Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Sản xuất: replaced: sát nhập → sáp nhập (2) using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 224:
 
=== Sau Chiến tranh thế giới thứ hai ===
T-34-85 vẫn là xương sống của lực lượng xe tăng Liên Xô cho đến giữa những năm 1950, cho tới khi xe tăng [[T-54]] được sản xuất với số lượng đủ lớn để thay thế nó. Sau khi được loại khỏi lực lượng tăng chiến đấu thường trực, nó được đưa vào phục vụ trong quá trình đào tạo huấn luyện của lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô cho đến những năm 1970. Nó vẫn tiếp tục góp mặt vào hầu hết mọi cuộc xung đột sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 trong suốt hơn 70 năm, từ sa mạc ở Ai Cập, rừng nhiệt đới ở Cuba, rừng núi Việt Nam cùng những bụi cây biết nói đến thảo nguyên ở Angola và xa hơn thế nữa. T-34 đã chứng tỏ khả năng của nó trên chiến trường, thậm chí là khi phải đối đầu với các thế hệ xe tăng tiến tiến hơn của Phương Tây.
 
Trong Chiến tranh Triều Tiên, những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô được [[Quân đội Nhân dân Triều Tiên]] sử dụng để chống lại Mỹ, Hàn Quốc và các nước đồng minh. Với việc triển khai một số lượng lớn tăng T-34 từ khu vực phi quân sự (DMZ), Quân đội Triều Tiên đã áp đảo hoàn toàn xe tăng [[M24 Chaffee]] của quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Mỹ đã phải triển khai những chiếc xe tăng chiến đấu hạng nặng [[M26 Pershing]] vào tháng 8/1950. M26 với vũ khí chính là pháo 90mm và lớp vỏ dày đã tỏ ra trội hơn những chiếc tăng hạng trung T-34. Đến cuối năm 1950, Triều Tiên đã mất gần 100 chiếc T-34-85 (khoảng một nửa là do bị xe tăng Mỹ bắn hạ). Trong khi đó, lực lượng tăng thiết giáp Mỹ mất tổng cộng 34 xe tăng (bao gồm 6 chiếc M26). Tuy nhiên, T-34 vẫn dễ dàng hạ gục những chiếc xe tăng hạng nhẹ M-24 và nhỉnh hơn về mặt vỏ giáp và hỏa lực so với những chiếc xe tăng hạng trung M4A3E8 Sherman của Mỹ.