Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Thêm liên kết
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 48:
 
== Bối cảnh ==
===Quan hệ [[Việt Nam]] - [[Trung Quốc]] - [[Liên Xô]]===
Tuy nhận được sự giúp đỡ rất lớn của [[Trung Quốc]] trong [[chiến tranh Đông Dương]] và [[Chiến tranh Việt Nam]], các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và [[Trung Quốc]] đã bắt đầu thể hiện từ năm [[1968]]. [[Việt Nam]] nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả [[Moskva]] lẫn [[Bắc Kinh]] trong khi [[chia rẽ Trung-Xô|mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc]] đã lên cao. Bất đồng quan điểm giữa [[Việt Nam]][[Trung Quốc]] về cách thức tiến hành cuộc chiến với Hoa Kỳ tại [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] trở nên rõ rệt. [[Trung Quốc]] muốn Việt Nam chỉ tiếp tục [[chiến tranh du kích]] có giới hạn chống [[Hoa Kỳ]], trong khi Việt Nam muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước.<ref name= Edward40/> Và hơn thế nữa, [[Việt Nam]] muốn trực tiếp đàm phán với [[Hoa Kỳ]], không cần thông qua một nước nào làm trung gian.<ref>Lưu Văn Lợi, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris, Nhà Xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2002, trang 312.</ref> Sau sự kiện [[Sự kiện Tết Mậu Thân|Tổng tấn công Tết Mậu Thân]], Việt Nam bắt đầu đàm phán trực tiếp với [[Hoa Kỳ]], trong khi đó [[Trung Quốc]] phản đối.<ref name= Edward40>Edward C. O'Dowd, tr. 40.</ref>
 
Năm [[1972]], [[chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon|chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Nixon]] tới [[Bắc Kinh]] và thỏa thuận giữa [[Mỹ]] và [[Trung Quốc]] được [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] xem là một sự phản bội.<ref name=Chanda134/> Từ năm [[1973]], Ban lãnh đạo [[Trung Quốc]] đã có chỉ thị: ''"Bề ngoài ta đối xử tốt với họ ([[Việt Nam]]) như đối xử với đồng chí mình, nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta"''. Năm [[1974]], [[Trung Quốc]] cho quân đánh chiếm [[quần đảo Hoàng Sa]] (đang được [[Việt Nam Cộng hòa]] quản lí) trong sự làm ngơ của [[Hoa Kỳ]].
 
Năm [[1975]], trong chuyến thăm [[Bắc Kinh]], [[Tổng Bí thư]] [[Đảng Lao động Việt Nam]] [[Lê Duẩn]] nêu ra vấn đề [[Hoàng Sa]], phản ứng không nhượng bộ của Trung Quốc làm nhà lãnh đạo Việt Nam khó chịu.<ref name="Szalontai"/> [[Lê Duẩn]] thẳng thừng từ chối việc đưa [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] vào ''liên minh'' chống [[Liên Xô]] của [[Trung Quốc]], ông cũng phủ nhận quan niệm của [[Trung Quốc]] rằng "chủ nghĩa bành trướng của [[Liên Xô]] là mối đe dọa đối với [[danh sách nhà nước cộng sản|các nước cộng sản]] [[châu Á]]". Ông rút ngắn thời gian thăm [[Trung Quốc]] và rời nước này mà không tổ chức tiệc đáp lễ Trung Quốc theo truyền thống ngoại giao, cũng không ký thỏa thuận chung, không đưa ra bất cứ một phát biểu hoặc thông cáo nào về cuộc viếng thăm.<ref name="maihoa">[http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/mau-thuan,-xung-dot-trong-quan-he-viet-trung-va-chien-tranh-bien-gioi-thang-2-1979 Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt - Trung và chiến tranh biên giới tháng 2 - 1979], Nguyễn Thị Mai Hoa, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, ngày 15 tháng 2 năm 2014.</ref> Cũng trong chuyến thăm này, [[Trung Quốc]] thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm [[1973]].<ref>Edward C. O'Dowd, tr. 41.</ref> [[Bắc Kinh]] bắt đầu nói về một [[Việt Nam]] "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược".<ref name=Chanda134>Nayan Chanda, tr. 134.</ref> Viện trợ của [[Trung Quốc]] sau đó giảm mạnh và đến năm [[1978]] thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên [[Trung Quốc]] đặt ra cho [[Việt Nam]] để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của [[Liên Xô]].<ref name=Edward44>Edward C. O'Dowd, tr. 44.</ref>
 
Khi [[Việt Nam]] ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với [[Liên Xô]] thì [[Trung Quốc]] thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, [[Việt Nam]] cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước [[Đông dương|Đông Dương]] mà trong đó [[Việt Nam]] giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước [[Việt Nam]] thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của [[Trung Quốc]] tại khu vực [[Đông Nam Á]]. Những điều này làm cho [[Trung Quốc]] lo ngại về một "tiểu bá quyền" [[Việt Nam]]<ref name=Chanda212/>, cộng với việc bị [[Liên Xô]] bao vây từ phía bắc. Như vậy, một nước [[Campuchia]] chống [[Việt Nam]] đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với [[Trung Quốc]].
[[Tập tin:Nam quan.JPG|240px|nhỏ|[[Nam Quan]], hay [[Hữu Nghị Quan]] năm 2007, cửa ải nằm tại biên giới [[Việt Nam]]-[[Trung Quốc]].]]
Ngày 1/ tháng 11/ năm 1977, tờ [[Nhân dân Nhật báo]], cơ quan ngôn luận của [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]], trong một bài xã luận đã gọi [[Liên Xô]] như một kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời coi Mỹ như là một đồng minh.<ref name="dantri1"/> Ngày 30/ tháng 7/ năm 1977, [[Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc]] [[Hoàng Hoa]] phát biểu: ''"Chúng tôi ủng hộ lập trường chống [[đế quốc]] xét lại [[Liên Xô]] của [[Campuchia]]... và sẽ không thể ngồi nhìn bất cứ sự can thiệp nào đối với chủ quyền [[Campuchia]] hoặc thèm khát lãnh thổ nào bởi đế quốc xã hội. Chúng tôi sẽ ủng hộ [[Campuchia]] trong cuộc đấu tranh và có các hành động nhằm bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia [[Campuchia]] bằng mọi sự giúp đỡ có thể"''.<ref name="maihoa"/>
 
[[Trung Quốc]] đòi [[quân đội Liên Xô]] phải hoàn toàn triệt thoái khỏi [[Mông Cổ]], đồng thời giảm số lượng các lực lượng vũ trang trên suốt tuyến biên giới [[Trung Quốc|Trung]]-[[Liên |Xô]]. Sau đó, vào đầu tháng 4/ năm 1978, [[Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô]] [[Leonid Brezhnev]] khi đi thăm [[Siberia]] và [[Hạm đội Thái Bình Dương Nga|Hạm đội Thái Bình Dương]], tuyên bố rằng sẽ triển khai trên tuyến biên giới các hệ thống vũ khí mới, ngoài những hệ thống vũ khí trang bị hiện đại đã có sẵn trên biên giới Trung-Xô. Ngày 12/ tháng 4/ năm 1978, chính phủ [[Mông Cổ]] cũng công khai bác bỏ yêu cầu của [[Trung Quốc]], tuyên bố rằng lực lượng quân đội [[Liên Xô]] được tăng cường và triển khai dọc biên giới [[Mông Cổ]] - [[Trung Quốc]] là theo yêu cầu của [[Mông Cổ]] nhằm đáp trả việc tăng cường lực lượng [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc]] trên biên giới. Ngày 26/ tháng 4/ năm 1978 [[Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Bộ Ngoại giao Trung Quốc]] yêu cầu bổ sung thêm vào điều kiện công nhận sự tồn tại các vấn đề tranh chấp khu vực trên biên giới Trung-Xô.<ref name="dantri1"/>
 
Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ [[Hoa kiều]] hồi hương, tháng 5 năm [[1978]], lần đầu tiên [[Trung Quốc]] tuyên bố cắt một phần viện trợ (72 trong số 111 công trình viện trợ) không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước.<ref name="maihoa"/><ref name = "Dương Danh Dy"/> Ngày 29/ tháng 6/ năm 1978, [[Việt Nam]] gia nhập [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế]].<ref name="dantri1"/> Tháng 7, [[Trung Quốc]] tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.<ref name = "Dương Danh Dy"/> Ngày 3/ tháng 11/ năm 1978, Việt Nam ký [[Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết|Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết]]. Ngoài các điều khoản về hợp tác thương mại và văn hóa, hiệp ước còn có những thỏa thuận về quốc phòng như một hiệp ước về "phòng thủ chung" có nghĩa là "tham khảo ý kiến ​​chung và hành động hiệu quả để đảm bảo an ninh quốc phòng của cả hai nước".<ref name="dantri1">[http://dantri.com.vn/the-gioi/lien-xo-chia-lua-voi-viet-nam-trong-chien-tranh-bien-gioi-the-nao-727510.htm Liên Xô "chia lửa" với Việt Nam trong chiến tranh biên giới thế nào?], Báo điện tử Dân trí.</ref> Ngày [[22 tháng 12]] năm [[1978]], [[Trung Quốc]] ngừng tuyến xe lửa liên vận tới [[Việt Nam]].<ref name="maihoa"/> Đầu tháng 1 năm [[1979]], đường bay [[Bắc Kinh]] - [[Hà Nội]] cũng bị cắt.<ref name = "Dương Danh Dy">{{Chú thích web|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/02/090216_duongdanhdy.shtml |tiêu đề=Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979|ngày tháng = ngày 16 tháng 2 năm 1999 |nhà xuất bản=[[BBC]]}}</ref>
 
Theo các nguồn tin chính thức của [[Mỹ]] vào tháng 8/ năm 1978, [[Việt Nam]] có 4.000 cố vấn và chuyên gia [[Liên Xô]] và đến giữa năm [[1979]] con số đã tăng lên đến 5.000 - 8.000. Tháng 9/ năm 1978, Liên Xô bắt đầu cung cấp vũ khí mới (máy bay, tên lửa phòng không, xe tăng và vũ khí, đạn dược, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh) cho Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển.<ref name="dantri1"/>
 
Liên Xô cũng tăng cường áp lực lên [[Trung Quốc]] với mục đích đạt được sự kéo dài Hiệp định Xô – Trung có giới hạn 30 năm về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14/ tháng 2/ năm 1950 (hết hạn vào ngày 15/ tháng 2/ năm 1979).<ref name="dantri1"/> Ngày 16/ tháng 2/ năm 1979, [[Đặng Tiểu Bình]] tuyên bố khả năng một cuộc chiến tranh tổng lực chống [[Liên Xô]]. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc]] trên tổng số quân thường trực chiến đấu là 3,6 triệu người, phía [[Liên Xô]] đã triển khai hơn 40 sư đoàn [[Hồng quân]].<ref name="dantri1"/>
 
Tháng 5/ năm 1979, trên biên giới [[Liên Xô]] - [[Trung Quốc]] xảy ra một xung đột quân sự nghiêm trọng có sự tham gia của cả [[máy bay trực thăng chiến đấu]]. Cũng trong tháng 5/ năm 1979, các tàu chiến [[Liên Xô]] bắt đầu đi vào hải phận [[Cam Ranh]]. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương (Liên Xô) bắt đầu hạ cánh xuống [[Cam Ranh]].<ref name="dantri1"/>
 
Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự [[Tây phương]], về mặt chiến lược, [[Trung Quốc]] thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn với [[Việt Nam]] để thăm dò khả năng tương trợ của [[Liên Xô]], sau khi [[Việt Nam]] gia nhập [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế]] (SEV) và ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với [[Liên Xô]] ([[1978]]) có giá trị trong 25 năm, trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự. Nếu thỏa ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]], thì nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt [[Trung Quốc]] vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với [[Việt Nam]] hoặc [[Liên Xô]].<ref name=Joyaux240/>
Dòng 73:
Về phía [[Liên Xô]], nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến [[Moskva]] buộc phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với [[Việt Nam]]. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm [[1975]] đến [[1979]] từ 450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam - Campuchia (từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu USD năm 1979).<ref>Laurent Cesari, tr. 262.</ref>
 
===Quan hệ [[Việt Nam]] - [[Campuchia]] - [[Trung Quốc]]===
Năm [[1975]], sau khi lên nắm quyền, [[Khmer Đỏ]] bác bỏ đề nghị đàm phán xây dựng mối quan hệ đặc biệt từ phía [[Việt Nam]] do lo ngại Việt Nam âm mưu áp đảo [[Campuchia]] và lôi kéo Campuchia vào một [[Liên bang Đông Dương]]. [[Khmer Đỏ]] tìm đến [[Trung Quốc]] để có được sự hậu thuẫn của nước này dù rằng [[Trung Quốc]] từng ủng hộ Hoàng thân [[Norodom Sihanouk]] chống lại [[Khmer Đỏ]] suốt những năm 1960 và không nhiệt tình ủng hộ họ chống [[Lon Nol]]. [[Trung Quốc]] đồng ý ủng hộ [[Khmer Đỏ]], nhưng tuyên bố rằng chính phủ mới sẽ được dẫn dắt bởi [[Sihanouk]]. Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ do nước này cần một đồng minh tại [[Đông Nam Á]] để thay thế cho [[Việt Nam]] trong lúc quan hệ Việt - Trung ngày càng xấu đi, đồng thời Trung Quốc cho rằng [[Việt Nam]] sẽ bành trướng ở [[Đông Dương]] nên cần phải ngăn chặn "nguy cơ bá quyền của Việt Nam". Theo một điện tín từ Đại sứ quán Mỹ ở [[Malaysia]] gửi [[Bộ Ngoại giao Mỹ]] vào ngày [[27 tháng 4]] năm [[1978]], sau một cuộc họp với một thành viên của chính phủ [[Thụy Điển]] vừa đến thăm [[Trung Quốc]], ''"Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa lưu ý rằng khi [[người Việt]] đã đánh bại Mỹ và thu được số lượng lớn vũ khí của Mỹ, họ đã trở nên ‘tự cao tự đại’ và họ đã ấp ủ từ lâu những kế hoạch cho một Liên bang [[Đông Dương]]"''. Ngược lại [[Khmer Đỏ]] tuyên bố "''kiên quyết và dứt khoát phản đối các thế lực bên ngoài có hành động can thiệp dưới mọi hình thức vào những vấn đề nội bộ của [[Campuchia]]''". Đại sứ quán Trung Quốc ở [[Phnom Penh]] mở cửa trở lại. Khmer Đỏ nhận được viện trợ của Trung Quốc, đổi lại họ sẽ ủng hộ tư tưởng “Ba Thế giới” của Trung Quốc và hậu thuẫn [[Bắc Kinh]] chống lại Liên Xô. Tuy nhiên Khmer Đỏ luôn nghi ngờ Trung Quốc vì sợ nước này sẽ biến Campuchia thành vệ tinh của Trung Quốc.<ref name="tandfonline">[https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/14682745.2013.808624 China and the Pol Pot regime] John D. Ciorciari Pages 215-235 | Published online: 24 Jun 2013 {{DOI|10.1080/14682745.2013.808624}}</ref><ref name="phnompenhpost">[http://www.phnompenhpost.com/national/pol-pot-dilemma The Pol Pot dilemma], Fri, ngày 29 tháng 5 năm 2015 Charles Parkinson, Alice Cuddy and Daniel Pye, The Phnompenh Post.</ref>
 
Ngay từ khi mới giành được chính quyền, [[Khmer Đỏ]] đã gây hấn với các nước láng giềng là [[Việt Nam]] và [[Thái Lan]].<ref name=Rungswasdisab>{{Chú thích web|url=https://gsp.yale.edu/thailands-response-cambodian-genocide |tiêu đề = Thailand’s Response to the Cambodian Genocide |định dạng=PDF |ngày = |ngày truy cập = 2019-02-15 | tác giả = Dr. Puangthong Rungswasdisab | publisher = [[Đại học Yale]]}}</ref> Khmer Đỏ muốn lấy lại các lãnh thổ thuộc [[đế quốc Khmer]] đã bị các quốc gia láng giềng như [[Thái Lan]], [[Việt Nam]] chiếm từ [[thế kỷ 18|thế kỷ XVIII]] trở về trước. Hành động này bắt nguồn từ Chủ nghĩa Dân tộc, đã được khơi dậy từ thời Pháp thuộc, từng được cả [[Sihanouk]] và [[Lon Nol]] ủng hộ. Sihanouk, Lon Nol và sau này là [[Pol Pot]] đều xem các nước lân cận là kẻ thù truyền kiếp vì đã tiêu diệt [[đế quốc Khmer]], xâm chiếm đất đai của [[Campuchia]]. Các cuộc xung đột lẻ tẻ trên biên giới [[Thái Lan]] và [[Campuchia]] diễn ra do tranh chấp các vùng lãnh thổ nhỏ dọc biên giới tại các tỉnh [[Trat (tỉnh)|Trat]], Aranyaprathet-Poipet<ref>Bangkok Post, 13 tháng 6 năm 1975.</ref> và [[Surin (tỉnh)|Surin]], bắt đầu từ tháng 4 năm [[1975]] và gia tăng mạnh trong tháng 11. Ngoài tranh chấp biên giới, cuộc xung đột còn có nguồn gốc do các lực lượng [[Khmer Tự do|Khmer Serei]] chống [[Khmer Đỏ]] đã sử dụng lãnh thổ Thái làm căn cứ xuất phát để tấn công Khmer Đỏ.<ref>The Nation, 28 tháng 11 năm 1975; 15 tháng 12 năm 1975.</ref> Đáp lại, Khmer Đỏ cũng hỗ trợ những người cộng sản [[Thái Lan]] thiết lập "Angka Siam" chống đối chính quyền Thái Lan, và huấn luyện lực lượng này từ các tỉnh [[Sisaket (tỉnh)|Sisaket]], Buriram và [[Surin (tỉnh)|Surin]] trên biên giới Thái.<ref name=Rungswasdisab/>
 
Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm [[1975]] khi [[Khmer Đỏ]] cho quân đánh chiếm các đảo [[Phú Quốc]] và [[Thổ Chu (quần đảo)|Thổ Chu]] và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm [[1977]]-[[1978]] khi [[Khmer Đỏ]] nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ [[Việt Nam]], tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, [[Trung Quốc]] luôn là nước viện trợ đắc lực cho [[Khmer Đỏ]] về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự. Chính phủ [[Việt Nam]] nhiều lần đề nghị [[Trung Quốc]] giúp đỡ dàn xếp quan hệ giữa [[Việt Nam]] và [[Campuchia]], song [[Trung Quốc]] im lặng.<ref name="maihoa"/> Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia,<ref>Ví dụ các chuyến thăm của [[Võ Nguyên Giáp]] (Nayan Chanda, tr. 92), [[Phạm Văn Đồng]] năm 1977 (Nayan Chanda, tr. 93) nhằm xoa dịu quan hệ với Trung Quốc, các chuyến đi của [[Phan Hiền]] đề nghị Trung Quốc giúp đỡ trong đàm phán với Campuchia.</ref> [[Việt Nam]] tin rằng [[Trung Quốc]] đang sử dụng [[Campuchia]] để tấn công [[Việt Nam]].<ref name=Chanda212>Nayan Chanda, tr. 212.</ref>
Dòng 86:
Từ tháng 9 đến tháng 10 năm [[1977]], [[Pol Pot]] có chuyến thăm tới [[Trung Quốc]] nhằm thắt chặt quan hệ đồng minh giữa hai nước.<ref name="maihoa"/>
 
Ngày 20/ tháng 11/ năm 1977, [[Lê Duẩn]] sang thăm [[Trung Quốc]]. Trong cuộc hội đàm giữa [[Lê Duẩn]] và [[Hoa Quốc Phong]], mặc dù hai bên đều tránh nói đến những tranh chấp về [[Hoàng Sa]], [[Trường Sa]], song sự khác biệt về quan điểm đối với việc nhìn nhận thế giới, chiến tranh và hòa bình đã bộc lộ ngày càng rõ. [[Lê Duẩn]] bày tỏ quan điểm không tham gia vào cuộc tranh cãi Trung - Xô thông qua việc "''chân thành cảm ơn [[Liên Xô]] và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác về sự nhiệt tình, giúp đỡ to lớn đối với [[Việt Nam]]''". Lê Duẩn cũng đề nghị những nhà lãnh đạo [[Trung Quốc]] yêu cầu [[Campuchia Dân chủ]] chấp nhận một giải pháp cho cuộc xung đột trên tuyến biên giới Tây Nam, nhưng [[Trung Quốc]] không quan tâm. Cuối cùng, giống như chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9 năm [[1975]], Lê Duẩn cũng đã ra về mà không mở tiệc đáp lễ [[Trung Quốc]].<ref name="maihoa"/>
 
Tháng 12 năm [[1977]], Phó Thủ tướng Trung Quốc [[Uông Đông Hưng]] tới thăm [[Campuchia]] và đi thị sát những vùng gần biên giới [[Việt Nam]]. Trong chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Uông Đông Hưng tuyên bố: "''Không một lực lượng nào có thể đứng cản trở quan hệ hữu nghị giữa [[Trung Quốc]] và [[Campuchia]], hai nước sẽ là đồng chí với nhau mãi mãi''".<ref name="maihoa"/>
Dòng 94:
Tháng 1 năm [[1978]], Thủ tướng [[Phạm Văn Đồng]] yêu cầu các nước Xã hội Chủ nghĩa giúp đỡ giải quyết cuộc xung đột Việt Nam - Campuchia. Một lần nữa [[Trung Quốc]] không đáp ứng. Cũng trong tháng 1 năm [[1978]], bà [[Đặng Dĩnh Siêu]], Ủy viên Bộ Chính trị [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] sang thăm [[Phnom Penh]] và ký một hiệp định xúc tiến viện trợ quân sự cho [[Campuchia Dân chủ]], bắt đầu chuyển vũ khí đến [[Campuchia]]. Trong chuyến thăm, bà Đặng Dĩnh Siêu cũng tuyên bố, Trung Quốc sẽ ''không tha thứ cho một cuộc tấn công nào'' vào đồng minh của họ. [[Trung Quốc]] cũng hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự với [[Việt Nam]]. Ngày 17/6/1978, Trung Quốc yêu cầu các lãnh sự quán Việt Nam ở [[Côn Minh]], [[Quảng Châu]] và [[Nam Ninh, Quảng Tây|Nam Ninh]] phải dời về nước. Ngày 12/7/1978, lần đầu tiên, tờ Nhân dân Nhật báo của [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] công khai buộc tội [[Việt Nam]] "''tìm cách sáp nhập [[Campuchia]] vào một Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của [[Việt Nam]]''". Ngày 4/11/1978 (một ngày sau khi [[Việt Nam]] và [[Liên Xô]] ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc [[Uông Đông Hưng]] sang Campuchia để bày tỏ sự ủng hộ của [[Bắc Kinh]] đối với Campuchia.<ref name="maihoa"/>
 
Theo tính toán của nhà nghiên cứu D.R. Sardesai, từ năm 1975-1978, Trung Quốc cung cấp cho [[Campuchia]] súng đại bác, súng cối, súng bazoka, súng đại liên, súng trung liên, vũ khí các loại, xe cộ và xăng dầu đầy đủ để trang bị cho đội quân 200.000 người, [[Trung Quốc]] cũng gửi khoảng 10.000 cố vấn và chuyên gia quân sự sang Campuchia để hỗ trợ và huấn luyện quân đội PolpotPol Pot. Theo Marish Chandona, tháng 7 năm [[1977]], Campuchia chỉ có 6 sư đoàn, nhưng đến tháng 1 năm [[1978]], Campuchia có tới 25 sư đoàn.<ref name="maihoa"/> Cuối năm [[1978]], căng thẳng giữa [[Việt Nam]] với [[Campuchia]] cũng như [[Trung Quốc]] đều lên một đỉnh mới. Cùng lúc căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của [[Việt Nam]], chính quyền [[Khmer Đỏ]], với sự bảo trợ của [[Trung Quốc]], cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]].
 
Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành [[Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam|Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia]] với hệ quả là [[Việt Nam]] đưa quân vào [[Campuchia]] lật đổ chính quyền diệt chủng [[Khmer Đỏ]].<ref name=autogenerated6 />
 
Đứng trước tình hình đó, [[Trung Quốc]] quyết định tấn công xâm lược [[Việt Nam]] với lý do "'''dạy cho Việt Nam một bài học'''" (lời của [[Đặng Tiểu Bình]]) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của [[Việt Nam]] để giúp chính quyền diệt chủng [[Khmer Đỏ]].<ref>{{Chú thích web|url=http://countrystudies.us/vietnam/60.htm |tiêu đề = A Country Study: Vietnam - Foreign Relations - China|nhà xuất bản=[[Thư viện Quốc hội Mỹ|Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ]]|date= 1987|ngày truy cập = 2019-02-15 | archiveurl = https://web.archive.org/web/20041029154428/http://lcweb2.loc.gov/cgi-bin/query/r?frd/cstdy:@field(DOCID+vn0111) | archivedate = 2004-10-29}}</ref> [[Trung Quốc]] có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống [[Việt Nam]] sắp tiến hành. Sau khi [[Phnom Penh]] thất thủ, ngày 27/ tháng 1/ năm 1979 tờ Nhân dân Nhật báo ([[Trung Quốc]]) có bài viết, trong đó có đoạn: "Sự thất thủ của [[Phnom Penh]] không có nghĩa là chiến tranh chấm dứt mà chỉ là khởi đầu" và "vấn đề [[Campuchia]] đóng vai trò vật xúc tác để đẩy các quan hệ với [[Việt Nam]] vượt quá một điểm không thể nào quay trở lại được nữa".<ref name="maihoa"/>
 
Trong khi đó, [[Đặng Tiểu Bình]] nổi lên trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất [[Trung Quốc]]. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với [[Việt Nam]] và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự.<ref name=Edward44/> Trong chuyến thăm [[Đông Nam Á]] tháng 12 năm [[1978]], tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, [[Đặng Tiểu Bình]] tuyên bố: "'''Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học'''" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của [[Trung Quốc]] cắt ngắn thành "'''phải dạy cho Việt Nam bài học'''".<ref name = "Dương Danh Dy"/>
 
Tháng 1 năm [[1979]], [[Đặng Tiểu Bình]] bí mật cử Ủy viên Bộ Chính trị Gừng Giao cùng Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long khẩn cấp sang [[Bangkok]], hội đàm với [[Thủ tướng Thái Lan]] Kriangsak tại căn cứ không quân Utapao. [[Thái Lan]] đồng ý để Trung Quốc sử dụng lãnh thổ của mình làm nơi tiếp tế cho [[Khmer Đỏ]]. Đồng thời, sau hơn mười năm vắng bóng trên chính trường, Hoàng thân [[Sihanouk]] đại diện cho [[Campuchia]] đọc diễn văn trước [[Đại hội đồng Liên Hợp Quốc]], yêu cầu Đại hội đồng ra nghị quyết buộc [[Việt Nam]] rút quân ra khỏi [[Campuchia]].<ref name="maihoa"/>
 
Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công [[Việt Nam]] cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. [[Đặng Tiểu Bình]] vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa '''"dạy cho Việt Nam một bài học"''', Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ [[Hoa Kỳ]], hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm [[1978]], vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi [[Liên Xô]] chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.<ref>D. Rancic, Politika (Belgrade), 8 tháng 3 năm 1979, trang 1, FBIS, Số 51, trang A17- A1.</ref>
Dòng 110:
===Vấn đề biên giới và hải đảo===
====Biên giới====
Cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành từ ngày 15/ tháng 8/ năm 1974 đến ngày 2/ tháng 11/ năm 1974 ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao.<ref name="maihoa1">[http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/chinh-sach-ben-mieng-ho-chie-tranh-cua-trung-quoc-doi-voi-viet-nam-sau-thang-2-1979 Chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc đối với Việt Nam sau tháng 2 - 1979], Nguyễn Thị Mai Hoa, Thứ hai, 17 Tháng 2 2014, Tạp chí Văn hóa Nghệ An.</ref> Từ giữa năm [[1975]], tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng do những hoạt động vũ trang từ phía [[Trung Quốc]]. Những xung đột ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại khu vực [[Cao Bằng]] - [[Lạng Sơn]] vào cuối năm [[1976]] làm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng xấu đi. Tháng 3 năm [[1977]], Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán lần thứ hai về vấn đề biên giới [[Cao Bằng|Cao]] - [[Lạng Sơn|Lạng]] - [[Quảng Tây]]. Đoàn [[Việt Nam]] yêu cầu bàn biện pháp chấm dứt các vụ vi phạm biên giới quốc gia và trở lại đường biên giới lịch sử, trong khi đó đoàn [[Trung Quốc]] muốn giữ nguyên trạng để bàn về các biện pháp ngăn ngừa xung đột, trong khi chờ Chính phủ hai nước đàm phán giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
 
Từ năm [[1978]] đến đầu năm [[1979]], mức độ xâm phạm lãnh thổ, hoạt động vũ trang mang tính khiêu khích tại biên giới [[Việt Nam]] của [[Trung Quốc]] ngày càng nghiêm trọng. Theo thống kê của Việt Nam, công bố trong Bị vong lục của [[Bộ Ngoại giao]] nước [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]] ngày 15/ tháng 2/ năm 1979, số vụ xâm phạm vũ trang của [[Trung Quốc]] vào lãnh thổ Việt Nam năm [[1978]] là 583 vụ, trong tháng 1 và những tuần lễ đầu tháng 2 năm [[1979]] là 230 vụ. Không những vậy, Trung Quốc còn cho trên 100 lượt máy bay xâm phạm vùng trời và 481 lượt tàu thuyền hoạt động khiêu khích trên vùng biển [[Việt Nam]]. [[Chính phủ Việt Nam]], [[Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Bộ Ngoại giao Việt Nam]] đã nhiều lần ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối hành động xâm phạm biên giới Việt Nam tới Bộ Ngoại giao [[Trung Quốc]].<ref name="maihoa"/>
====Hải đảo====
Từ năm [[1973]], [[Liên Hiệp Quốc]] bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo [[Quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] và [[Quần đảo Trường Sa|Trường Sa]] dựa theo [[Hiệp ước Pháp-Thanh]] ký kết năm [[1887]]. Về phía [[Trung Quốc]], với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm [[1970]], nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên [[biển Đông]] sát với Việt Nam, một hành động mà theo [[Việt Nam]] là chiến lược bao vây đất nước họ.<ref name=autogenerated6>Laurent Cesari, tr. 256.</ref> Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm [[1975]] sau khi [[Việt Nam]] tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.<ref>Nayan Chanda, tr. 88.</ref>
 
Ngày 10/ tháng 9/ năm 1975, phía [[Trung Quốc]] gửi công hàm cho [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] khẳng định chủ quyền của [[Trung Quốc]] đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức là Hoàng Sa và Trường Sa theo cách gọi của Trung Quốc). Tháng 9 năm [[1975]], trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ [[Việt Nam]] do [[Lê Duẩn]] dẫn đầu, Tổng Bí thư [[Đảng Lao động Việt Nam]] [[Lê Duẩn]] nêu vấn đề [[Trung Quốc]] dùng vũ lực chiếm [[Quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] trong chuyến thăm, phía Việt Nam nêu vấn đề chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong cuộc gặp ngày 24/ tháng 9/ năm 1975, nhà lãnh đạo Trung Quốc [[Đặng Tiểu Bình]] tuyên bố phía Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng cần theo nguyên tắc hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng. [[Đặng Tiểu Bình]] cũng bày tỏ hai bên có thể thương lượng để giải quyết vấn đề.<ref name="maihoa"/> Phản ứng không nhượng bộ của [[Trung Quốc]] làm lãnh đạo [[Việt Nam]] khó chịu.<ref name="Szalontai">[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/03/090324_paracels_hanoi_reassessment.shtml Im lặng nhưng không đồng tình], Balazs Szalontai, 24 tháng 3 năm 2009, BBC online.</ref>
 
Ngày 10/ tháng 11/ năm 1975, [[Bộ Ngoại giao]] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24/ tháng 9 của [[Đặng Tiểu Bình]] và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo. Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24/ tháng 12/ năm 1975, Bộ ngoại giao [[Trung Quốc]] bác bỏ đề nghị này.<ref name="tuanvietnam">[http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/181110/con-duong-dan-den-su-kien-dao-gac-ma.html Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma], Báo VietNamNet, 16/06/2014.</ref>
 
Ngày 3/ tháng 12/ năm 1975, Đại sứ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] tại [[Bắc Kinh]] khẳng định với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của [[Việt Nam]] trên hai quần đảo [[quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] và [[quần đảo Trường Sa|Trường Sa]].<ref name="tuanvietnam"/>
 
Ngày 5/ tháng 6/ năm 1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.<ref name="tuanvietnam"/>
 
Ngày 12/ tháng 5/ năm 1977, [[Chính phủ]] [[Việt Nam]] ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm và thềm lục địa [[Việt Nam]], bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. [[Trung Quốc]] phản ứng mạnh mẽ với tuyên bố này.<ref name="maihoa"/>
 
Ngày 30/ tháng 7/ năm 1977, Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa tuyên bố: ''"Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa ([[quần đảo Trường Sa]]) mà không cần phải thương lượng gì hết"''.<ref name="maihoa"/>
 
Ngày 7/ tháng 10/ năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng ký thảo luận về [[quần đảo Hoàng Sa]] đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm [[1974]], trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối.<ref name="tuanvietnam"/>
 
Ngày 15/ tháng 3/ năm 1979, Bộ Ngoại giao [[Việt Nam]] công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt - Trung, trong đó lên án việc [[Trung Quốc]] đánh chiếm trái phép [[quần đảo Hoàng Sa]] của Việt Nam.<ref name="bongoaigiao"/>
 
Ngày 28/ tháng 9/ năm 1979, [[Bộ Ngoại giao Việt Nam]] công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.<ref name="bongoaigiao">{{Chú thích sách
|author = Bộ ngoại giao Việt Nam
|tựa đề= Văn kiện: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua
Dòng 142:
}}</ref>
 
===Vấn đề [[Hoa kiều|Hoa Kiều]]===
Một lý do nữa khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc leo thang là vấn đề [[Người Hoa (Việt Nam)|Hoa kiều tại Việt Nam]]. Trước năm [[1975]] có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ [[Việt Nam]], 15% sống ở phía bắc [[Vĩ tuyến 17 Bắc|vĩ tuyến 17]] và 85% còn lại sinh sống ở [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]]. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm [[1955]], ở miền Bắc Việt Nam, theo thỏa thuận của [[Đảng Lao động Việt Nam]] và [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]], "người Hoa cư trú ở [[Miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc Việt Nam]] phải được đặt dưới sự lãnh đạo của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]]" và dần dần chuyển thành công dân [[Việt Nam]], được hưởng những quyền lợi như người Việt Nam và tự nguyện nhập quốc tịch Việt Nam.<ref name="maihoa"/> Năm [[1956]], chính quyền [[Ngô Đình Diệm]] đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch [[Việt Nam]] hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ. Ngược lại, [[Hà Nội]] và [[Bắc Kinh]] đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Cho đến năm 1975, giữa Việt Nam - Trung Quốc không có bất cứ một bất đồng nào trong vấn đề người Hoa ở miền Bắc Việt Nam.<ref name="maihoa"/>
 
[[Tháng 4]] năm [[1978]], [[Việt Nam]] tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam. [[Trung Quốc]] coi việc [[Việt Nam]], trong quá trình tiến hành cải tạo công thương nghiệp, tịch thu tài sản của giới công thương người Hoa ở miền Nam Việt Nam là một sự thách thức chính sách bảo vệ Hoa kiều của [[Trung Quốc]]. Phản ứng lại chính sách cải tạo công thương của nhà nước Việt Nam, một phong trào đòi lấy quốc tịch [[Trung Quốc]] trong người Hoa ở [[Việt Nam]] nổi lên. Trung Quốc đưa ra chính sách "đoàn kết với giai cấp tư sản Hoa kiều", kêu gọi chống lại chính sách "bài Hoa" của [[Việt Nam]]; đồng thời, loan truyền trong cộng đồng người Việt gốc Hoa về một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa Việt Nam - Trung Quốc khiến cộng đồng người Hoa hoảng hốt.<ref name="maihoa"/>
 
Chính sách của Việt Nam từ năm [[1976]] đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng [[Trung Quốc]] có thể sử dụng [[Người Hoa (Việt Nam)|Hoa kiều]] để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ [[Việt Nam]] xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần.<ref name=EnR51>Evans và Rowley, tr. 51.</ref><ref name=NKV>{{chú thích sách|author=[[Nguyễn Khắc Viện]]|title=Vietnam, une longue histoire|publisher=Harmattan|pages=424|year=1999|isbn=2-7384-8503-0}}</ref> Chính sách một quốc tịch bắt đầu, [[Người Hoa (Việt Nam)|Hoa kiều]] nếu không nhập quốc tịch [[Việt Nam]] sẽ bị cho thôi việc,<ref name=EnR51/> các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa.<ref name=autogenerated5>Laurent Cesari, tr. 255.</ref>
 
Do ảnh hưởng của những yếu tố trên, trong năm [[1978]] cộng đồng người Hoa ở [[Việt Nam]] đã ồ ạt kéo về [[Trung Quốc]].<ref name="maihoa"/> Từ năm [[1977]] đã có 70.000 [[Người Hoa (Việt Nam)|Hoa kiều]] từ Việt Nam quay về Trung Quốc.<ref name=autogenerated5 /> Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ [[Việt Nam]] bằng [[Thuyền nhân Việt Nam|đường biển]] hoặc đường bộ qua [[Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị|Cửa khẩu Hữu Nghị]].<ref name=Time/> Ngày 30/ tháng 4/ năm 1978, Chủ nhiệm Văn phòng Hoa kiều vụ đã phát biểu bày tỏ "sự quan tâm đối với hiện tượng Hoa kiều ở [[Việt Nam]] về nước hàng loạt", hứa hẹn "sẽ sắp xếp thích đáng cho những Hoa kiều đã trở về một cách vội vàng". [[Trung Quốc]] lập ra các trạm đón tiếp dọc theo biên giới hai nước. Sau đó, [[tháng 5]] năm [[1978]], Trung Quốc đưa tàu sang đón người Hoa về Trung Quốc. Ngày [[12 tháng 7]] năm [[1978]], Trung Quốc đóng cửa biên giới Việt Nam – Trung Quốc, làm cho hàng vạn người Hoa muốn đi Trung Quốc bị kẹt lại tại biên giới. Do có quá nhiều người Hoa xin nhập cảnh vào Trung Quốc, nước này đưa ra điều kiện là người Hoa muốn về Trung Quốc phải chính thức xin giấy phép hồi hương do Đại sứ quán Trung Quốc ở [[Hà Nội]] cấp, cần có hộ chiếu xuất cảnh của chính quyền Việt Nam. Trung Quốc chỉ đón nhận những "nạn kiều người Hoa" đang bị Chính quyền Việt Nam ngược đãi, chứ không nhận về "[[người Việt gốc Hoa]]", hay người Hoa có quốc tịch [[Việt Nam]]. Việc ra đi ồ ạt của người Hoa chuyên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp làm tăng thêm tình trạng khan hiếm hàng hoá tiêu dùng một cách gay gắt, ảnh hưởng xấu đến nền [[kinh tế Việt Nam]].<ref name="maihoa"/>
 
==Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc==