Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xứ tuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 19:
| followed_by =
}}
'''''Xứ tuyết''''' ([[tiếng Nhật]]: 雪国 ''Yukiguni'', ''Tuyết quốc'') là tiểu thuyết đầu tay của văn hào [[Nhật Bản]] [[Kawabata Yasunari]], được khởi bút từ [[1935]] và hoàn thành năm [[1947]]. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản. Cùng với ''[[Ngàn cánh hạc]]'' (千羽鶴 ''Senbazuru'', ''Thiên vũ hạc'') và ''[[Cố đô (tiểu thuyết)|Cố đô]]'' (古都 ''Koto'', ''Cổ đô''), ''Xứ tuyết'' đã mang lại cho tác giả [[giải thưởng Nobel văn học]] vào năm [[1968]], nhân kỷ niệm 100 năm (1868-1968) hiện đại hóa văn học Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị.
 
==Cốt truyện==
Dòng 35:
 
==Nhận định==
Đánh giá về tác phẩm, dịch giả người Pháp [[Armel Guerne]] cho rằng “Đây là một tác phẩm thuần túy Nhật Bản khác với lối tư duy trong ngôn ngữ phương Tây vốn nặng về gò bó duy lý. Nghệ thuật mờ ảo, [[cái Đẹp]] được miêu tả tinh tế lộng lẫy, lối kết cấu gần như vô hình”. Quả thật, về phương diện kết cấu, Xứ tuyết có một cốt truyện đơn giản, nhưng nó thể hiện đỉnh cao [[mỹ học]] của Kawabata, một “thẩm mĩ của chiếc gương soi” như trước đó đã từng biểu hiện trong truyện ngắn nổi danh "Thủy nguyệt", thông qua cái nhìn huyền ảo hóa thế giới thực. Ngay đầu tác phẩm người đọc đã thấy vùng đất tuyết được miêu tả như một thế giới khác, ở bên kia đường hầm: “Một''Một đường hầm dài ngăn cách giữa hai vùng và đây đã là vào ''Xứ tuyết''. Chân trời đã rạng trong bóng đêm. Con tàu chậm lại...''. Từ đây Shimamura, một lữ khách u buồn, bước vào thế giới đó như bước vào truyện cổ tích, nơi mà mọi thứ đều xưa cũ với sàn nhà cũ, với tấm biển cũ rích của phòng trà, với chiếc mặt nạ cổ xưa, cỗ xe đã tròn một thế kỷ v.v. Nhưng đó không phải là một thế giới của [[cổ tích]], của những yếu tố hoang đường mà là một thế giới được cảm nhận như một đối chứng với thế giới thực về [[bản ngã]] và cái đẹp.
 
Thi pháp ảo hóa cũng thể hiện trong tái họa nhân vật, nhân vật nữ - và cả đàn ông cũng vậy - trong các tác phẩm của Kawabata thường được phác thảo mờ nhạt và mong manh xét về mặt con người, họ chỉ được miêu tả như một yếu tố của khung cảnh được ghi lại qua sự cảm nhận của giác quan. Mặc dù Komako, theo Kawabata, là một nhân vật có thực và chính điều đó tạo sức sống sinh động tuyệt vời của nhân vật trong tác phẩm, nhưng qua cái nhìn huyền ảo của tác giả, hóa thân trong hình tượng nhân vật Shimamura, luôn thể hiện vẻ đẹp của Komako qua những tấm gương soi, qua ánh trăng hắt xuống và khi trực diện thì mọi chi tiết đều chiếu vào nhau, hóa lung linh.