Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Macedonia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: sát nhập → sáp nhập (2) using AWB
Dòng 75:
'''Bắc Macedonia''' (phiên âm: '''Bắc Mác-xê-đô-nia''' hay '''Bắc Mác-kê-đô-nia'''; {{lang-mk|Северна Македонија}}, chuyển tự: ''Severna'' ''Makedonija'', {{IPA-mk|sɛvɛrna makɛˈdɔnija|IPA}}), tên chính thức là '''Cộng hòa Bắc Macedonia''' ({{lang-mk|Република Северна Македонија}}, chuyển tự: ''Republika Severna Makedonija'') là một quốc gia thuộc khu vực đông nam [[châu Âu]]. Nước Cộng hòa Bắc Macedonia giáp với [[Serbia]] và vùng lãnh thổ [[Kosovo]] về phía bắc, giáp với [[Albania]] về phía tây, giáp với [[Hy Lạp]] về phía nam và giáp với [[Bulgaria]] về phía đông. Dân số của nước này khoảng 2 triệu người.
 
Nước Cộng hòa này có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của nước này do [[Macedonia (Hy Lạp)|Macedonia]] lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử/văn hóa gắn liền Hy Lạp. Vì vậy vào năm 1991, quốc gia này tách ra khỏi [[Nam Tư|Liên bang Nam Tư]] và đã gia nhập [[Liên Hiệp Quốc]] với tên gọi '''Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia'''<ref>[http://www.un.org/documents/ga/res/47/a47r225.htm]</ref>, tuy nhiên tên gọi là '''Cộng hòa Macedonia''' cũng được sử dụng rộng rãi để chỉ nước này. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, hai chính phủ Macedonia và Hy Lạp đã đạt được một [[Thỏa thuận Prespa |thỏa thuận sơ bộ]] chấm dứt [[Tranh chấp đặt tên Macedonia|tranh chấp kéo dài 27 năm]], trong đó có việc tên nước Macedonia được đổi thành Cộng hòa Bắc Macedonia (Република Северна Македонија).<ref>{{cite news |title=Macedonia and Greece: Deal after 27-year row over a name |url=https://www.bbc.co.uk/news/world-europe-44401643 |accessdate=12 June 2018 |publisher=BBC News}}</ref> Ngày 12 tháng 2 năm 2019, hai quốc gia tuyên bố rằng thỏa thuận đổi tên chính thức của Cộng hòa Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực.
 
Bắc Macedonia là thành viên của [[Liên Hiệp Quốc]], [[Tổ chức Thương mại Thế giới]]. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo sẽ gia nhập [[Liên minh châu Âu]] và [[NATO]].
Dòng 83:
Tên của quốc gia này bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp Μακεδονία (''Makedonía''),<ref>[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.04.0057%3Aentry%3D%2364599 Μακεδονία], Henry George Liddell, Robert Scott, ''A Greek-English Lexicon'', on Perseus</ref><ref name="Macedonia">[http://www.etymonline.com/index.php?term=Macedonia Macedonia], Online Etymology Dictionary</ref> tên gọi về một quốc gia của [[người Macedonia cổ đại]]. Tên người Macedonia, Μακεδόνες (''Makedónes''), bắt nguồn từ một chữ của [[tiếng Hy Lạp cổ đại]] là [[Makednos|μακεδνός]] (''makednós''), có nghĩa là "cao, thon nhọn",<ref>[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.04.0057%3Aentry%3D%2364596 μακεδνός], Henry George Liddell, Robert Scott, ''A Greek-English Lexicon'', on Perseus</ref> cũng cùng chung nguồn gốc với danh từ μάκρος (''mákros''), nghĩa là "chiều dài" trong cả tiếng Hy Lạp cổ đại và hiện đại.<ref>[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.04.0057%3Aentry%3D%2364705 μάκρος], Henry George Liddell, Robert Scott, ''A Greek-English Lexicon'', on Perseus</ref> Tên này được cho là có nghĩa nguyên là "người vùng cao nguyên" hay "người cao",<ref name="Macedonia"/><ref>[[Eugene N. Borza]], ''Makedonika'', Regina Books, ISBN 0-941690-65-2, p.114: The "highlanders" or "Makedones" of the mountainous regions of western Macedonia are derived from northwest Greek stock; they were akin both to those who at an earlier time may have migrated south to become the historical "Dorians".</ref><ref>Nigel Guy Wilson, ''Encyclopedia of Ancient Greece'', Routledge, 2009, p.439: The latest archaeological findings have confirmed that Macedonia took its name from a tribe of tall, Greek-speaking people, the Makednoi.</ref> có thể ám chỉ đến tầm vóc cao lớn của người Macedonia cổ đại hoặc nói đến địa hình vùng núi cao nơi họ sinh sống.
 
