Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm liên kết
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 63:
[[Tháng mười|Tháng 10]] năm [[1934]], Hồng quân công nông do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo phải tiến hành cuộc [[Vạn lý Trường chinh|Vạn lý trường chinh]], phá vòng vây của quân đội Quốc dân đảng, rút khỏi căn cứ địa, tiến lên phía bắc. Hồng quân Trung Hoa chọn hướng rút lui xuyên qua các đồn bốt được canh giữ bởi lực lượng lãnh chúa quân phiệt liên minh với Tưởng, chứ không qua hướng được bảo vệ bởi quân chính phủ Quốc dân để rút khỏi Giang Tây. Lực lượng quân phiệt không hào hứng chặn đánh Hồng quân vì sợ hao mòn lực lượng của họ, và không nhiệt tình truy kích. Thêm vào đó, quân Quốc dân đảng còn đang vướng bao vây và tiêu diệt Hồng quân do [[Trương Quốc Đào]] chỉ huy, là cánh quân lớn hơn nhiều lực lượng của Mao. Cuộc Trường chinh vĩ đại của Hồng quân kéo dài suốt một năm, theo Mao ước tính, vượt qua chừng 12.500&nbsp;km (25.000 [[Hệ đo lường cổ Trung Hoa|dặm Trung Quốc]]), và nổi danh với tên gọi cuộc [[Vạn lý Trường chinh|Vạn lý trường chinh]].<ref name="Zhang">Zhang, Chunhou. Vaughan, C. Edwin. [2002] (2002). Mao Zedong as Poet and Revolutionary Leader: Social and Historical Perspectives. Lexington books. ISBN 0-7391-0406-3. p 65, p 58</ref> Cuộc Trường chinh chấm dứt khi lực lượng chính của Mao đến được [[Thiểm Tây]].
 
Cánh quân của [[Trương Quốc Đào]] đi theo một hướng khác về phía tây bắc, và bị lực lượng của Tưởng cũng như của các lãnh chúa quân phiệt người [[Hồi giáo]], là đảng họ Mã, tiêu diệt gần như hoàn toàn. Dọc đường, Hồng quân Trung Quốc tịch thu tài sản và vũ khí của các lãnh chúa và địa chủ địa phương, đồng thời tuyển mộ nông dân và bần nông vào hàng ngũ của mình, củng cố mối liên hệ với quần chúng nhân dân. Trong tổng số khoảng 90.000-100.000 người tham gia cuộc Trường chinh bắt đầu từ vùng căn cứ Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, chỉ có chừng 7.000-8.000 đến được [[Thiểm Tây]].<ref name="Bianco">[[Lucien Bianco|Bianco, Lucien]]. Bell, Muriel. [1971] (1971). Origins of the Chinese Revolution, 1915–1949. Stanford University Press. ISBN 0-8047-0827-4. pg 68</ref> Lực lượng tàn quân của Trương Quốc Đào cuối cùng cũng tới được Thiểm Tây nhập vào với lực lượng của Mao; nhưng với lực lượng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, Trương Quốc Đào dù là một trong các lãnh tụ sáng lập ra đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng không thể tranh chấp được quyền lãnh đạo với Mao. Về cơ bản, cuộc rút lui vĩ đại này khiến Mao trở thành lãnh tụ duy nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, được chính thức xác nhận tại [[Hội nghị Tuân Nghĩa]] ([[Quý Châu]]) tháng 1 năm [[1935]].
 
[[Tháng bảy|Tháng 7]] năm [[1937]], giới quân phiệt [[Nhật Bản]] phát động cuộc chiến tranh quy mô nhằm thôn tính toàn bộ [[Trung Quốc]]. Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến, hợp tác thành lập [[Quốc-Cộng hợp tác|Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật]]. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt.