Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc đời Giê-su theo Tân Ước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: → (13) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
 
== Gia phả và Gia đình ==
[[Tập tin:GaudenzioFerrari StorieCristo Varallo2.jpg|thumb|300px|''Cuộc đời và đường khổ nạn của Giêsu'', tranh của họa sĩ Ý [[Gaudenzio Ferrari]], 1513]]
Có hai ký thuật gia phả Giê-su trong các sách Phúc âm:<ref>Tom Wright, ''Luke for Everyone'', Westminster John Knox Press (2004), page 39.</ref> một về họ nội qua người cha pháp lý [[Joseph]] (''Giu-se'' hoặc ''Giô-sép'') trong [[Phúc Âm Matthew|Phúc âm Matthew]] (''Mát-thêu'' hoặc ''Ma-thi-ơ'') 1: 2-16,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?book_id=47&chapter=1&version=19 Phúc âm Matthew 1: 2-16]</ref> và về họ ngoại qua người mẹ với những tham chiếu về người cha được chép ở [[Phúc Âm Luca|Phúc âm Lu-ca]] 3: 23-38.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Lu-ca%203:%2023-38;&version=19; [[Phúc Âm Luca|Phúc âm Lu-ca]] 3: 23-38]</ref> Hai ký thuật trên đều truy nguyên phổ hệ của Giê-su đến [[David|Vua David]], rồi từ đó đến [[Abraham]]. Có sự tương đồng nếu tính từ Abraham đến David, nhưng có một ít khác biệt nếu tính từ David đến Joseph. [[Matthew]] khởi đầu với [[Vua Solomon]] và liệt kê các đời vua Judah cho đến vị vua sau cùng, Jeconiah. Sau đó đất nước bị xâm lăng bởi [[Đế quốc Babylon]]. Như thế, Matthew chỉ ra rằng Giê-su là hậu duệ chính thức của vương triều [[Israel]]. Trong khi đó, bản gia phả của [[Luca]] dài hơn và chi tiết hơn bản gia phả của Matthew, truy nguyên đến [[Adam]] và cung cấp nhiều tên tuổi hơn trong đoạn từ David đến Giê-su, đưa ra các tên của những hậu duệ trực tiếp từ Adam đến Giê-su về phía [[Mary]] (''Maria'' hoặc ''Ma-ri'').
 
Hàng 33 ⟶ 32:
 
Trong giáo huấn của Giê-su có những điều xem ra là nghịch lý đối với thế gian nhưng phù hợp với lẽ công bình của Thiên Chúa như lời cảnh báo ''"kẻ đầu sẽ nên rốt, và rốt sẽ nên đầu"'' cũng như lời dặn dò ''"Ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mà mất sự sống thì sẽ được lại"'' (Matt. 16: 25) và lời khuyên hãy lấy tình yêu thương và lòng hiếu hòa mà đáp trả bạo lực. Giê-su hứa ban sự bình an cho những người tin ngài,<ref>''"Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi"'' – Phúc âm Giăng 14: 27</ref> và giải quyết mọi nan đề họ đối diện trong cuộc sống<ref>''"Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ"'' - Phúc âm Matthew 11: 28</ref> song Giê-su cũng cảnh báo rằng sẽ có sự phân rẽ khiến các thành viên trong gia đình chống nghịch nhau (vì bất đồng về niềm tin).<ref>''"Ta đã đến quăng lửa xuống đất; nếu cháy lên rồi, ta còn ước ao chi nữa! Có một phép báp têm mà ta phải chịu, ta đau đớn biết bao cho đến chừng nào phép ấy được hoàn thành! Các ngươi tưởng ta đến đem sự bình an cho thế gian sao? Ta nói cùng các ngươi, không nhưng thà đem sự phân rẽ. Vì từ nay về sau, nếu năm người ở chung một nhà, thì sẽ phân li nhau, ba người nghịch cùng hai, hai người nghịch cùng ba; cha nghịch cùng con trai, con trai nghịch cùng cha; mẹ nghịch cùng con gái, con gái nghịch cùng mẹ; bà gia nghịch cùng dâu, dâu nghịch cùng bà gia"'' - Phúc âm Lu-ca 12: 49-53</ref>.
[[Tập tin:First century Iudaea province.gif|nhỏ|230px|phải|Xứ Judaea và Xứ Galilee trong thời Giê-su]]
 
