Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Catalina của Aragón”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 100:
 
== The King's Great Matter ==
Vào khoảng năm [[1525]], Henry VIII bắt đầu để ý đến [[Anne Boleyn]], em gái của một trong những [[Thị tùng]] của Catherine, đồng thời cũng là tình nhân của nhà vua, [[Mary Boleyn]]. Cả hai chị em nhà Boleyn đều là con gái [[Thomas Boleyn, Bá tước xứ Wiltshire và Ormond thứ nhất|Sir Thomas Boleyn]], một nhà ngoại giao có tiếng đương thời. Trong khi Mary phóng đãng, khi trước còn là tình nhân của [[Francis I của Pháp]], thì Anne lại là một người khôn ngoan trong nghệ thuật giao tiếp, xinh đẹp và thông minh, do đó khiến Vua Henry không thể cưỡng lại{{sfn|Scarisbrick|1997|p=154}}.
 
Người ta tin rằng Anne Boleyn đã kháng cự mời gọi của nhà vua vì không muốn trở thành tình nhân như chị mình, bà thường đến Lâu đài Hever để tránh sự dòm ngó của nhà vua. Tuy nhiên chỉ trong vòng 1 năm sau, nhà vua ngỏ lời cầu hôn và Anne chấp nhận, cả hai đều tự tin rằng việc nhà vua ly hôn với Vương hậu Catherine chỉ là vấn đề nhỏ. Sau 7 lần sinh nở với 6 lần chết non và sẩy thai, đến lúc này Vua Henry tin rằng cuộc hôn nhân giữa mình và Catherine là tội lỗi, vì theo [[Kinh thánh]] thì việc này là trái đạo và phẩm đức của người phụ nữ. Và dù Catherine quả quyết mình vẫn còn là trinh nữ khi Arthur qua đời, thì Vua Henry vẫn dựa vào Kinh thánh để chỉ ra rằng chỉ việc kết hôn thôi đã là tội lỗi trong mắt Chúa trời, và đổ lỗi cho [[Giáo hoàng Julius II]] khi xưa đã ''"tiếp tay"'' cho việc này{{sfn|Lehman|2011|p=290}}. Những điều này khiến ông muốn tiến hành [[ly hôn]], và muốn trực tiếp tuyên bố '''Annulment''' việc hôn nhân giữa mình và Catherine. Lịch sử gọi đấy là ['''King's Great Matter'''; hay ''"Đại sự của nhà vua"''].
 
[[File:Trial_of_Catherine_of_Aragon.jpg|thumb|phải|280px|''"Trial of Catherine of Aragon"'', minh họa Cuộc xét xử dành cho Catherine khi Henry VIII muốn hủy hôn để cưới Anne Boleyn.]]
 
Ly hôn, trong ngôn ngữ Việt Nam hiện tại chỉ đến người [[chồng]] và người [[vợ]] đã hết hiệu lực về [[hôn nhân]] trên pháp lý và tiến hành chia tài sản. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ Anh, tuy cùng được dịch thành ly hôn hay hủy hôn, nhưng [''"Annulment"''] rất khác so với [''"Divorce"'']. Theo ''"Annulment"'', thì hôn nhân giữa hai người đã bị xem là '''không tồn tại''', những người con của hai người sẽ bị xem là con ngoại hôn, còn ''"Divorce"'' lại xem cả hai đã từng kết hôn và chỉ thực hiện việc phân ly tài sản cùng nghĩa vụ chăm sóc con cái, những người con từ ''"Divorce"'' vẫn được xem là con hợp pháp của một hay cả hai người. Và trong trường hợp của Vua Henry, nhà vua muốn ''"Annulment"'' cuộc hôn nhân với Catherine, khiến cho con của hai người, [[Mary I của Anh|Mary]], sẽ thành con ngoại hôn (nói thô tục là con hoang) nếu thực sự được chấp nhận.
 
Việc muốn hủy hôn của Henry VIII với Catherine trở thành một chủ đề lớn và trọng đại bậc nhất lịch sử Anh, việc mà có lẽ bản thân nhà vua cũng không ngờ tới{{sfn|Brigden|2000|p=114}}. Điều này càng trở nên gay gắt khi Catherine được nhà vua bí mật gợi ý việc đi tu vào một [[Tu viện]] nào đó, bà đã cảm thấy bị xúc phạm và đáp lại: [''"Chua chưa hề kêu gọi ta trở thành Nữ tu. Ta là người vợ đúng nghĩa và hợp pháp của đức vua!"''; God never called me to a nunnery. I am the King's true and legitimate wife]{{sfn|Farquhar|2001|p=61}}. Không tiếp nhận sự đồng tình từ bà, Henry VIII quyết định tìm kiếm một chút sự hợp pháp qua [[Tòa Thánh]], mà đại diện của ông là Hồng y [[Thomas Wolsey]] sắp đặt. Ban đầu, nhà vua phái [[thư ký]] của mình là [[William Knight (Giám mục)|William Knight]] đến gặp [[Giáo hoàng Clement VII]] để yêu cầu hủy hôn với Catherine, với lý do nền tảng là chất vấn sai lầm của Giáo hoàng Julius II khi xưa. Giáo hoàng Clement VII khi ấy là tù nhân của cháu của Catherine, Hoàng đế Karl V, sau cuộc [[Cướp phá thành Rome năm 1527]], do đó Knight rất khó tiếp cận ông. Do vậy, Henry VIII đành phải đặt chuyện ''"Đại sự"'' này vào tay Wolsey, một vị Hồng y tham vọng, tìm thấy cơ hội ảnh hưởng của mình nếu sự việc thành công, nên chấp nhận tìm mọi cách để nhà vua vui lòng.
 
