Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 352:
 
Từ năm [[1947]] cho tới năm [[1950]], Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến, khiến quân [[Pháp]] dần bị sa lầy và ngày càng mệt mỏi vì chiến tranh. Hồ Chí Minh đã nói về cuộc chiến này:
:''"Nó sẽ là một cuộc chiến giữa [[voi]] và [[hổ]]. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng [[hổ]] không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong [[rừng]] và ra ngoài vào [[ban đêm]]. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con [[voi]] sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở [[Đông Dương]] sẽ như vậy".'' <ref>Trả lời phóng viên David Schoenbrun của báo New York Times trong cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Paris.<br />Duiker, William, ''Ho Chi Minh: A Life'', Hyperion, 2000, tr. 379.</ref>
 
Chuyến đi của Hồ Chí Minh sang [[Trung Quốc]] và [[Liên Xô]] gặp [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] và [[Mao Trạch Đông]] năm [[1950]] có ý nghĩa đặc biệt, nhất là trong vấn đề [[Trung Quốc]][[Liên Xô]] hỗ trợ chính phủ Bắc [[Việt Nam]] phát triển [[chủ nghĩa cộng sản]] ở Việt Nam và chống [[Pháp]].<ref name="press%2Eprinceton%2Eedu"/> Đúng dịp [[Tết Nguyên Đán|Tết Nguyên đán]] [[Canh Dần]] năm 1950, ông thực hiện một chuyến đi bí mật sang Trung Quốc, Liên Xô. Ngày 2- tháng 1- năm 1950, ông cùng [[Trần Đăng Ninh (1910-1955)|Trần Đăng Ninh]], từ [[Tuyên Quang]] đi bộ tới [[Trùng Khánh (huyện)|Trùng Khánh]] - [[Cao Bằng]], rồi đi tiếp đến [[Long Châu, Sùng Tả|Long Châu]], [[Quảng Tây]]. Đến đây, Hồ Chí Minh bắt được liên lạc với [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]]. Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bố trí xe đón đoàn đi [[Nam Ninh, Quảng Tây|Nam Ninh]], từ đó đoàn đi xe lửa đến [[Bắc Kinh]]. Ông làm việc ở Bắc Kinh một tuần, sau đó cùng Trần Đăng Ninh đi xe lửa liên vận đến [[Liên Xô]]. Chuyến đi bí mật này, ông đã thành công ở cả hai phương diện chính trị và ngoại giao, đó là chuyến đi lịch sử làm tiền đề cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa [[Việt Nam]] – [[Liên Xô]], giữa [[Việt Nam]] – [[Trung Quốc]] và các nước [[xã hội chủ nghĩa]] khác. Ngày 11- tháng 3- năm 1950, Hồ Chí Minh và Trần Đăng Ninh về đến [[Bắc Kinh]], giữa tháng 4- năm 1950, ông mới về đến [[Tuyên Quang]].
 
Tại [[Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam|Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2]] được tổ chức vào trung tuần tháng 2 năm [[1951]] tại [[Tuyên Quang]], Hồ Chí Minh quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai trở lại. Tuy nhiên, khi này tên gọi không còn là Đảng Cộng sản nữa mà có tên mới là [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]]. Ông tuyên bố:
{{cquote|
''Chính vì [[Đảng Lao động Việt Nam]] là đảng của [[giai cấp công nhân]] và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam.''|||Hồ Chí Minh<ref>''Đại cương lịch sử Việt Nam'', tập 3, [[Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam|Nhà Xuất bản Giáo dục]], 2006, trang 92.</ref>
}}
Tại [[Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam|Đại hội này]], Đảng Lao động đã khởi xướng [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam|Cải cách ruộng đất]] nhằm xóa bỏ văn hóa [[phong kiến]], tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (những người theo [[Pháp]], chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên [[chủ nghĩa xã hội]] một cách nhanh chóng.
 
Từ [[tháng 10]] năm [[1952]], Hồ Chí Minh đã gửi bản "chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam" cho [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] để "đề nghị xem xét và cho chỉ dẫn" và cho biết chương trình hành động được lập bởi chính ông dưới sự giúp đỡ của [[Lưu Thiếu Kỳ]].<ref>[http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/22.shtml Thư Hồ Chí Minh gửi Stalin ngày 31 tháng 10 năm 1952], Văn thư lưu trữ tại Cục lưu trữ Quốc gia Nga. Nội dung (dịch): Đồng chí Stalin thân mến: Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng lao động Việt Nam]]. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi ([[Lưu Thiếu Kỳ]]), Văn Sha San. Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, 31/10/1952.</ref>
 
Cuộc [[cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam|cải cách ruộng đất]] tại [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] được phát động vào cuối năm [[1953]] và kéo dài cho tới cuối năm [[1957]]. Theo tổng kết của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]], cuộc cải cách đã "đánh đổ được giai cấp địa chủ cùng bọn [[Việt gian]] [[phản động]]",<ref>[http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30652&cn_id=49931 Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II Tháng 11-1958]</ref> phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho hơn 2 triệu hộ nông dân ở miền đồng bằng Bắc bộ.<ref name="ĐCLSVN">Lê Mậu Hãn (chủ biên), ''Đại cương lịch sử Việt Nam'', tập 3, [[Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam|Nhà Xuất bản Giáo dục]], tháng 3-2007.</ref> Tuy vậy cuộc cải cách này đã phạm nhiều sai lầm,<ref name="phienbancu"/> nhất là trong việc người dân lạm dụng đấu tố và xử tử những người bị liệt vào thành phần địa chủ, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và giết nhầm cả những đảng viên trung thành. Cựu Thủ tướng [[Võ Văn Kiệt]] cho rằng, những vụ sát hại này đã "gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế".<ref>[http://www.mofa.gov.vn/vi/cs_doingoai/pbld/ns050830151827#VF21ppkGu6Ab Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Ðại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức mạnh của chúng ta], có dẫn nguồn từ "Báo Việt Nam Độc lập" ngày 1-2-1942, ''Hồ Chí Minh toàn tập'', tập III, trang 198 và ''Hồ Chí Minh toàn tập'', tập IV, trang 45.</ref> Trước tình cảnh đó, từ tháng 2 năm [[1956]], công cuộc sửa sai được khởi sự, phục hồi được khoảng 70-80% số người bị kết án, trả lại tài sản ruộng đất. Những nhân vật cốt cán của cải cách ruộng đất bị cách chức, gồm cả [[Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Tổng Bí thư]] [[Trường Chinh]]. Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm, ông khóc và nhận lỗi trước [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]].
 
[[Chiến tranh Đông Dương]] kết thúc vào năm [[1954]], khi [[thực dân Pháp]] bị đánh bại tại [[Chiến dịch Điện Biên Phủ|Điện Biên Phủ]], sự kiện báo hiệu sự cáokết chungthúc của [[chủ nghĩa thực dân]] trên phạm vi toàn [[thế giới]]<ref>''[http://web.archive.org/web/20061127183407/http://www.time.com/time/asia/2006/heroes/nb_nguyen.html General Vo Nguyen Giap]'', Kay Johnson.</ref> – và dẫn đến [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]]. Kết quả mà đoàn [[Việt Nam]] thu nhận được kém hơn nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy vậy, trên các phương tiện truyền thông chính thức, Hồ Chí Minh tuyên bố ''"Ngoại giao đã thắng to!".''<ref>''Đại cương lịch sử Việt Nam'', tập 3, [[Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam|Nhà Xuất bản Giáo dục]], 2006, trang 127.</ref>
 
====Giai đoạn sau năm 1954====