Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn giáo tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Công giáo: bịa đặt lung tung
Dòng 69:
 
Theo thống kê năm 2009 ở Việt Nam có khoảng 5.677.086 tín hữu Công giáo trong đó có 1.776.694 tín hữu ở khu vực thành thị và 3.900.392 ở các khu vực nông thôn, địa phương có đông đảo tín đồ Công giáo nhất là [[đồng Nai|tỉnh Đồng Nai]] với 797.702 tín hữu <ref name=autogenerated2 />, và khoảng 6.000 nhà thờ tại nhiều nơi trên đất nước.<ref name="Glimpses119">Mai Lý Quảng, tr. 119</ref><ref>Theo linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo hội [[Công giáo tại Việt Nam]] hiện có 5 triệu 700 ngàn [[giáo dân]] trong tổng số dân 82 triệu, với 3.100 [[linh mục]], 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh, và 53.800 giáo lý viên [http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/05viet/vnam042.htm]</ref>
 
Tuy nhiên, theo các thông số khác, người Công giáo ở Việt Nam có thể còn lớn hơn, chiếm khoảng 15-20% dân số Việt Nam, chưa kể nhiều người tuyên bố mình vô thần song vẫn tham gia lễ hội Công giáo và thờ trong nhà thờ.
 
Số [[danh sách giám mục người Việt|giám mục người Việt]] được [[Tòa Thánh]] tấn phong trong 80 năm thời Pháp thuộc là 4 người, trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) là 33 người ở cả hai miền, từ năm 1976 đến 2004 là 42 người. [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II]] đã phong thánh cho các tín đồ tử vì đạo ở Việt Nam từ năm 1533 là các tử sĩ Việt Nam vào những năm 1980. Mặc dù Vatican và Việt Nam chỉ có quan hệ không chính thức, song từ năm 1990, Vatican đã có thỏa thuận với [[chính phủ Việt Nam]] về việc không chỉ trích hay nói xấu lẫn nhau, không hỗ trợ bên thứ ba để chống lại nhau; khi tấn phong giám mục hoặc các chức phẩm cao hơn, Vatican sẽ tham khảo ý kiến của chính phủ Việt Nam nhưng Vatican mới là người giữ quyền lựa chọn Đức Hồng y tại Việt Nam.<ref name="Glimpses119" /> Việt Nam là quốc gia Cộng sản châu Á đầu tiên thiết lập quan hệ không chính thức với Vatican và đã liên tục làm việc với Vatican kể từ năm 1990 tới nay, một điểm nhấn đối lập với các chế độ Cộng sản khác ở châu Á.