Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phương diện quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Phương diện quân Trung Quốc: replaced: sát nhập → sáp nhập using AWB
Dòng 63:
Về phía [[Quốc dân Cách mệnh Quân]], ngày [[5 tháng 4]] năm 1927, chính phủ Vũ Hán cũng biên chế thống nhất bộ đội trên toàn quốc thành 2 [[Cụm tập đoàn quân|tập đoàn quân]], gồm Tập đoàn quân số 1 do [[Tưởng Giới Thạch]] làm Tổng tư lệnh, với thành phần nòng cốt là lực lượng Cách mệnh quân chính quy, gồm các Phương diện quân số 1 (tổng chỉ huy [[Hà Ứng Khâm]]), 2 (tổng chỉ huy [[Trình Tiềm]]), 3 (tổng chỉ huy [[Lý Tông Nhân]]), 4 (tổng chỉ huy [[Đường Sinh Trí]]); và Tập đoàn quân số 2 do Tổng tư lệnh [[Phùng Ngọc Tường]], với thành phần nòng cốt là lực lượng Quốc dân quân dưới quyền Phùng Ngọc Tường mới quy thuận, gồm các Phương diện quân số 1 (tổng chỉ huy [[Tôn Lương Thành]]), 2 (tổng chỉ huy [[Tôn Liên Trọng]]), 3 (tổng chỉ huy [[Hàn Phúc Củ]]), 4 (tổng chỉ huy [[Tống Triết Nguyên]]), 5 (tổng chỉ huy [[Nhạc Duy Tuấn]]), 6, (tổng chỉ huy [[Thạch Kính Đình]]), 7 (tổng chỉ huy [[Lưu Úc Phân]]), 8 (tổng chỉ huy [[Lưu Trấn Hoa]]), 9 (tổng chỉ huy [[Lộc Chung Lân]])
 
Mặc dù trong Cách mệnh quân có nhiều đơn vị của các quân phiệt (hoặc bị đánh bại, hoặc quy thuận) được sátsáp nhập vào, tuy nhiên, so với An quốc quân thì Cách mệnh quân được biên chế khá đồng đều và chỉ huy tương đối thống nhất. Thời kỳ này, biên chế Tập đoàn quân và Phương diện quân Cách mệnh quân tương đương biên chế [[Cụm tập đoàn quân]] (''Heeresgruppe'') và [[Tập đoàn quân]] (''Armee'') của Đức trong [[Thế chiến thứ nhất]].
 
Khi lực lượng Cách mệnh quân thắng thế trên chiến trường, nhiều quân phiệt trở cờ và quy thuận chính phủ Quốc dân. Các đơn vị này được Tổng tư lệnh Bắc phạt Tưởng Giới Thạch biên chế thành Tập đoàn quân số 3. Sau khi xảy ra sự kiện [[Ninh Hán phân liệt]], chính phủ Vũ Hán do [[Uông Tinh Vệ]] lãnh đạo đã thành lập thêm Tập đoàn quân số 4 do [[Đường Sinh Trí]] làm Tổng tư lệnh, gồm các Phương diện quân số 1 (tổng chỉ huy [[Đường Sinh Trí]]) và 2 (tổng chỉ huy [[Trương Phát Khuê]]), với thành phần nòng cốt là lực lượng quân phiệt Tân Quế hệ. Tuy nhiên không lâu sau mâu thuẫn Tưởng - Uông tạm thời dàn xếp, và cuộc chiến Bắc phạt tiếp tục đến khi diễn ra sự kiện [[Đông Bắc trở cờ]].