Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào giải phóng dân tộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nd
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n replaced: chống phát xít → chống phát xít (9) using AWB
Dòng 1:
 
{{trung lập}}
 
Hàng 88 ⟶ 87:
=== Châu Á ===
 
Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống nền thống trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch và cuộc kháng chiến [[chống phát xít]] Nhật xâm lược, bảo vệ đất nước. Ở Ấn Độ, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh tiếp tục phát triển rộng khắp trong những năm 1929 – 1932. Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ vào tháng 11-1939 đã đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.
 
Trên bán đảo Triều Tiên, nhân dân tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng…tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật.
Hàng 100 ⟶ 99:
Trong cả nước đã bùng nổ cuộc bãi công chính trị, đặc biệt mạnh mẽ ở Cairô và Poóc Xít, quần chúng đã xung đột vũ trang với bọn cảnh sát và quân đội.
 
Ở Ethiopia, cuộc đấu tranh anh dũng và chính nghĩa của nhân dân [[chống phát xít]] Italia xâm lược có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành phong trào chống đế quốc trên toàn lục địa Phi.
 
Trong các nước châu Phi nhiệt đới ở phía nam sa mạc Xahara, vào cuối những năm 20 đến những năm 39 của thế kỉ XX đã diễn ra sự tập hợp dần dần các lực lượng yêu nước và cách mạng trong cuộc đấu tranh giành được độc lập dân tộc, giành quyền sống. Mầm mống của giai cấp công nhân được phát sinh và phát triển trong nhiều nước. Quá trình hình thành giai cấp tư sản dân tộc cũng bắt đầu trong một số nước.
Hàng 109 ⟶ 108:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã đưa lịch sử Đông Nam Á bước sang giai đoạn mới.<ref name="cpv.org.vn"/> Cùng với chiến thắng của các lực lượng đồng minh dân chủ, đứng đầu là Liên Xô, đối với chủ nghĩa phát xít thế giới và trong những điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi nước, nhân dân các dân tộc thuộc địa, đặc biệt là ở châu Á, sau những năm tháng đấu tranh gian khổ, đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau.
 
Ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh chống Nhật kéo dài 8 năm liền (1937 - 1945) với những hi sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi và góp phần cống hiến không nhỏ vào cuộc chiến tranh [[chống phát xít]] của nhân dân các nước trên thế giới.
 
Trên bán đảo Triều Tiên, cuộc kháng chiến [[chống phát xít]] Nhật của các lực lượng yêu nước đã làm suy yếu lực lương phát xít Nhật chiếm đóng, góp phần dẫn tới thất bại của phát xít Nhật trên bán đảo Triều Tiên. Quân du kích Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành, đã hoạt động mạnh mẽ ở nhiều vùng trong nước, sát cánh với quân giải phóng Trung Quốc.
 
Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á và cũng từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật. Ở các nước Đông Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của phát xít Nhật và chống lại trật tự mới của phát xít Nhật (thiết lập từ năm 1940) nhằm thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của các dân tộc. Trong cuộc đấu tranh này, các lực lượng yêu nước [[chống phát xít]] đã tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất để hòa nhập vào phong trào dân chủ [[chống phát xít]] trên thế giới. Đồng thời, các lực lượng vũ trang cũng được thành lập ở những thời điểm khác nhau và góp phần vào việc giải phóng đất nước, tiêu diệt phát xít Nhật.
 
Do cuộc đấu tranh [[chống phát xít]] Nhật đã trở thành nội dung chính của phong trào giải phóng dân tộc lúc này, đồng thời để hòa nhập với phong trào dân chủ chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới, hai xu hướng cộng sản và quốc gia đã từng tồn tại song song trong giai đoạn trước nay đã tụ hội theo một hướng chung là cứu nước, mặc dù điều đó chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và ở một chừng mực nhất định.
 
Vì vậy, nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giai đoạn này là sự thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á Mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng. Mở đầu là Việt Nam độc lập đồng minh (5-1941) và các đội Cứu quốc quân, sau là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong những năm 1942 - 1944, lần lượt xuất hiện Đồng minh dân chủ Philippine với đội quân Húcbalaháp, Liên hiệp nhân dân Mã Lai chống Nhật cùng các đơn vị Quân đội nhân dân, Liên minh tự do nhân dân [[chống phát xít]] cùng Quân đội quốc gia Miến Điện…
 
Thất bại của chủ nghĩa phát xít trên thế giới, thời điểm quân phát phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh là thời cơ có một không hai, tạo ra tình thế mới hết sức thuận lợi cho phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Chớp lấy thời cơ, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhất tề vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước.
Hàng 131 ⟶ 130:
Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh là thời cơ có một không hai, tạo ra tình thế hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Chớp lấy thời cơ đó, các dân tộc ở Đông Nam Á đã vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Tháng 8-1945, cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. Ở Lào, ngày 23-8 nhân dân Lào nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-10-1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Indonesia, ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17-8-1945 Tuyên ngôn độc lập được công bố, nước Cộng hòa Indonesia thành lập.
 
Ở các nước khác, các lực lượng yêu nước và quân đội vũ trang đã đấu tranh anh dũng [[chống phát xít]] Nhật, giải phóng phần lớn đất đai trong nước. Tuy vậy, thời cơ giành độc lập ở các nước này đã bị bỏ lỡ, quân Mĩ trở lại Philippin, quân Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai, Xingapo và Brunây. Đến đây đã khép lại thời kì đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á và mở ra một thời kì mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này.<ref name="cpv.org.vn"/>
 
==Chú thích==