Hồng y Wolsey đã triệu tập một Hội đồng tôn giáo, với không ít người của mình và 1 đại diện của Giáo hoàng, sau đó yêu cầu Vua Henry và chính Catherine đến nhận sự xét xử. Giáo hoàng vì không muốn bất kỳ quyết định nào làm ảnh hưởng nước Anh, nên đã gọi người đại diện của mình về. Không rõ bao nhiêu phần là vì Hoàng đế Karl V ảnh hưởng lên Giáo hoàng trong quyết định này, nhưng rất hiển nhiên mà Vua Henry tin rằng Giáo hoàng không muốn chấp nhận hủy hôn là vì Catherine là dì của Hoàng đế{{sfn|Morris|1998|p=166}}. Cuộc ''"phán xét"'' này của Wolsey thất bại nặng nề với thái độ quả quyết của Catherine, đồng thời Vua Henry còn bị Giáo hoàng ra luật cấm tái hôn bất kỳ trường hợp nào cho đến khi có quyết định từ Tòa Thánh. Thất bại ê chề, Hồng y Wolsey bị nhà vua bãi miễn toàn bộ chức vị từ năm [[1529]], và khi Wolsey bí mật muốn lấy lòng Giáo hoàng mà lên kế hoạch đày Anne Boleyn rời khỏi nước Anh, Vua Henry bắt giữ và phán vào tội phản quốc{{sfn|Haigh|1993|p=92}}. Một năm sau ([[1530]]), Catherine bắt đầu bị ly khai khỏi triều đình, toàn bộ phòng ốc của bà được để cho Lady Anne Boleyn. Và năm tiếp theo, [[1531]], Catherine đã viết thư cho Hoàng đế Karl V rằng:
<blockquote>''My tribulations are so great, my life so disturbed by the plans daily invented to further the King's wicked intention, the surprises which the King gives me, with certain persons of his council, are so mortal, and my treatment is what God knows, that it is enough to shorten ten lives, much more mine.
 
.
 
Nỗi đau của dì quá lớn lao, cuộc sống của dì trôi qua trong dày vò vì những kế hoạch thúc đẩy ý định xấu xa của nhà Vua. Những điều ngạc nhiên mà nhà Vua dành cho dì, cùng với những kẻ nào đó trong Hội đồng, quả thật là cay độc. Những gì mà nhà Vua đối xử với dì, có Chúa chứng giám được, có thể dễ dàng đoạt đi 10 mạng sống bình thường khác, thế mà chẳng là gì so với dì.<ref>{{Cite book|url={{google books |plainurl=y |id=FiXjKTkR0QYC|page=32}}|title=Jane Seymour: Henry VIII's True Love|last=Norton|first=Elizabeth|publisher=Amberly Publishing|year=2009|isbn=9781848681026|location=Gloucestershire|pages=32}}</ref><ref>{{Cite book|url={{google books |plainurl=y |id=SS8skdljd44C|page=223}}|title=In Triumph's Wake: Royal Mothers, Tragic Daughters, and the Price They Paid for Glory|last=Gelardi|first=Julia P.|publisher=St. Martin's Press|year=2009|isbn=9781466823686|location=New York|pages=|author-link=Julia P. Gelardi}}</ref></blockquote>
 
Khi Đãi Giám mục của of Canterbury là [[William Warham]] qua đời, một Giáo sĩ làm việc cho nhà Boleyn tên [[Thomas Cranmer]] đã được đưa vào thay thế<ref name="cepop">{{Cite CE1913|wstitle=Clement VII}}</ref>.
 
Khi vụ việc của Catherine xảy ra, [[John Fisher]] là một trong những người khuyên can nhà vua, đồng thời là người ủng hộ bà nhiều nhất. Khi ông trở thành người đại diện của Giáo hoàng trong triều vì vụ án của bà, ông đã khiến Hội đồng ngạc nhiên vì lời lẽ cực kỳ thẳng thắng, chỉ trích sự suy đồi của nhà vua, y hệt như Thánh [[Gioan Baotixita]], ông đã rất sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ cuộc hôn nhân này. Vua Henry đã rất tức giận khi viết thư đáp lại cho Fisher, bức sao chép lại phúc đáp của Fisher dành cho lá thư của nhà vua vẫn còn được giữ lại ngày nay, có thể thấy rõ ông chẳng hề sợ hãi bất kì điều gì từ nhà vua. Và tuy thành Rome đã kết thúc sự đại diện của Fisher sau thất bại của Wolsey, nhưng Henry VIII không bao giờ tha cho ông{{sfn|Jestice|2004|p=277}}{{sfn|Rex|2003|p=27}}.
 
Ngoài Jisher, những người ủng hộ Catherine trong việc này còn có nhiều nhân vật có địa vị hoặc vang danh trong lịch sử, là Đại Chưởng ấn [[Thomas More]], em gái ruột của nhà vua là [[Mary Tudor, Vương hậu nước Pháp|Công chúa Mary]], Thị tùng người Tây Ban Nha của Catherine là [[María de Salinas]], Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã, người đứng đầu [[Công giáo]] là [[Giáo hoàng Paul III]], cùng hai nhà hoạt động cải cách [[Tin Lành]] trứ danh, [[Martin Luther]]{{sfn|Brecht|1994|p=44}} và [[William Tyndale]]{{sfn|Rees|2006|p=77}}.
 
== Bị lưu đày và qua đời ==
== Di sản ==