Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Baltic (1941)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin WWII._Tallinn_Def..JPG đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Srittau vì lý do: per c:Commons:Deletion requests/File:WWII. Tallinn Def..JPG.
n chính tả, replaced: ngày ngày → ngày using AWB
Dòng 136:
Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây Bắc (Liên Xô) cho rằng Sư đoàn xe tăng 5 có thể giữ được khu vực của Alytus nên đã điều Sư đoàn xe tăng 2 và Sư đoàn cơ giới 84 với trang bị tổng cộng 250 xe tăng và xe bọc thép, trong đó có 15 xe tăng KV đến tăng cường cho Tập đoàn quân 11 đã bị yếu đi sau các trận phòng ngự trên cửa ngõ xa dẫn vào Kaunas.<ref>[http://militera.lib.ru/h/nwf/03.html П. А. Жилина, Ф. Н. Утенков, В. С. Кислинским. На Северо-Западном фронте — М.: Наука, 1969. (P. A. Zhilin, F. N. Utenkov, V. S. Kilinsky và tập thể tác giả. Phương diện quân Tây Bắc. Nhà xuất bản Khoa học. Moskva. 1969. Chương III: Thiết giáp (P. P. Poloboyrov biên soạn))]</ref>
 
Sáng ngày 23 tháng 6, trong khi đang chuyển quân từ [[Kėdainiai]] đến Raseiniai, hai sư đoàn này đã bất ngờ đụng độ với Sư đoàn xe tăng 6 thuộc Quân đoàn thiết giáp 41 (Đức) trên bờ tây sông Dubysa. Trong cuộc tao ngộ chiến, các pháo chống tăng 88&nbsp;mm và các cuộc không kích của máy bay Đức đã không gây được thiệt hại đáng kể đối với xe tăng KV. Trận đánh giữa 2 sư đoàn thiết giáp Liên Xô và Sư đoàn xe tăng 6 Đức tiếp tục trong suốt ngày hôm sau. Do không được tiếp tế kịp thời nhiên liệu và đạn dược, các cuộc đột kích của xe tăng Liên Xô thường bị gián đoạn và tổn thất nặng. Một bộ phận xe tăng bắt đầu rút lui. Quân đoàn bộ binh 11 (Liên Xo) bị nửa hợp vây và đứt liên lạc với sở chỉ huy tập đoàn quân 8. Ngày 26 tháng 6 một binh đội xe tăng Đức và bộ binh cơ giới đã tấn công tập hậu vào Sở chỉ huy quân đoàn cơ giới 3 (Liên Xô). Trong trận chiến, thiếu tướng E. N. Soniankin, chỉ huy Sư đoàn xe tăng 2 tử trận. Quân đoàn cơ giới 3 lùi dần về phía Đông.<ref name="ReferenceD">[http://militera.lib.ru/h/sovtankv/02.html Коллектив авторов. Советские танковые войска 1941-1945. — М.: Воениздат, 1973. (Tập thể tác giả. Đội quân xe tăng của Liên Xô, 1941-1945. Nhà xuất bản Quân đội. 1973. Chương 2: Cuộc tấn công nguy hiểm của Đức vào Liên Xô-Những trận đánh đầu tiên)]</ref>
 
Trận xe tăng tao ngộ chiến tại Raseiniai được dựng lại tại một trong những tập phim tuyên truyền [[Cuộc chiến tranh chưa được biết đến]] về [[Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại]], khi một xe tăng KV duy nhất còn lại của Liên Xô đã chặn đường tiến của Sư đoàn xe tăng 6 (Đức).<ref>[http://www.volk59.narod.ru/Raseynyay.htm Raseiniai - binh đoàn KV anh hùng (Расейняй — героический экипаж КВ).]</ref>
Dòng 219:
=== Không quân Đức quốc xã làm chủ bầu trời Pribaltic ===
 
