Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngày Chiến thắng (9 tháng 5)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n replaced: chống phát xít → chống phát xít (8) using AWB
Dòng 27:
 
[[Tập tin:Victory Day Parade 2005-1.jpg|nhỏ|phải|250px|[[Quân đội Nga]] diễu binh tại [[Quảng trường Đỏ]] ngày 9 tháng 5 năm 2005]]
'''Ngày Chiến thắng''' (''[[tiếng Nga]]: День Победы'', chuyển tự La Tinh: ''Den Pobedy'') được coi ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của các nước [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] chống [[chủ nghĩa phát xít|phát xít]] (trong đó có [[Liên Xô]]) đối với quân đội [[Đức Quốc xã]]. 22 giờ 43 phút ngày [[8 tháng 5]] năm [[1945]] theo giờ Berlin (tức 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 theo giờ Moskva), tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần [[Berlin]] trước sự chứng kiến của đại diện các cường quốc đồng minh, các đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước [[Đức Quốc xã]] ký vào biên bản xác nhận họ đầu hàng không điều kiện.<ref name="lsctvqvd5">[http://militera.lib.ru/h/6/4/index.html История Великой Отечественной войны Советского Союза 1941-1945 гг. Том 5. Победоносное окончание войны с фашистской Германией. Поражение империалистической Японии (1945 г.) — М.: Воениздат, 1963]</ref> - Các nước đồng minh [[chống phát xít]] ở phương Tây cũng kỷ niệm trước đó một ngày. 2 giờ 41 phút ngày 7 tháng 5, (giờ GMT, tức 5 giờ 41 sáng ngày 7 tháng 5 theo giờ Moskva) tại [[Reims]] (Pháp), các đại diện quân đội Đức Quốc xã đã ký biên bản xác nhận sự đầu hàng sơ bộ của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía Tây và Bắc Ý. Kể từ năm 1946 trở đi, Liên Xô (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa [[Đông Âu]] (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng như Liên Bang Nga và các nước trong Cộng đồng [[Cộng đồng các Quốc gia Độc lập|SNG]] hiện nay đều lấy ngày '''9 tháng 5''' làm ngày chiến thắng phát xít Đức trong khi các nước Tây Âu và Hoa Kỳ lấy ngày '''8 tháng 5''' theo sự công bố chính thức của văn bản Reims.<ref name="victoren">[http://militera.lib.ru/research/dritten/index.html Third Reich Victorious. The Alternate History of How the Germans Won the War. — L.: Greenhill Books, 2002]</ref>
 
Tại [[Liên Xô]] (cũ) cũng như [[Nga|Liên Bang Nga]] và các nước trong cộng đồng SNG hiện nay, Ngày Chiến thắng được coi là ngày quốc lễ và là ngày nghỉ. Trong ngày này, các lễ hội kỷ niệm được tổ chức tại [[Moskva]], thủ đô các nước cộng hoà liên bang và nhiều thành phố lớn. Tại những năm kỷ niệm tròn 5 và tròn 10 (so với năm 1945), các lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn, bao gồm các cuộc duyệt binh, diễu binh của quân đội và các cuộc diễu hành của quần chúng nhân dân. Theo truyền thống có từ ngày 9 tháng 5 năm 1947 và cho đến hiện nay, các lễ duyệt binh tại Moskva luôn được tổ chức tại [[Quảng trường Đỏ]], lấy [[Lăng Lenin]] làm lễ đài và lấy [[Điện Kremli]], biểu tượng quyền lực chính trị của Liên Xô (trước đây) và nước Nga (hiện nay) làm hậu cảnh chính.<ref>[http://www.pobeda-60.ru/main.php?trid=3062 Bản chụp sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng]</ref>
Dòng 33:
Vì những lý do trên mà người Nga gọi ngày 8 tháng 5 là "Ngày Chiến thắng ở châu Âu" ''(День Победы в Европе)'' để phân biệt với ngày chiến thắng 9 tháng 5 của mình. Ngược lại Hoa Kỳ, Anh và các nước phương Tây gọi ngày 9 tháng 5 là "Ngày Chiến thắng (9 tháng 5)": ''Victory Day (9 May)'' để phân biệt với ngày 8 tháng 5 mà họ gọi là "[[Ngày chiến thắng (8 tháng 5)|Ngày Chiến thắng ở châu Âu]]" (''Victory in Europe Day'', viết tắt là ''V-E Day'' hay ''VE Day'').<ref>Gilbert, Martin. The Day the War Ended: ngày 8 tháng 5 năm 1945--Victory in Europe. New York: H. Holt, 1995 p. 215.</ref>
 
