Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 118:
Hai nhà tư tưởng người Nga, [[:en:Lev_Shestov|Lev Shestov]] và [[:en:Nikolai_Berdyaev|Nikolai Berdyaev]], trở nên nổi tiếng là những nhà tư tưởng hiện sinh trong thời kì lưu vong ở Paris sau Cách mạng. Shestov sinh ra trong một gia đình người Ucraina và Do thái ở Kiev, đã tấn công vào chủ nghĩa duy lý và sự hệ thống hóa trong triết học rất sớm từ năm 1905 trong cuốn sách cách ngôn của ông ''Mọi điều điều có thể''(''All Things Are Possible).''
 
Berdyaev, cũng đến từ Kiev nhưng với nền tảng từ nhà thờ Chính thống giáo Đông phương, đã đưa ra một sự phân biệt rõ ràng giữa thế giới tinh thần và thế giới thường ngày của các đối tượng(the everyday world of objects). Theo Berdyaev, sự tự do của con người có nguồn gốc từ địa hạt tinh thần, một địa hạt độc lập khỏi những khái niệm khoa học mang tính nhân quả. Cho đến giới hạn mà tồn tại con người cá nhân (the individual human being) vẫn sống trong thế giới khách quan, anh ta bị tha hóa khỏi tự do tinh thần đích thực. "Con người" không phải được diễn giải một cách duy nhiên mà như một tồn tại(being) được tạo ra trong hình ảnh Chúa trời, người khởi tạo tự do, các hành động sáng tạo.<ref>Ernst Breisach, ''Introduction to Modern Existentialism'', New York (1962), pp. 173–76</ref> Ông xuất bản tác phẩm chính của mình về những chủ đề này, ''Định mệnh của Con người''(''The Destiny of Man)'', năm 1931.
 
=== Nửa sau thế kỷ XX ===