Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 309:
Theo [[Hiệp ước Pháp-Hoa]], ký ngày [[28 tháng 2]] năm [[1946]], quân [[Pháp]] thay thế quân của [[Tưởng Giới Thạch]]. Một tuần sau, ngày [[6 tháng 3]] năm [[1946]], Hồ Chí Minh cùng [[Vũ Hồng Khanh]] ký với [[Jean Sainteny]] – Ủy viên Pháp ở miền bắc [[Ðông Dương]] - bản [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định Sơ bộ]] với Pháp, với 3 nội dung chủ chốt:
* [[Pháp]] công nhận [[Việt Nam]] "là một nước tự do, là một phần tử trong [[Liên bang Đông Dương]] thuộc [[Liên hiệp Pháp]]". Trước đó, đàm phán căng thẳng khi ông muốn [[Việt Nam]] được công nhận là quốc gia độc lập và phản đối kịch liệt khi Pháp muốn dùng chữ "Quốc gia Tự trị" để mô tả Tổ quốc của ông.
* Pháp được đưa 1,5 vạn15.000 quân ra Bắc thế cho quân Tưởng, nhưng phải rút trong 5 năm, mỗi năm rút 1/5 quân số.
* Ngừng xung đột, giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ.
Ngày [[31 tháng 5]] năm [[1946]], Hồ Chí Minh lên đường sang [[Pháp]] theo lời mời của chính phủ nước này; cùng ngày, phái đoàn Chính phủ do [[Phạm Văn Đồng]] dẫn đầu cũng khởi hành sang Pháp tham dự [[Hội nghị Fontainebleau 1946]]. Trước khi đi, ông bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho [[Huỳnh Thúc Kháng]]<ref>Tuy chính quyền của Hồ Chí Minh có sự tham gia của nhiều nhân sĩ Nho học, [[Huỳnh Thúc Kháng]] là người duy nhất trong số đó đã từng đỗ đại khoa ([[tiến sĩ]] năm [[1904]]).</ref> với lời dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".<ref>Trong ''Đêm giữa ban ngày'', tác giả [[Vũ Thư Hiên]] dẫn lại lời bố của mình rằng khi sắp về [[Hà Nội]] (tháng 9 năm [[1945]]), Hồ Chí Minh không biết được hết tình hình chính trị mới diễn ra và có hỏi ông [[Vũ Đình Huỳnh]] (bố của Vũ Thư Hiên) rằng: "nghe nói cụ Huỳnh ([[Huỳnh Thúc Kháng]]) đầu Tây rồi phải không?".</ref> Tại [[Việt Nam]], ông dự đoán thời gian ở [[Pháp]] là "...có khi một tháng, có khi hơn" <ref>''Bác Hồ - hồi ký'', Nhà Xuất bản Văn học, trang 112, phần kể của [[Nguyễn Lương Bằng]].</ref> nhưng cuối cùng ông đã ở Pháp gần 4 tháng (Hội nghị [[Fontainebleau]] diễn ra từ [[6 tháng 7]] tới [[10 tháng 9]] năm [[1946]]) mà không thể cứu vãn được nền hòa bình.