Tại các nước [[Tây Âu]], [[Anh]] và [[Hoa Kỳ]], trong ngày 8 tháng 5 (cũng là ngày 9 tháng 5 theo múi giờ Moskva và một số nước Đông Âu), chính quyền, các hiệp hội cựu chiến binh, các tổ chức đấu tranh vì hoà bình và nhiều tổ chức chính trị, xã hội khác cũng tổ chức lễ kỷ niệm này nhưng với tính chất của một ngày hội nhiều hơn là lễ nghi. Đối với Hoa Kỳ, quân đội và nhân dân Hoa Kỳ cũng có một ngày chiến thắng khác của riêng mình với quy mô và mức độ không thua kém ngày 9 tháng 5; đó là ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên [[USS Missouri (BB-63)|Chiến hạm Missuri]] neo đậu trong vịnh [[Tōkyō|Tokyo]], các đại diện có thẩm quyền của [[Đế quốc Nhật Bản]] ký biên bản xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của họ trước đại diện toàn quyền các nước đồng minh [[chống phát xít]].<ref>Hakim, Joy (1995). A History of Us: War, Peace and all that Jazz. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509514-6.</ref> Tên tiếng Anh của ngày này là ''Victory over Japan Day'', viết tắt là ''V-J Day'' hay ''VJ Day''. Người [[Triều Tiên]], [[Uzbekistan]], gọi đây là "ngày Giải phóng" (''Chogukhaebang'ŭi nal'' hay ''Kwangbokchŏl''). Còn người [[Nhật Bản|Nhật]] gọi là "ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh" (''Chung chiến kỷ niệm nhật'', 終戦記念日, ''Shūsen-kinenbi'').
 
Trong một nghị quyết cuối năm 2004, [[Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc]] đã gọi ngày này là [[Ngày Tưởng niệm và Hòa giải]]. Không chỉ với ý nghĩa là Ngày Chiến thắng, các ngày 8 và 9 tháng 5 còn được coi là Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và để thực hiện sự hoà giải giữa các dân tộc.
Dòng 66:
 
Theo một thoả ước được xác định bằng một văn bản ghi nhớ tại Hội nghị họp từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945 tại Cung điện Livadia gần thành phố Yalta, miền nam Ukraina thì:
{{Cquote|''Vì tính nhân đạo của công cuộc chiến đấu chống các thế lực phát xít và để giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể đạt được những tổn thất đối với quân đội các nước tham gia [[chống phát xít]]; tư lệnh quân đội các nước đồng minh [[chống phát xít]] được quyền tiếp nhận bất kỳ sự đầu hàng nào của chỉ huy các đơn vị quân đội Đức Quốc xã tại khu vực mặt trận do mình phụ trách mà chỉ cần thông báo cho nước đồng minh có liên quan biết về sự đầu hàng đó.''|||Văn bản hội nghị Yalta|<ref>[http://www.hist.msu.ru/ER/Etext/War_Conf/krim.htm Các văn bản của Hội nghị Tam cường đồng minh chống phát xít từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945 tại Yalta (Liên Xô)]</ref>}}
 
