nhà Lê sơ cùng thông gia là Nguyễn Thiến mang gia quyến về hàng.
 
Trong suốt những năm 1545-1580 là giai đoạn hai bên giằng co. Được tăng sức mạnh, họ Trịnh liên tiếp tấn công ra bắc đánh Sơn Nam, [[Ninh Bình]], Sơn Tây, [[Thăng Long]]. [[Nhà Mạc]] lúc đó dưới sự chèo lái của Khiêm Vương [[Mạc Kính Điển]] đã đứng vững. Mạc Kính Điển nhiều lần phải mang vua Mạc qua sông tránh sang Kim Thành (Hải Dương) nhưng quân Lê-Trịnh vẫn không vào được Thăng Long. Ngược lại, sau những đợt tấn công ra bắc, quân Trịnh cũng phải đối phó với những đợt tiến công vào Thanh Hóa - Nghệ An của Mạc Kính Điển. Hai bên khi được khi thua. Cuộc chiến giằng co nổi lên tên tuổi các tướng [[Hoàng Đình Ái]], Nguyễn Hữu Liêu bên Lê-Trịnh, [[Nguyễn Quyện]] bên Mạc.
 
Sau khi trấn thủ [[Thuận Hóa|Thuận Hoá]] (năm 1558), năm 1570, Nguyễn Hoàng lại xin trấn thủ [[Quảng Nam]]. Chúa Trịnh mải lo chiến trường phía bắc nên chấp thuận. Năm 1572, Hoàng dùng kế giết được tướng Mạc là Mạc Lập Bạo vào đánh. Nhà Mạc mất hẳn phía nam và chỉ còn kiểm soát Bắc Bộ.
 
Sau khi Mạc Kính Điển chết (1580), nhà Mạc bắt đầu suy yếu. Vua Mạc là Mậu Hợp ít lo chính sự, phụ chính Mạc Đôn Nhượng không đủ năng lực. Quân Lê-Trịnh bắt đầu chiếm ưu thế. Năm 1591, [[Trịnh Tùng]] đem quân bắc tiến áp sát thành Thăng Long. Đầu năm 1592, [[Mạc Mậu Hợp]] chạy sang Gia Lâm, thống suất thủy quân để làm thanh thế trên [[sông Hồng|sông Nhị Hà]] cho các tướng giữ kinh thành [[Thăng Long]]. Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công. Các tướng Mạc Ngọc Liễn, [[Bùi Văn Khuê]], Trần Bách Niên tan vỡ bỏ chạy. Phục binh của Nguyễn Quyện ở cầu Dền không kịp nổi dậy đã bị giết. Nguyễn Quyện bị bắt rồi bị giết, hai con tử trận. Quân Mạc chết rất nhiều.
 
Trịnh Tùng rút quân chủ lực về. Mạc Mậu Hợp thu tàn quân án ngữ sông Nhị Hà, lại ham sắc đẹp của vợ tướng [[Bùi Văn Khuê]] là [[Nguyễn Thị Niên]] nên muốn giết Khuê. Tháng 8 năm 1592, [[Bùi Văn Khuê]] biết chuyện bèn đem quân hàng Lê, hợp binh với Trịnh Tùng đại phá quân Mạc.
Dòng 85:
Khi nhà Minh sụp đổ (1644), các vua [[Nhà Nam Minh|Nam Minh]] - tàn dư nhà Minh - vẫn ủng hộ họ Mạc. Họ Mạc nối nhau cát cứ ở đây trong nhiều năm. Mãi đến khi nhà Minh mất hẳn (1662) về tay [[nhà Thanh]], họ Trịnh mới ra tay dẹp họ Mạc. Tới năm 1677, chúa [[Trịnh Tạc]] sai tướng [[Đinh Văn Tả]] đi đánh, việc trấn giữ Cao Bằng của họ Mạc mới chấm dứt. Tàn dư họ Mạc phải chạy sang Trung Quốc.
 
