Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tam quốc diễn nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thay tập tin Three_Brothers.jpg bằng tập tin Three_Brothers_(Bei,_Yu,_Fei).jpg (được thay thế bởi CommonsDelinker vì lí do: File renamed: Criterion 2 (meaningless or ambiguous name))
Dòng 199:
Đặc biệt trong bối cảnh tác phẩm ra đời, khi [[nhà Nguyên]] của ngoại tộc Mông Cổ đang thống trị Trung Hoa, tư tưởng ''"ủng Lưu phản Tào"'' còn thể hiện khát vọng của nhân dân có một vị vua kế thừa dòng máu [[người Hán]] (Lưu Bị là dòng dõi hoàng thất [[nhà Hán]]), đánh đuổi triều đình ngoại tộc để giành lại giang sơn cho [[người Hán|dân tộc Hán]] (một kiệt tác sân khấu ra đời trong cùng thời kỳ cũng mang tư tưởng này, đó là [[Con côi nhà họ Triệu]]).
 
Tuy ''Tam quốc diễn nghĩa'' có một số tình tiết hư cấu về [[lịch sử]], nhưng về nét chính, các bộ chính sử Trung Quốc cũng công nhận triều đình Thục Hán có rất nhiều nhân vật đáng khen ngợi: vua nhà Thục Hán là [[Lưu Bị]] vốn có xuất thân hàn vi, thuở nhỏ phải đan dép cỏ kiếm sống nên rất thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, ông từ hai tay trắng gây dựng cơ đồ nhờ sự trợ giúp trung thành của các tướng sĩ, khi lên ngôi lại thi hành chính sách khoan hòa với nhân dân. Gia đình Thừa tướng Thục Hán là [[Gia Cát Lượng]] thì suốt 3 đời đều hết lòng tận tụy vì nước và rất liêm khiết, ''"trong nhà chẳng để thừa gấm vóc, bên ngoài không có điền sản dư dôi"''. Đại tướng [[Khương Duy]] là tổng chỉ huy quân đội cũng sống rất giản dị, ''"ăn uống rất mực tiết kiệm, trong nhà không có thiếp hầu, sau sân chẳng nghe thấy tiếng đàn hát"''. Danh tướng [[Triệu Vân]] không quản hiểm nguy một mình cứu ấu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản. ChaCác cặp cha con [[Triệu Vân]] - [[Triệu Quảng]], [[Gia Cát Chiêm]] - [[Gia Cát Thượng]], [[Phó Đồng]] - [[Phó Thiêm]] thì ''"thụ mệnh lúc lâm nguy, cha con nối đời trung nghĩa"'' mà tráng liệt hy sinh. Những yếu tố đó rất gần gũi với hình mẫu một vị vua lý tưởng, một triều đình chân chính đối với nhân dân Trung Quốc thời phong kiến, nước Thục Hán mất rồi mà người dân địa phương đến cả nghìn năm sau vẫn còn hoài niệm và lập đền thờ. Do vậy, các câu chuyện dân gian về thời Tam Quốc có xu hướng ca ngợi Lưu Bị và nhà Thục Hán, căm ghét kẻ thù của ông là điều tất yếu, và xu hướng ''"ủng Lưu phản Tào"'' đã là tư tưởng chung của đại đa số nhân dân Trung Quốc từ trước cả khi tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa ra đời.
 
Trong sách sử đời [[Bắc Tống]] đã có ghi lại một đoạn bút ký nói rằng: ''“Những trẻ em trong xóm ngõ, thường xúm lại nghe kể truyện Tam Quốc, thấy nói đến Lưu Bị thua thì cau mày không vui, có em khóc. Thấy kể Tào Tháo bại trận thì khoái chí reo mừng"''. Bút ký ấy cho thấy: ngay cả trước khi Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung ra đời, nhân dân Trung Quốc đã có xu hướng ''"ủng Lưu phản Tào"'', họ yêu mến [[Lưu Bị]] và căm ghét [[Tào Tháo]]. Chính sự kế thừa nguyên vẹn tư tưởng đó đã giúp tác phẩm được đông đảo nhân dân Trung Hoa đón nhận, họ như thấy được thái độ yêu - ghét của chính bản thân ở ngay trong tác phẩm.