Giê-su thường tranh luận với giới lãnh đạo tôn giáo của dân Do Thái. Ngài bất đồng với người [[Sadducee]] vì họ không tin vào sự sống lại của người chết.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2022:23-32;&version=19; Phúc âm Matthew 22: 23-32]</ref> Mối quan hệ giữa Giê-su và người [[Pharisee]] còn phức tạp hơn. Mặc dù thường quở trách người Pharisee là ''đạo đức giả'', Giê-su vẫn mở ra cho họ cơ hội tiếp cận với giáo huấn của ngài bằng cách cùng ăn tối với họ, giảng dạy tại các hội đường, và xem một số người Pharisee như [[Nicodemus]] là môn đồ.
 
[[Tập tin:First century Iudaea province.gif|nhỏ|230px|phải|Xứ Judaea và Xứ Galilee trong thời Giê-su]]
Giê-su sống gần gũi với những người bị xã hội khinh rẻ như giới thu thuế (nhân viên thuế vụ của [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]], thường bị khinh miệt vì lợi dụng chức quyền để nhũng nhiễu), trong đó có Matthew (về sau là một trong [[Mười hai sứ đồ|Mười hai Sứ đồ]]); khi người Pharisee chỉ trích Giê-su vì thường tiếp xúc với kẻ [[tội lỗi]], Giê-su đáp lại rằng chỉ có người bệnh mới cần đến thầy thuốc, không phải người khỏe mạnh hoặc tưởng mình là khỏe mạnh,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%209:9-13;&version=19; Phúc âm Matthew 9: 9-13]</ref> ''"Hãy đi và học cho biết câu này nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của tế lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội"''. (Matt. 9: 13). Theo Lu-ca và Giăng, Giê-su tìm đến để rao giảng phúc âm cho cộng đồng Samaria (những người theo một hình thức biến dị của [[Do Thái giáo]] và bị người Do Thái xem là tà giáo) cạnh giếng [[Jacob]] tại [[Sychar]]<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%204:1-42;&version=19; Phúc âm Giăng 4: 1-42]</ref>
 
Hàng 42 ⟶ 40:
 
== Chết trên thập tự giá ==
[[Tập tin:GaudenzioFerrari StorieCristo Varallo2.jpg|thumb|300pxcenter|600px|''Cuộc đời và đường khổ nạn của Giêsu'', tranh của họa sĩ Ý [[Gaudenzio Ferrari]], 1513]]
Câu chuyện Giê-su vào Đền thờ được ký thuật trong ba sách Phúc âm đồng quan,<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Mark%2011:15-19;&version=19; Phúc âm Mark 11: 15-19]</ref><ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2021:12-17;&version=19; Phúc âm Matthew 21. 12-17]</ref><ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke%2019:45-48;&version=19; Phúc âm Lu-ca 19: 45-48]</ref> và trong Phúc âm Giăng.<ref>[http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%202:12-25;&version=19; Phúc âm Giăng 2: 12-25]</ref> Khi bước vào Đền thờ, Giê-su nhìn thấy trong sân đầy những thú nuôi dùng để dâng tế lễ, và bàn của những người đổi bạc. Họ đổi tiền đang lưu hành sang những đồng nửa ''shekel'', loại tiền đồng dùng trong nghi thức đền thờ. Theo các sách phúc âm, Giê-su đánh đuổi thú nuôi, hất đổ những bàn đổi tiền và nói ''"Có lời chép rằng, Nhà ta sẽ là nhà cầu nguyện; song các ngươi biến thành hang trộm cướp"'' (Matthew 21: 13; Mark 11: 17; Lu-ca 19: 46).