==Trịnh - Nguyễn phân tranh==
{{chính|Trịnh-Nguyễn phân tranh}}
Sau khi [[Nguyễn Hoàng]] xuống phía Nam đã xây dựng căn cứ và phát triển thành một thế lực độc lập, hình thành chính quyền của họ Nguyễn. Tuy các [[chúa Nguyễn]] vẫn hợp tác với chúa Trịnh để chống nhà Mạc và vẫn đứng danh nghĩa là thần tử nhà Lê, nhưng thực tế các chúa Nguyễn vẫn cai trị các tỉnh biên giới phía Nam Đại Việt với một chính quyền độc lập. Hơn thế nữa, họ đã có công mở rộng lãnh thổ Đại Việt lên gấp đôi về phía Nam. Sau khi đánh bại nhà Mạc, sự độc lập của các chúa Nguyễn ngày càng trở nên khó chịu đối với các chúa Trịnh.
Dòng 96:
 
==Dẹp yên khởi nghĩa nông dân==
Các chúa Trịnh từ [[Trịnh Kiểm]], [[Trịnh Tùng]], [[Trịnh Tráng]], [[Trịnh Tạc]], [[Trịnh Căn]], [[Trịnh Cương]] đều là những chúa giỏi cai trị. Sau khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn và Trịnh-Mạc – ạc chấm dứt, Bắc Hà yên ổn thịnh trị.
 
Các chúa Trịnh cai trị khá tốt, luôn giữ danh nghĩa cho vua [[nhà Lê sơ|nhà Lê]]. Tuy nhiên họ là người lựa chọn ra vua, họ thay thế vua và họ cũng có quyền cha truyền con nối để chỉ định nhiều quan chức hàng đầu trong triều đình. Không giống như các [[chúa Nguyễn]], những người thường gây chiến với [[Chân Lạp]] và [[Xiêm|Xiêm La]], các chúa Trịnh giữ quan hệ hòa bình hữu hảo với các nước láng giềng.
Dòng 111:
Hòa bình lâu dài với Đàng Trong kết thúc khi cuộc [[nhà Tây Sơn|nổi dậy Tây Sơn]] ở phía nam chống lại chúa Nguyễn bùng nổ năm 1771. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được chúa [[Trịnh Sâm]] coi là một cơ hội để kết liễu chúa Nguyễn ở miền nam Việt Nam. Năm [[1774]], Trịnh Sâm cử lão tướng quận Việp Hoàng Ngũ Phúc mang quân tấn công và chiếm [[Cố đô Huế|Phú Xuân]]. Quân Trịnh tiếp tục tiến về phía nam trong khi quân Tây Sơn chiếm các thành khác ở trong nam. Các chúa Nguyễn giữ [[Gia Định]] tới tận khi nó bị chiếm vào năm [[1777]] và dòng họ nhà Nguyễn gần như bị tiêu diệt.
 
Lần đầu tiên bờ cõi của Lê-Trịnh được mở rộng đến Quảng Nam.
 
==="Truyền tộ bát đại, tiêu tường khởi vạ"===
Dòng 131:
Các chúa Trịnh cầm quyền từ năm 1545 đến năm 1786, tổng cộng 241 năm, được 11 đời chúa. Nếu kể cả Trịnh Kiểm và Trịnh Cối là có 13 chúa. Xét ra đời Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng có thời gian cai trị ngắn và rối ren nên thường chỉ tính 8 đời cầm quyền vững vàng, thịnh trị từ Trịnh Tùng đến Trịnh Sâm, đúng như lời "sấm ngữ". Có lẽ câu chuyện về mẹ Trịnh Kiểm do đời sau đặt ra.
 
Thời gian nắm quyền của các chúa Trịnh là dài so với các Triều đại nhà [[Trần]], [[Mạc]], [[Nhà Tiền Lê|Tiền Lê]], [[Hồ]] cũng như nhà [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] và nhà [[Nguyễn]] sau này, ổn định đất nước trong thời [[Nam-Bắc triều (Việt Nam)|Nam Bắc–Bắc triều]] phân tranh.
 
Các chúa Trịnh đã tránh một số vấn đề quản lý triều đình bằng cách lựa chọn người giỏi nhất từ thế hệ trẻ họ Trịnh để cai trị đất nước. Thứ bậc anh em không được họ Trịnh coi trọng nhiều và đã có lời nói rằng đứa con thứ hai sẽ trở thành người lãnh đạo tốt hơn. Giống như các [[chúa Nguyễn]] và [[nhà Nguyễn]] sau này, các chúa Trịnh cũng gặp phải vấn đề với các cuộc nổi dậy của nông dân và việc không có ruộng đất đã trở thành một nguồn gốc gây nên các vấn đề cho triều đình.