Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giải Nobel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: Quỹ Nobel → Quỹ Nobel (11) using AWB
Dòng 20:
[[Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển]] trao [[giải Nobel Vật lý]], [[Giải Nobel hóa học|giải Nobel Hóa học]] và [[giải Nobel Kinh tế]]; Hội Nobel ở [[Học viện Karolinska|Karolinska Institutet]] trao [[Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa|giải Nobel Sinh học và Y học]]; [[Viện Hàn lâm Thụy Điển]] trao [[giải Nobel Văn học]]; và [[Giải Nobel Hòa bình|giải thưởng Nobel Hòa bình]] được [[Ủy ban Nobel Na Uy]] (gồm 5 thành viên do Quốc hội Na Uy bầu ra <ref name=rfi1>[http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151005-nhung-dieu-it-duoc-noi-den-xung-quanh-giai-nobel Giải Nobel: Những điều ít được nói đến], RFI, 8.10.2015</ref>) trao tặng thay vì một tổ chức của [[Thụy Điển]].
 
Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Số tiền của giải thưởng mỗi năm một khác. Mỗi người đoạt giải nhận được một huy chương vàng, một chứng chỉ và một khoản tiền được [[Quỹ Nobel]] quyết định. Vào thời điểm năm 2012, giải trị giá 8.000.000 SEK (1,2 triệu USD, hoặc 930.000 €). Giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải chỉ trao cho những người còn sống, không truy tặng. Tuy nhiên, nếu người đoạt giải mất sau khi công bố giải và trước khi nhận giải, giải vẫn sẽ được trao. Tuy tỷ lệ số người nhận trên mỗi giải có thay đổi, Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm.<ref>{{chú thích web|url=http://www.idsia.ch/~juergen/nobelshare.html|title=Evolution of National Nobel Prize Shares in the 20th century|last=Schmidhuber|first=Jürgen}}</ref>
 
== Lịch sử==
[[Tập tin:AlfredNobel adjusted.jpg|thumb|upright| [[Alfred Nobel]] – người đã để lại di chúc thành lập [[Quỹ Nobel]] và giải thưởng mang tên ông.|thế=]]
[[Alfred Nobel]] sinh ngày [[21 tháng 10]] năm [[1833]] ở [[Stockholm]], [[Thụy Điển]], trong một gia đình toàn [[kỹ sư]].<ref name="Levinovitz5">[[#Levinovitz69|Levinovitz]], p. 5</ref> Ông là một [[nhà hóa học]], [[kỹ sư]], và nhà phát minh. Năm [[1894]], Nobel mua sắt thép và nhà máy Bofors, tại đó ông đã trở thành một nhà sản xuất vũ khí lớn. Nobel cũng phát minh ra [[ballistite]]. Sáng chế này là tiền thân của nhiều vật liệu nổ không khói dùng trong quân đội, đặc biệt là bột chất nổ không khói của người Anh. Do tuyên bố bằng sáng chế của mình, Nobel cuối cùng đã tham gia vào một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế về chất nổ không khói. Ông tích lũy được một [[tài sản]] khổng lồ trong suốt cuộc đời của mình, hầu hết số tiền bắt nguồn từ 355 phát minh của ông, trong đó có phát minh [[thuốc nổ]] (dynamite) là nổi tiếng nhất.<ref name="Levinovitz11">[[#Levinovitz69|Levinovitz]], p. 11</ref>
 
Dòng 37:
:''Giải thưởng cho vật lý và hóa học sẽ do viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng; cho sinh lý học hay y học do viện Caroline ở [[Stockholm]]; cho văn chương do viện Hàn lâm Stockholm; và cho người đóng góp vì hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc hội [[Na Uy]] bầu. Trong di chúc của tôi có nói rõ ràng rằng giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không.''
 
Do sự nghi ngờ về tính chân thực của bản di chúc này, đến ngày 26 tháng 4 năm 1897 bản di chúc mới được Tòa án Na Uy chấp nhận.<ref name="Levinovitz13-25">[[#Levinovitz69|Levinovitz]], các trang 13–25</ref> Chấp hành di chúc của Nobel, [[Ragnar Sohlman]] và [[Rudolf Lilljequist]] đã lập ra [[Quỹ Nobel]] (Nobel Foundation) để quản lý tài sản của Nobel và tổ chức các giải thưởng của quỹ.<ref name="Abrams7-8">[[#Abrams|Abrams]], các trang 7–8</ref>
 
Hướng dẫn của Nobel tạo ra một [[Ủy ban Nobel Na Uy]] trao [[giải Nobel Hòa bình]], các thành viên của Ủy ban này đã được bổ nhiệm ngay sau khi di chúc đã được phê duyệt trong tháng 4 năm 1897. Không lâu sau đó, các tổ chức trao giải thưởng khác đã được chỉ định hoặc thành lập, bao gồm: Karolinska Institutet vào ngày 7 tháng 6, Học viện Thụy Điển vào ngày 9 tháng 6, và Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vào ngày 11 tháng 6.<ref name="Crawford1">[[#Crawford69|Crawford]], p. 1</ref> [[Quỹ Nobel]] đã đạt được một thỏa thuận về tiêu chí trao các giải thưởng, và đến năm 1900, các tiêu chí trao giải của [[Quỹ Nobel]] đã được vua Oscar II ban hành chính thức.<ref name="thelocal1"/> Năm [[1905]], các liên minh cá nhân giữa Thụy Điển và Na Uy đã bị giải tán. Sau đó, Ủy ban Nobel của [[Na Uy]] chịu trách nhiệm cho việc trao giải Nobel Hòa bình và các tổ chức Thụy Điển chịu trách nhiệm trao các giải còn lại.<ref name="Levinovitz13-25"/>
===Quỹ Nobel===
{{chính|Quỹ Nobel}}
[[Tập tin:Alfred Nobels will-November 25th, 1895.jpg|thumb|left|alt=A paper with stylish handwriting on it with the title "Testament"|Di chúc của Alfred Nobel yêu cầu sử dụng 94% tài sản của ông để trao các giải Nobel.]]
Quỹ Nobel được thành lập như một tổ chức tư nhân vào ngày 29 tháng 6 năm 1900. Chức năng của nó là quản lý tài chính và quản trị các giải thưởng Nobel.<ref name="Levinovitz14">[[#Levinovitz69|Levinovitz]], p. 14</ref> Tuân thủ theo di chúc của Nobel, nhiệm vụ chính của Quỹ là quản lý các tài sản Nobel để lại. Robert và Ludwig Nobel đã tham gia vào việc kinh doanh dầu ở [[Azerbaijan]] và theo nhà sử học Thụy Điển E. Bargengren, người truy cập các tài liệu lưu trữ của gia đình Nobel, "việc quyết định cho phép rút tiền của Alfred từ Baku đã trở thành yếu tố quyết định cho phép [[Quỹ Nobel]] được thành lập".<ref>{{chú thích web|url=http://azer.com/aiweb/categories/magazine/42_folder/42_articles/42_readersforum.html|title=Nobel Prize Funded from Baku|publisher=''[[Azerbaijan International]]''|accessdate=ngày 25 tháng 12 năm 2010}}</ref> Một nhiệm vụ quan trọng của [[Quỹ Nobel]] là quảng cáo các giải thưởng này trên bình diện quốc tế và giám sát các thủ tục liên quan đến giải thưởng. Quỹ không được tham gia vào quá trình lựa chọn người đoạt giải Nobel.<ref name="Levinovitz15">[[#Levinovitz69|Levinovitz]], p. 15</ref><ref name="Feldman16">[[#Feldman|Feldman]], p. 16</ref> [[Quỹ Nobel]] tương tự như một công ty đầu tư với việc đầu tư tiền Nobel để lại để tạo ra một nguồn tài chính vững chắc cho các giải thưởng và các hoạt động hành chính. [[Quỹ Nobel]] được miễn các loại thuế ở [[Thụy Điển]] (từ năm 1946) và các loại thuế đầu tư tại [[Hoa Kỳ]] (từ năm 1953).<ref name="Levinovitz17-18">[[#Levinovitz69|Levinovitz]], các trang 17–18</ref> Từ những năm 1980, đầu tư của Quỹ đã có lợi nhuận nhiều hơn và tính đến 31 tháng 12 năm 2007, [[Quỹ Nobel]] kiểm soát các tài sản có giá trị lên tới 3.628 tỷ kronor Thụy Điển (khoảng 560 triệu USD).<ref name="Levinovitz15-17">[[#Levinovitz69|Levinovitz]], các trang 15–17</ref>
 
Theo luật, Quỹ bao gồm một [[hội đồng quản trị]] của năm công dân Thụy Điển hay Na Uy, với trụ sở tại [[Stockholm]]. Chủ tịch Hội đồng quản trị được Vua Thụy Điển bổ nhiệm, với bốn thành viên khác do ủy thác của các tổ chức trao giải thưởng bổ nhiệm. Một giám đốc điều hành được lựa chọn trong số các thành viên hội đồng quản trị, Phó giám đốc được Vua Thụy Điển bổ nhiệm, và hai phó chủ tịch được bổ nhiệm do người được ủy thác. Tuy nhiên, kể từ năm [[1995]], tất cả các thành viên của hội đồng quản trị được lựa chọn bởi các ủy viên quản trị; Giám đốc điều hành và các Phó Giám đốc chỉ định bởi chính hội đồng quản trị. Cũng như hội đồng quản trị, [[Quỹ Nobel]] được tạo thành từ các tổ chức trao giải ([[Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển]], Đại hội đồng Nobel tại Viện Karolinska, Viện Hàn lâm Thụy Điển, và các Ủy ban Nobel Na Uy), người được ủy thác của các tổ chức trên, và các kiểm toán viên.<ref name="Levinovitz15-17"/>
 
==Huy chương Nobel==
Dòng 152:
{{Hungarian Nobel Laureates}}
{{Thanh chủ đề|Châu Âu|Giải thưởng|Toán học|Cơ Đốc giáo}}
 
[[Thể loại:Giải Nobel| ]]
[[Thể loại:Giải thưởng khoa học kỹ thuật]]