Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 252:
Căn cứ Minh sử, 5 người con trai của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đều do Hiếu Từ Cao Hoàng hậu Mã thị sinh ra. Tuy nhiên dựa vào việc Chu Đệ sinh vào ngày 17 tháng 4 (âm lịch) năm Chí Chính thứ 20 ([[1360]]), và Hoàng ngũ tử Chu Định vương Chu Túc sinh vào ngày 9 tháng 7 (âm lịch) sang năm ([[1361]]), chỉ 1 năm mà tới 2 người con, đấy là cơ sở nghi vấn liệu Mã Hoàng hậu có thực sự là sinh mẫu của các hoàng tử của Chu Nguyên Chương, và có nghi ngờ toàn bộ cả 5 không do Mã Hoàng hậu sinh ra. Sách ''[[Tội duy lục]]'' (罪惟錄) của người Minh ghi chép lại đương thời, song đã từng nhắc đến ''"Có người nói Cao Hoàng hậu không con"'', chứng tỏ việc này đã sớm bị người Minh hoài nghi, chưa nói đến về sau. Bên cạnh đó, [[Phụng sứ lục]] (奉使录) của người Triều Tiên đương thời cũng ghi lại nhận định Chu Đệ không phải do Mã Hoàng hậu sinh ra. Theo đó, những ghi chép về Cống phi không còn nhiều, song nhiều người cho rằng, là một hậu phi trong hậu cung nhà Nguyên của Nguyên Thuận Đế, được Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương giữ lại làm chiến lợi phẩm sau khi đuổi được nhà Nguyên ra khỏi Trung Quốc.
 
Đối với quan niệm Cống phi là mẹ của Chu Đệ, có rất nhiều người nhận định và tin tưởng<ref>朱彝尊说:“中述孝慈高皇后无子,不独长陵为高丽碽妃所出,而懿文太子及秦晋二王,皆李淑妃产也。闻者争以为骇。史局初设,彝尊尝以是质诸总裁前辈,总裁谓宜仍实录之旧。今观天启三年《南京太常寺志》,大书‘孝陵殿宇中,设高皇帝后主,左配生子妃五人,右只碽妃一人’。事足征信。然则实录出于史臣之曲笔,不足从也。”(朱彝尊:《曝书亭集》卷44)</ref><ref>傅斯年以为,“实为碽妃子,不为高后”,“庚辛帝子一说乃妄人之谈,敌国之语,不足道者也”</ref><ref>朱希祖在其《明成祖生母记疑辩》反對傅斯年的說法:“若高丽果有过碽氏为太祖妃或成祖母,则高丽史亦必大书特书,载其家世,如元顺帝皇后奇氏矣。且明太祖妃韩氏、明成祖权妃、任顺妃、李昭仪、吕婕妤、崔美人皆能详其家世,独碽妃则高丽及朝鲜史皆无记载。”</ref>. Một tài liệu khác gọi là [[Nam Kinh Thái thường chí]] (南京太常志) ghi lại cụ thể: [''"Thần vị ở Hiếu lăng, bên Tả là một người Thục phi họ Lý, sinh Ý Văn Thái tử (Chu Tiêu), Tần Mẫn vương và Tấn Cung vương. Bên Hữu là vị Cống phi, sinh Thành Tổ Văn Hoàng đế, Tôn Quý phi, sinh Chu vương"''; 孝陵神位,左一位淑妃李氏,生懿文太子、秦愍王、晉恭王。右一位碽妃,生成祖文皇帝,孫貴妃生周王。]. Nhưng thời điểm cả nhà Lý Thục phi đến cậy nhờ Chu Nguyên Chương, thì Chu Tiêu đã được ra trước đó 1 năm. Sách ''[[Tĩnh Chí cư thi thoại]]'' (靜志居詩話) của [[Chu Di Tôn]] (朱彝尊), cuốn 13, nhan đề ''Thẩm Nguyên hoa điều'' (沈元華條) có viết: [''"Phụng Tiên Miếu chế (Nam Kinh Thái Miếu Phụng Tiên điện), cao về phía mặt Nam, chư Phi đều ở phía Đông, riêng phía Tây chỉ chừa 1 vị Cống phi, cứ theo Nam Kinh Thái thường chí. Cao hậu sinh thời thiện lương nhưng chưa từng có mang, dẫu cho Trường lăng (ý nói Chu Đệ), đến Ý Văn Thái tử cũng không phải Hậu sở sinh"''; 奉先廟制(南京太廟奉先殿)高後南面,諸妃盡東列,西序惟碽妃一人,具載南京太常寺志。善高后從未懷妊,豈惟長陵,即懿文太子亦非后生也。]. Tuy nhiên Cống phi theo ghi chép là đến Trung Quốc vào năm [[1365]], [[mùa xuân]], khi Chu Đệ đã 5 tuổi, thật sự khó có thể xem là mẹ đẻ. Bên cạnh đó, ''"Thái thường tự chí"'' được nhắc đến bên trên, phần nhiều đã được chứng minh là bóp méo sai sự thực, và người bóp méo là [[Trương Đình Ngọc]], khi soạn sử Minh nhưng ''"hư hư thực thực"'' biên vào các ký lục truyền miệng<ref>吴晗:《明成祖生母考》</ref>.
 
Một học giả khác là [[Lưu Kế Trang]] (劉繼莊) nhận định mẹ đẻ của Chu Đệ là người Mông Cổ, dựa theo [[Quảng Dương tập ký]] (廣陽雜記) của ông ghi lại: [''"Sinh mẫu của Minh Thành Tổ là Ung thị, người Hoằng Cát Lạt Mông Cổ, nguyên là Nguyên Thuận Đế phi, có sự chuyện lạ bên trong"''; 明成祖母為甕氏,蒙古弘吉剌人,以其為元順帝妃,故隱其事。]. Tuy nhiên, việc nhà Minh đem quân áp đảo và đánh vào nhà Nguyên diễn ra năm [[1368]], Chu Đệ khi ấy đã 9 tuổi.