Mặc dù đang trong cơn bĩ cực nhưng bộ máy tình báo Đức Quốc xã vẫn hoạt động bình thường và không chỉ đô đốc [[:de:Karl Dönitz|Karl Dönitz]] mà nhiều tướng lĩnh cao cấp khác của nước Đức Quốc xã cũng nắm được như ý tưởng cơ bản của thoả thuận Yalta. Chính những điều đó đã giúp cho các tướng lĩnh Đức Quốc xã còn đang lãnh nhiệm sau ngày 30 tháng 4 năm 1945 nhìn ra một kẽ hở cho các cuộc đàm phán riêng rẽ với phía Liên Xô và phía Hoa Kỳ - Anh về việc đầu hàng của nước Đức Quốc xã. Nếu như ngày 1 tháng 5, ở Berlin, trung tướng [[:de:Hans Krebs|Hans Krebs]] thất bại trong cuộc đàm phán với thượng tướng [[Vasily Danilovich Sokolovsky|I. D. Sokolovsky]] của quân đội Liên Xô về vấn đề '''''ngừng bắn''''' thì ngày 5 tháng 5 tại Reims, thượng tướng [[Alfred Jodl]] lại đạt được thảo thuận về việc '''''đầu hàng''''' của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía Tây. Khi hiểu ra điều này, S. M. Stemenko, khi đó là Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô đã nhận xét:
Dòng 101:
{{Cquote|''Trưa hôm nay, tôi nhận được thông điệp khẩn của Tổng thống Hoa Kỳ đề nghị Nguyên soái Stalin đồng ý tuyên bố về việc đầu hàng của nước Đức Quốc xã vào hồi 19 giờ ngày hôm nay, theo giờ Moskva. Qua Bộ dân uỷ ngoại giao, chúng tôi được biết rằng không thể làm như vậy vì Chính phủ Liên Xô chưa được các đại diện của mình hiện đang công tác tại Bộ tham mưu của thống chế Eisenhower báo cáo về sự đầu hàng của Đức. Tôi đã báo cáo lại tình hình cho Tổng thống Harry Truman và được Tổng thống đồng ý rằng sẽ chưa công bố chính thức trước 9 giờ sáng ngày 8 tháng 5 (theo giờ Washington) tức 16 giờ (theo giờ Moskva) nếu Nguyên soái Stalin chưa tỏ ra đồng ý về thời hạn sớm đó.''|||-|<ref>[http://militera.lib.ru/memo/english/montgomery_b1/20.html Bernard Montgomery, Мемуары фельдмаршала. — М.: Вагриус, 2006]</ref>}}
 
Rõ ràng là Moskva không hài lòng với việc ký một văn bản đầu hàng của nước Đức Quốc xã nhưng họ không phải là người tham gia chính thức với một sĩ quan cấp thiếu tướng và lại không có sự uỷ quyền ký kết. [[Iosif Vissarionovich Stalin|I. V. Stalin]] cho rằng việc ký kết phải có đầy đủ đại diện có thẩm quyền của các nước đồng minh [[chống phát xít]] chủ chốt tham gia và phải diễn ra trên đất nước của kẻ gây ra chiến tranh chứ không thể diễn ra ở nơi khác. Đại tướng A. I. Antonov ủng hộ ý kiến này và nhận xét:
{{Cquote|''Các nước đồng minh đang gây sức ép, họ muốn toàn thế giới biết rằng quân đội Đức Quốc xã đầu hàng họ chứ không đầu hàng Liên Xô''|||A. I. Antonov|<ref>S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2. trang 517</ref>}}
 
Lãnh tụ Liên Xô [[Iosif Vissarionovich Stalin|I. V. Stalin]] cũng tỏ ra không hài lòng trước các sự kiện trên. Ông cho rằng buổi ký kết văn kiện đầu hàng của Đức phải diễn ra tại Berlin dưới sự phê chuẩn của đại diện phái đoàn Liên Xô; còn biên bản đầu hàng tại Reims chỉ là biên bản sơ bộ. Trong hồi ký ''Nhớ lại và suy nghĩ'' của mình, Nguyên soái [[Georgi Konstantinovich Zhukov|G. K. Zhukov]] đã ghi lại ý kiến của I. V. Stalin như sau:
{{cquote|''Hôm nay, tại Reims, người Đức đã ký kết biên bản sơ bộ về việc đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, gánh nặng chiến tranh chủ yếu [[chống phát xít]] Đức lại đè lên vai nhân dân Liên Xô chứ không phải các nước đồng minh. Vì vậy, buổi lễ ký kết văn kiện đầu hàng phải diễn ra dưới sự chứng kiến của tất cả các quốc gia thuộc liên minh chống Hitler chứ không phải chỉ dưới sự chứng kiến của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao của các nước Đồng Minh phương Tây. Thêm nữa, tôi không đồng tình về việc ký kết văn kiện đầu hàng không diễn ra tại Berlin - trung tâm của chế độ phát xít Đức. Chúng ta đã đồng ý với các nước Đồng Minh phương Tây về việc xem văn kiện ký kết tại Reims chỉ là một biên bản đầu hàng sơ bộ. Ngày mai, đại diện của Bộ Tổng chỉ huy quân đội Đức Quốc xã và đại diện của Bộ Tổng tư lệnh các nước Đồng minh sẽ đến Berlin để ký kết văn bản chính thức. Đồng chí được cử làm đại diện toàn quyền cho Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô. A. Ya. Vysinsky, V. D. Sokolovsky và K. F. Teleghin sẽ làm trợ lý cho đồng chí''|||I. V. Stalin|<ref>{{chú thích sách|last=Zhukov|first=Georgy|title=Memoirs|publisher=Olma-Press|date=2002|pages=329|language=tiếng Nga}}</ref>}}
 
