Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc xâm lược Ba Lan (1939)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 88:
Quan hệ của Ba Lan với Đức và Liên Xô trong nhiệm kỳ của Pilsudski là khá trung lập<ref>Urbankowski, Bohdan (1997). ''Józef Piłsudski: Marzyciel i strateg [Józef Piłsudski: Dreamer and Strategist''] (Tiếng Ba Lan). 1–2. Warsaw: Wydawnictwo ALFA. ISBN 978-83-7001-914-3. Chương 1, trang 539-540.</ref>. Hitler đã liên tục đề nghị một liên minh Đức-Ba Lan chống lại Liên Xô, nhưng Piłsudski đã từ chối <ref>Hildebrand, Klaus (1973). The Foreign Policy of the Third Reich. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-02528-8. trang 73</ref>. Ngay trước khi qua đời, Piłsudski đã căn dặn Józef Beck tiếp tục duy trì quan hệ trung lập với Đức <ref>Urbankowski, Bohdan (1997). ''Józef Piłsudski: Marzyciel i strateg [Józef Piłsudski: Dreamer and Strategist''] (Tiếng Ba Lan). 1–2. Warsaw: Wydawnictwo ALFA. ISBN 978-83-7001-914-3. Chương 1, trang 539-540.</ref>. Nhưng sau cái chết của [[Jozef Pilsudski]], Ba Lan được lãnh đạo bởi một số sĩ quan từ Quân đoàn Ba Lan đã chiến đấu chống lại Nga trong Thế chiến thứ nhất, do vậy chính sách của Ba Lan dần chuyển sang thân thiện với Đức Quốc xã và đối đầu với Liên Xô.
 
[[File:Bundesarchiv Bild 183-B0527-0001-293, Warschau, Empfang Goebbels bei Marschall Pilsudski.jpg|thumb|left|270px|Thủ tướng Ba Lan [[Józef Piłsudski]], Bộ trưởng tuyên truyền Đức [[Joseph Goebbels]] gặp nhau ở [[Warsaw]] ngày 15/ tháng 6/ năm 1934, 5 tháng sau khi Ba Lan và Đức ký Hiệp ước]]
 
Năm 1938, sau [[Hiệp ước München|Hiệp ước Munich]] ký với Anh-Pháp, Đức đem quân tiêu diệt [[Tiệp Khắc]]. Trước tình hình đó, Ba Lan đã đem quân xâm chiếm vùng Teschen của Tiệp Khắc, vùng lãnh thổ mà họ đã có tranh chấp với Tiệp Khắc năm 1919 nhằm không để cho vùng đất này rơi vào tay người Đức. Đây là vùng lãnh thổ có đông [[người Ba Lan]] sinh sống, và những người địa phương gốc Ba Lan đã hoan nghênh sự chiếm đóng này<ref>Zahradnik 1992, p86</ref>. Ba Lan đã chiếm của Tiệp Khắc gần 1.700 kilômét vuông chung quanh [[Teschen]] với 228.000 dân, trong số này có 133.000 người Séc. Đức chấp thuận để Ba Lan chiếm vùng [[Teschendorf|Teschen]], khiến nhiều người [[Tiệp Khắc]] về sau đã căn cứ vào sự việc này để cáo buộc chính phủ Ba Lan đã đồng lõa với quân xâm lược [[Đức Quốc xã]], ngược lại chính phủ Ba Lan đã liên tục phủ nhận điều này.<ref name="Watt 1998, 386">Watt 1998, 386.</ref>.
 
Tuy nhiên ngay sau đó, mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan ngày càng xấu đi nhất là sau khi sức mạnh [[quân sự]] của [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]] ngày càng gia tăng. Đức muốn thiết lập một đường [[biên giới]] mới với Ba Lan nhằm đưa vùng [[Đông Phổ]] bị tách rời khỏi nước Đức bởi "[[Hành lang Ba Lan]]" trở lại, ngoài ra còn muốn giành quyền kiểm soát thành phố Danzig. Danzig là vùng đất của [[Đế quốc Đức]] trước [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] nhưng do Đế quốc Đức thua trận và tan rã nên vùng này thuộc quyền quản lý của [[Hội Quốc Liên|Hội quốc Liên]]. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1930, các cuộc tranh chấp và xô xát diễn ra ngày càng thường xuyên giữa người Đức và người Ba Lan sống tại đây.
 
[[Tập tin:Mapa Paktu R M Izwiestia-18.09.1939.jpg|200px|phải|nhỏ|Bản đồ quy định vùng ảnh hưởng của [[Đức Quốc xã]] và [[Liên Xô]] trong nghị định thư bí mật của [[Hiệp ước Xô-Đức]]]]
Năm [[1938]], [[Đức]] ngày càng đưa ra cho [[Ba Lan]] nhiều yêu sách về vùng [[Danzig]] trong đó có việc xây dựng một tuyến [[đường ray|đường sắt]] nối [[Đông Phổ]] và phần còn lại của nước Đức, băng ngang qua hành lang Ba Lan. Nhưng chính phủ Ba Lan đã kiên quyết từ chối các yêu sách này vì không tin tưởng vào Đức Quốc xã cũng như lo sợ sẽ chịu chung số phận với [[Tiệp Khắc]]<ref>[http://www.yale.edu/lawweb/avalon/wwii/yellow/ylbk113.htm] Người Ba Lan không tin vào Hitler và những ý định giúp đỡ của ông ta.[http://www.yale.edu/lawweb/avalon/wwii/yellow/ylbk113.htm]</ref>. Tuy nhiên, chính phủ Ba Lan biết rằng không thể đơn phương chống lại Đức nên đã cầu viện đến sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Anh và Pháp vào thời điểm đó vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách thoả thiệp với Đức nhằm tránh một cuộc chiến tranh mới có thể xảy ra. Nhưng trước sức ép chính trị dữ dội cộng với những lo sợ trước sự bành trướng của Đức nên lãnh đạo của hai nước này đã quyết định cô lập Đức bằng cách tạo ra một khối liên minh với các nước ở [[Đông Âu]] như Ba Lan, [[Latvia]], [[Estonia]], [[România]]. Ngày [[31 tháng 3]] năm [[1939]], [[Thủ tướng Anh]] [[Neville Chamberlain]] ra tuyên bố về sự đảm bảo của cả Anh và Pháp đối với nền độc lập Ba Lan.
 
[[Tập tin:An official order of Adolf Hitler for attack on Poland 31.08.1939.jpg|200px|phải|nhỏ|Mật lệnh tấn công Ba Lan do [[Hitler]] đưa ra ngày [[31 tháng 8]] năm [[1939]]]]
Hành động này của nước Anh đã khiến Hitler vô cùng giận dữ và mối quan hệ thân thiện giữa Đức và Ba Lan chính thức kết thúc vào ngày [[28 tháng 4]] năm 1939 khi Đức tuyên bố xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã được ký vào năm 1934. Ngoài ra, các điều khoản trong [[Hiệp ước Hải quân London năm 1935]] với Anh cũng theo đó mà tan vỡ.