Ngày 17/06/2018, Người đứng đầu Chính phủ Cộng hoà Macedonia là Thủ tướng [[Zoran Zaev]] gặp người đồng cấp Hy Lạp là Thủ tướng [[Alexis Tsipras]] tại [[hồ Prespa]], ngay khu biên giới giữa ba nước [[Hy Lạp]], Macedonia và [[Albania]], để cùng ký một [[Thỏa thuận Prespa |thoả thuận]] nêu rõ việc Cộng hoà Macedonia sẽ đổi tên thành '''Cộng hoà Bắc Macedonia''', tránh trùng tên gọi với một tỉnh ở phía Bắc của Hy Lạp.
Để thoả thuận đi vào thực tế, nó sẽ phải được thông qua tại Quốc hội hai quốc gia và được người dân chấp nhận trong một cuộc trưng cầu dân ý tại Macedonia.
Dòng 94:
=== Thời kỳ cổ đại ===
[[Tập tin:AlexanderStatuePrilep.jpg|200px|nhỏ|Tượng Alexandros Đại đế tại Prilep, Macedonia]]
Vương quốc cổ đầu tiên được thành lập tại vùng đất nay là Cộng hòa Bắc Macedonia là vương quốc [[Paionia]] của người Thrace-Ilyria, họ đã kiểm soát một phần lớn khu vực sông Axius và các khu vực chung quanh lúc bấy giờ. Vào năm 336 trước công nguyên, Vương quốc Macedonia đã xâm chiếm Paionia dưới thời vua [[Philippos II của Macedonia|Philipos II của Macedonia]]. Ông đã xây dựng nên thành phố cổ Heraclea Lycentis và tàn tích ngày nay vẫn còn được lưu lại trên lãnh thổ Cộng hòa Bắc Macedonia. Quyền lực của vương triều Paionia bị giảm xuống còn như một nước bán tự trị phụ thuộc vào Vương quốc Macedonia. Con trai của vua Philip II là [[Alexandros Đại đế]] (356–323 TCN) đã tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền hạn của Macedonia tại Paionia, tuy nhiên vương gia Paionia tại đây vẫn nhận được sự kính trọng từ phía triều đình Alexandros Đại đế. Năm 280 trước công nguyên, [[người Celt]] đã đến tàn phá những vùng đất của người Paionia, song sau đó họ lại bị người Dardani đàn áp. Trải qua một vài biến cố lịch sử, người Paionia vẫn tiếp tục duy trì một quốc gia tự trị cho đến khi bị sátsáp nhập vào [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]] hùng mạnh. Và đến năm 400 sau công nguyên, người Paionia đã hoàn toàn bị đồng hóa và cái tên Paionia chỉ còn lại là một địa danh trên bản đồ mà thôi.
 
=== Thời kỳ Trung cổ ===
[[Tập tin:Ohrid in Macedonia3.jpg|220px|nhỏ|Pháo đài Ohrid tại Macedonia, được xây dựng dưới thời vua Samuil của Bulgaria]]
Vào cuối [[thế kỷ VI]], [[Đế quốc Đông La Mã]] (''Byzantine'') dần trở nên hùng mạnh và bắt đầu kiểm soát những lãnh thổ tan rã của [[Đế quốc La Mã]]. Trong khi đó, tại lãnh thổ Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay, [[người Slav]] đã tràn vào từ phía bắc. Các dân tộc khác tại vùng này như [[người Hy Lạp]], [[người Latinh]], người Illyria và người Thracia đã bị đẩy đi nơi khác hoặc bị người Slav đồng hóa. Người Slav sau đó bắt đầu nhiều cuộc chiến tranh lớn chống lại Đế quốc Đông La Mã. Họ đã xâm chiếm được hầu hết lãnh thổ [[Hy Lạp]], một bộ phận quan trọng của Đế quốc Đông La Mã ngoại trừ một số thành phố lớn quan trọng như [[Athena]] hay [[Thessaloniki]]. Để đối phó với người Slav, Đế quốc Đông La Mã đã nhiều lần sử dụng những đội quân viễn chinh lớn. Dưới thời hoàng đế [[Justinianus II]] của Đông La Mã, những đội quân viễn chinh này đã trục xuất tới 200.000 người từ vùng Macedonia đến trung tâm [[Tiểu Á]] (nay thuộc [[Thổ Nhĩ Kỳ]]) để triều cống và phục vụ trong quân đội của đế chế. Trong khi rất nhiều người Slav tại Macedonia đã phải thừa nhận sự thống trị của đế quốc thì một bộ phận lớn khác vẫn cố gắng duy trì bản sắc dân tộc, đồng thời họ vẫn chiếm đa số trong các nhóm sắc tộc tại địa phương. Cùng với sự phát triển của [[Đế quốc Bulgaria thứ nhất]], người Slav tại Macedonia đã sátsáp nhập vào nền văn hóa Slav của người [[Bulgaria]] này.
 
Người Slav tại Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay đã chấp nhận [[Kitô giáo|Đạo Cơ đốc]] là tôn giáo chính thức của họ vào [[thế kỷ IX]] dưới thời hoàng đế [[Boris I của Bulgaria]]. Những linh mục người Byzantine Hy Lạp là thánh [[Kyrillô và Mêthôđiô|Cyril]] và thánh [[Kyrillô và Mêthôđiô|Methodius]] đã sáng lập ra bảng chữ cái Glagolit và đã có ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành nền văn học của người Slav tại khu vực lúc bấy giờ. Những công trình của họ đã được chấp nhận tại Bulgaria trung cổ và thánh [[Clement của Ohrid]] đã dựa vào đó mà sáng tạo nên [[bảng chữ cái Kirin]] cho các dân tộc Slav. Thánh [[Naum của Ohrid]] đã thành lập nên Trường Văn học Ohrid, một trong những trung tâm văn hóa lớn của Đế chế Bulgaria lúc bấy giờ.