[[Tập tin:Zhukov reads capitulation act.jpg|200px|trái|nhỏ|Nguyên soái G. K. Zhukov đọc văn kiện đầu hàng của Đức. Ngồi bên cạnh ông là [[Thống chế Không lực Hoàng gia Anh]] [[Arthur William Tedder]].]]
Dòng 114:
[[Tập tin:Wilhelm Keitel Kapitulation.jpg|200px|phải|nhỏ|Thống chế William Keitel đại diện cho phía Đức ký kết văn kiện đầu hàng không điều kiện.]]
 
22 giờ ngày 8 tháng 5 (0 giờ ngày 9 tháng 5 theo giờ Moskva), các đoàn đại biểu quân sự của bốn nước đồng minh vào phòng họp. Phía Liên Xô có [[Nguyên soái]] [[Georgi Konstantinovich Zhukov|G. K. Zhukov]], đại tướng [[Vasily Danilovich Sokolovsky|V. D. Sokolovsky]], trung tướng K. F. Teleghin và nhà ngoại giao A. Ya. Vysinsky. Đoàn đại biểu quân đội Hoàng gia Anh do thống chế [[:en:Arthur Tedder|Arthur Tedder]] đứng đầu, đoàn đại biểu Quân đội Hoa Kỳ do tướng [[:en:Carl A. Spaatz|Carl A. Spaatz]] đứng đầu. Đại diện cho quân đội Pháp là thống chế [[Jean de Lattre de Tassigny]]. G. K. Zhukov đọc lời khai mạc ngắn gọn và cho gọi các đại diện Đức vào phòng họp với thủ tục đầu tiên là kiểm tra giấy uỷ nhiệm của Chính phủ Đức. Thay mặt nước Đức Quốc xã, thống chế [[Wilhelm Keitel]] ký vào định ước xác nhận đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc xã được làm bằng ba thứ tiếng Anh, Đức và Nga được làm thành năm bản. Sau đó, lần lượt đại diện các đoàn Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đều ký vào văn bản định ước. Việc ký kết nhanh chóng hoàn thành lúc 22 giờ 43 phút.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/french/gaulle3/16.html Голль, Шарль, де. Военные мемуары: Спасение 1944–1946. — М.: ACT, Астрель, Транзиткнига, 2004. (Charles de Gaulle. Sự cứu rỗi 1944-1946. AST dịch và xuất bản. Moskva. 2004. Mục "Tài liệu tham khảo" - "Một số văn bản quan trọng")]</ref> Lúc đó ở Moskva - vì khác biệt về múi giờ - đã là 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5. Ngay sau lễ ký kết định ước, đoàn đại biểu quân sự Liên Xô đã mở tiệc chiêu đãi các đoàn đại biểu đồng minh. Tại buổi tiệc, các tướng lĩnh Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đều bày tỏ lòng mong muốn củng cố và giữ vững mãi mãi các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khối Đồng minh [[chống phát xít]].<ref>G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 3. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1987. trang 361-363.</ref>
 
Ngay sau lễ ký kết, nhà ngoại giao A. Ya. Vysinsky đã thông báo cho thiếu tướng I. A. Susloparov, người cũng có mặt trong lễ ký kết rằng I. V. Stalin thấy không có gì đáng phàn nàn về những công việc mà I. A. Susloparov tiến hành tại Reims ngày 7 tháng 5 năm 1945.<ref>S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập2. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1985. trang 521.</ref>
Dòng 125:
[[Tập tin:Karlshorst GER-RUS museum.jpg|nhỏ|phải|200px|Ngôi nhà đã diễn ra lễ ký kết bản định ước xác nhận sự đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc xã ngày 9 tháng 5 năm 1945 tại Karlshoster nay được dùng làm bảo tàng Đức-Nga]]
 
Đối với những lực lượng cơ bản của Cụm tập đoàn quân trung tâm (Đức) do thống chế [[:de:Ferdinand Schörner|Ferdinand Schörner]] và Cụm tác chiến Áo do tướng [[:de:Lothar Rendulic|Lothar Rendulic]] chỉ huy thì việc đầu hàng diễn ra không đơn giản. Ngày 4 tháng 5, tại Praha nổ ra cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước Tiệp Khắc [[chống phát xít]]. Viện cớ những người khởi nghĩa tập kích quân Đức, cắt đường dây điện thoại và được sự dung túng của [[Thủy sư đô đốc]] [[:de:Karl Dönitz|Karl Dönitz]], người đang lãnh trách nhiệm đứng đầu Chính phủ Đức, thống chế [[:de:Ferdinand Schörner|Ferdinand Schörner]] nói rằng ông ta không nhận được một văn bản nào cả. Ngày 7 tháng 5, một tốp sĩ quan liên lạc của Liên Xô được những người khởi nghĩa dẫn đường đến Plezen mang theo văn kiện đầu hàng đã bị các nhóm biệt kích của Tập đoàn quân xe tăng 6 SS bắt và thủ tiêu. Phía Liên Xô chỉ biết được việc này sau ngày 9 tháng 5 khi nhận được lời khai của một lính Nga trong quân đoàn "Nước Nga tự do" của A. A. Vlasov bị bắt làm tù binh. Ngày 8 tháng 5, thông qua Đài phát thanh Praha do quân khởi nghĩa chiếm giữ, các văn kiện đầu hàng được công bố rõ ràng nhưng thống chế [[:de:Ferdinand Schörner|Ferdinand Schörner]] vẫn làm như không biết gì và tiếp tục thực hiện các hoạt động chiến đấu, mở một hàng lang hẹp qua Plezen để rút quân sang tuyến kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ. Thậm chí đến tận ngày 10 tháng 5, hơn 1.000 quân SS tại Traslav vẫn tiếp tục kháng cự lại Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 (thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 của tướng A. G. Kravchenko) cho đến khi bị tiêu diệt hoàn toàn vào cuối ngày.<ref>S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2. trang 521-524.</ref>
 
Rõ ràng là chính phủ [[:de:Karl Dönitz|Karl Dönitz]] đã không thể kiểm soát được tình hình và bắt đầu dung túng cho những hành động phá hoại hoà bình, đi ngược lại lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện đã được chính họ xác nhận tại Reims ngày 7 tháng 5 và Berlin ngày 8 tháng 5. Ngày 16 tháng 5, cựu thủ tướng Anh Winston Churchill tuyên bố với tờ Thời báo (Anh) rằng Hoa Kỳ và Anh không có ý định đảm nhận việc cai trị nước Đức.<ref>Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1987. trang 355</ref> Ngày 17 tháng 5 năm 1945, phái đoàn Liên Xô do nguyên soái G. K. Zhukov chỉ huy bắt đầu đến làm việc tại Hội đồng kiểm soát nước Đức của các nước Đồng minh tại Flensburg. Tại đây, các đại biểu Liên Xô đã đưa ra những bằng chứng về việc chính phủ [[:de:Karl Dönitz|Karl Dönitz]] không kiểm soát được tình hình và các bằng chứng về phần lớn các thành viên trong chính phủ này đều là tội phạm chiến tranh. Nói cách khác, đó vẫn là chính phủ Quốc xã mà không có đảng Quốc xã và Hitler. Nhiều bằng chứng khác về việc các thành viên trong chính phủ [[:de:Karl Dönitz|Karl Dönitz]] vẫn ngầm cung cấp vũ khí cho các phần tử SS còn chưa bị bắt giữ chống lại các lực lượng đồng minh đã được đưa ra.<ref name="kuznetsov"/> Trước những bằng chứng không thể chối cãi, ngày 23 tháng 5 năm 1945, Hội đồng kiểm soát nước Đức của các nước Đồng minh ra nghị quyết về việc giải tán và bắt giữ chính phủ [[:de:Karl Dönitz|Karl Dönitz]] như những tội phạm chiến tranh. Sự kiện này đã mở đường cho một hội nghị toàn thể của Hội đồng kiểm soát nước Đức của các nước Đồng minh họp tại Berlin ngày 5 tháng 6 năm 1945. Hội nghị đã ra bản tuyên bố chung về sự bại trận của nước Đức và thiết lập sự kiểm soát của bốn nước đồng minh Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp tại nước Đức. Tuyên bố nêu rõ: