Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thọ An Hoàng thái hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
 
== Trở thành Hoàng thái hậu ==
Năm Chính Đức thứ 16 ([[1521]]), [[tháng 3]] ÂL, Minh Vũ Tông qua đời mà không có người kế vị. Theo di chiếu, Vũ Tông cho lậpchọn người thừa kế là con trai của Hưng Hiến vương Chu Hữu Nguyên, theo vai vế là em họ ông làm Hoàng đế đồng thời là cháu nội của Thiệu Quý phi, tức Hưng vương Thế tử Chu Hậu Thông. Khi ấy Chu Hậu Thông được 14 tuổi lên ngôi, sử gọi [[Minh Thế Tông]].
 
Vì sự kiện Thế Tông nhập Đại tông là phải tôn Hiếu Tông làm cha, nhưng Thế Tông lại không chịu, đã sinh ra [[Đại lễ nghị]]. Vấn đề này khiến Hoàng đế và các đại thần giằng co nhau trong danh xưng của thân thích Hoàng đế, vì ông được đồng ý kế thừa ngai vàng là với tư cách [''"Con của Hiếu Tông, em của Vũ Tông"''], cho nên cha mẹ lẫn bà nội ruột theo lý không được gia tôn. Trong đấu tranh, Thế Tông quyết tâm tôn cha mẹ cùng bà nội lên tước vị xứng đáng là Hoàng đế, Hoàng hậu cùng bà nội nên là [[Thái hoàng thái hậu]]. Lúc này, Thiệu Quý phi do tuổi già nên đã bị [[mù]], bà đã phải sờ từ đỉnh đầu đến gót chân của người cháu mới đăng cơ của mình<ref>《明史/卷113》:世宗入繼大統,妃已老,目眚矣,喜孫為皇帝,摸世宗身,自頂至踵。已,尊為皇太后。</ref>. Vào [[tháng 10]] ÂL năm ấy, Minh Thế Tông thành công tôn cha mình là Hưng Hiến vương làm [''Hưng Hiến Đế''], Quý phi Thiệu thị do đó trở thành [''"Đế sinh mẫu"''], cho nên cũng được tôn làm [[Hoàng thái hậu]]<ref>《明史/卷17》: 冬十月己卯朔,追尊父興獻王為興獻帝,祖母憲宗貴妃邵氏為皇太后,母妃為興獻后。</ref>.