Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 76:
Năm Thiên Thuận thứ 8 ([[1464]]), [[tháng 12]], Minh Anh Tông đã mắc bệnh. Đến ngày 6 [[tháng giêng]], đã không thể thượng triều, phải truyền Thái tử đến [[Văn Hoa điện]] xử lý quốc sự. Ngày 16 tháng ấy, Minh Anh Tông trước mặt bá quan công bố di chiếu, rồi băng hà. Di chiếu cho Hoàng thái tử Chu Kiến Thâm kế vị, tức [[Minh Hiến Tông]].
 
Minh Anh Tông đối với việc Phế lập Tiền hậu khi trước, sớm đã không vừa mắt Chu Quý phi, nhưng vì địa vị của Thái tử mà bỏ qua không so đo, cũng một phần vì không nghĩ mình sẽ qua đời sớm. Vào lúc này, Anh Tông sợ mình băng hà thì Chu phi sẽ gây khó dễ Tiền hậu, nên trước khi lâm chung đã nói với Thái tử: "''Hoàng hậu danh vị đã định, phải tẫn hiếu thiên niên."''<ref>皇后名位素定,当尽孝以终天年</ref>. Nhưng Anh Tông chính là không yên tâm Chu phi sẽ tác oai tác oái, khiến Thái tử sợ mẹ mà làm bậy, bèn quyết định kéo tay Đại học sĩ [[Lý Hiền (nhà Minh)|Lý Hiền]] mà dặn dò: "''Sau khi Tiền hoàng hậu thiên thu, phải cùng Trẫm hợp táng.!"''<ref>这样说了之后,英宗仍然觉得不放心,怕儿子终会屈服于生母的意志。于是他又紧拉着大学士、顾命大臣李贤的手,反复叮咛:“钱皇后千秋万岁后,与朕同葬。”李贤流着眼泪退出英宗的寝宫,将这句话添在了遗诏册上。</ref>. Đại học sĩ Lý Hiền khóc không thành tiếng, cũng lấy lời này viết lên di chiếu<ref>《明史·后妃一​​》: 后無子,周貴妃有子,立為皇太子。英宗大漸,遺命曰:「錢皇后千秋萬歲后,與朕同葬。」大學士李賢退而書之冊。</ref>.
 
Mặc cho di chiếu của Anh Tông rất rõ ràng, theo lời mách của các thái giám nịnh nọt, Minh Hiến Tông định chỉ duy nhất một [[Hoàng thái hậu]] là Chu phi, còn Tiền hậu sẽ bị gạt qua một bên. Bản thân Chu phi cũng sai người đến phòng Nội các phủ dụ: "''Tiền hoàng hậu tàn phế, lại không con, làm gì có tư cách làm Hoàng thái hậu? Chi bằng chỉ nên tôn lập Chu Quý phi, còn Tiền hậu nên theo lệ Tuyên Tông Hồ hoàng hậu trước đây mà phế bỏ''." Các Đại học sĩ trong triều, đứng đầu là Lý Hiền ra sức phản đối, lấy lý do Anh Tông đã phủ dụ trên di chức tôn Tiền hoàng hậu làm Hoàng thái hậu. Đại học sĩ [[Bành Thời]] (彭時) cảm thán: "''Liệt tổ liệt tông cùng thiên địa thần linh ở trên trời nhìn xem, Hoàng thượng đã lấy hiếu trị thiên hạ, há chỉ có tôn mẹ đẻ không tôn mẹ cả”''. Do vậy, dưới áp lực của triều thần, Chu Quý phi bèn khóc lóc đến con trai là Hiến Tông để ra mặt, nhưng bản thân Hiến Tông cũng cảm thấy các đại thần có lý. Chu phi bèn tức tối, miễn cưỡng chấp nhận.