Sát trước chiến tranh, Quân khu đặc biệt Pribaltic sở hữu một lực lượng không quân đáng kể gồm các sư đoàn không quân hỗn hợp 4, 6, 7, 8, Sư đoàn không quân ném bom 57, các trung đoàn máy bay vận tải 21 và 312 được trang bị khoảng 1.200 máy bay các loại.<ref name="P. Nelasov 1992"/><ref>[http://tashv.nm.ru/BoevojSostavSA/1941/19410701.html Binh lực quân đội Liên Xô ngày 1-7-1941]</ref> Hạm đội Baltic cũng có một lực lượng không quân khá mạnh gồm các lữ đoàn không quân 8 (ném bom), 10 (hỗn hợp), 61 (tiêm kích), 2 trung đoàn không quân trinh sát, liên lạc, vận tải, 7 đại đội thủy phi cơ và 1 lữ đoàn đổ bộ đường không, được trang bị 656 máy bay, trong đó có 172 máy bay ném bom.<ref name="ReferenceE">[http://militera.lib.ru/h/vmf/07.html В. И. Ачкасов, А. В. Басов, А. И. Сумин. Боевой путь Советского Военно-Морского Флота. М.: Воениздат, 1988. (V. I. Achkasov, A. V. Basov, A. I. Sumin. Lịch sử Hải quân Liên Xô. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1988. Chương VII: Hạm đội Baltic cờ đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại)]</ref>
 
Tuy nhiên, trang bị của không quân của mặt đất và không quân của hải quân Liên Xô thời kỳ này khá lạc hậu. Trong số hơn 1.200 máy bay của 5 sư đoàn không quân chỉ có hơn 200 chiếc [[MiG-3]], [[Yak-1]], [[IL-2]], [[Petlyakov Pe-2|Pe-2]] và [[Tupolev TB-1|Tu-1]]. Số còn lại là các máy bay chế tạo từ những năm 1933-1936 như các máy bay tiêm kích loại hai tầng cánh [[Polikarpov I-5|I-5]], [[I-15]], loại 1 tầng cánh [[I-16]]; các máy bay ném bom loại hai tầng cánh [[I-4]], [[ANT-3]], loại một tầng cánh [[Tupolev TB-1|TB-1]] (ANT-4), [[Tupolev TB-3|TB-3]] (ANT-6) bay êm nhưng chậm chạp và hầu như không có hỏa lực phòng thủ. Những máy bay này không thể là đối thủ của các máy bay tiêm kich hiện đại của nước Đức Quốc xã như [[Me-109]], [[He 100]], [[He 112]], [[Fokker G.I]] cũng như các máy bay ném bom [[Me-110]], [[Ju-87]], [[Ju-88]], [[He-111]], [[Fw 200]].<ref name="Dmitri Borisovich Khazanov 2006">[http://militera.lib.ru/h/hazanov_db2/03.html Хазанов, Дмитрий Борисович. Война в воздухе. Горькие уроки. — М.: Яуза, Эксмо, 2006. (Dmitri Borisovich Khazanov. Năm 1941: Bài học cay đắng về không chiến. Jauza và Penguin Books hợp tác xuất bản. Moskva. 2006. Phần II: Cuộc xâm lăng, khởi đầu các trận không chiến trên mặt trận Xô-Đức. Chương 1: Phòng thủ vùng Pribaltic)]</ref> Không quân của hạm đội Baltic chủ yếu sử dụng loại máy bay tiêm kích hai tầng cánh [[Polikarpov I-5|I-5]], [[I-15]], [[I-153]], máy bay ném bom [[ANT-3]], [[Tupolev TB-1|TB-1]] và cả máy bay đưa thư [[Polikarpov Po-2|Po-2]]. Hải quân hạm tàu của Hạm đội Baltic có 62 chiếc thủy phi cơ [[Sch-2]] và [[MBR-2]]. Một số ít máy bay [[I-16]] đã được đưa vào sử dụng nhưng đội ngũ phi công của hạm đội vẫn chưa thể sử dụng thành thạo loại máy bay mới này.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/drabkin_ay3/03.html (Artem Vladimirovich Dravkin ''(chủ biên)''. Chúng tôi chiến đấu trên các loại máy bay - Những người tham chiến đầu tiên. Yauza và Penguin Books hợp tác xuất bản. Msskva. 2005. Chương 3)]</ref>
Dòng 230:
{{Bài chi tiết|Không quân Liên Xô oanh tạc Berlin (1941)}}
[[File:Tupolev TB-3 (SA-kuva 7356).jpg|nhỏ|phải|256px|Máy bay ném bom DB-3 (phiên bản dùng cho hải quân của TB-3)]]
Ngày 31 tháng 7 năm 1941, Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã ra một quyết định bất ngờ: sử dụng không quân của Hạm đội Baltic phối hợp với không quân ném bom tầm xa mở cuộc không kích vào [[Berlin]], thủ đô của nước Đức Quốc xã để trả đũa đối với các cuộc oanh tạc của không quân Đức Quốc xã vào Moskva. Kế hoạch được mang tên mật là "Chiến dịch B".<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/vinogradov_ua/01.html Виноградов, Юрий Александрович. Операция Б. — М.: Патриот, 1992. (Yuri Aleksandrovich Vinpogradov. Chiến dịch "B". Nhà xuất bản "Người yêu nước". Moskva. 1992. Chương II: Để giáng trả các vụ không kích Moskva)]</ref> Do các sân bay trên đất liền gần biên giới đều bị quân đội Đức đánh chiếm và Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đang giao chiến với Phương diện quân Tây (Liên Xô) tại cửa ngõ [[Smolensk]], STAVKA quyết định sử dụng không quân của Hạm đội Baltic tại căn cứ trên đảo [[Saaremaa]] và căn cứ [[Hanko]] phối hợp với không quân chiến lược tầm xa thực hiện nhiệm vụ này.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/golovanov_ae/07.html Голованов, Александр Евгеньевич. Дальняя бомбардировочная... — М.: ООО «Дельта НБ», 2004 (Aleksandr Yevgenyevich Golovanov. Không lực ném bom tầm xa. Nhà xuất bản Delta. Moskva. 2004. Chương VII: Chỉ huy lực lượng)]</ref> Ngày 2 tháng 8 năm 1941, 45 máy bay ném bom [[DB-3|DB-3F]] (phiên bản [[TB-3]] dùng cho binh chủng không quân của quân chủng hải quân) và [[Ilyushin Il-4|IL-4]] đã được tập kết tại các căn cứ Kogula trên đảo Saaremaa. Hanko là căn cứ dự bị phía sau.<ref name="ReferenceF">[http://militera.lib.ru/h/vmf/07.html В. И. Ачкасов, А. В. Басов, А. И. Сумин. Боевой путь Советского Военно-Морского Флота. М.: Воениздат, 1988. (V. I. Achkasov, A. V. Basov, A. I. Sumin. Lịch sử Hải quân Liên Xô. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1988. Chương VII: Hạm đội Baltic cờ đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Mục 2: Không quân hạm đội Baltic không kích Berlin)]</ref> 15 tổ lái, mỗi tổ gồm 5 phi công: Lái chính, hoa tiêu, hoa tiêu ném bom, xã thủ và kỹ thuật cơ khí trên không của Bộ Tư lệnh không quân chiến lược tầm xa được điều đến phối hợp với 30 tổ lái của không quân hạm đội Baltic. Các phi công Liên Xô phải tiến hành các phi vụ ném bom vào ban đêm trong điều kiện không có không quân tiêm kích yểm hộ trên tuyến đường bay khứ hồi có tổng chiều dài 1.740&nbsp;km từ Kogula đến Berlin và quay về, trong đó có khoảng 1.400&nbsp;km bay trên biển.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/vinogradov_ua/01.html Виноградов, Юрий Александрович. Операция Б. — М.: Патриот, 1992. (Yuri Aleksandrovich Vinpogradov. Chiến dịch "B". Nhà xuất bản "Người yêu nước". Moskva. 1992. Chương III: Chiến dịch "B")]</ref>
 
Đêm 6 tháng 8, tổ lái máy bay không số gồm lái chính: đại tá Yevgeni Nikolayavich Preobrazhensky, hoa tiêu: đại úy P. I. Khokhlov, hoa tiêu cắt bom: đại úy A. Ya. Efremov, xạ thủ: trung sĩ Rudakov và kỹ thuật viên trên không: đại úy V. A. Koleshnichenko thực hiện chuyến bay trinh sát dò đường. Chiếc [[DB-3]] xuất phát từ Kogula bay dọc bờ biển Baltic đến [[Stettin]], ngoặt theo hướng Nam đến Berlin và cắt bom rồi quay ra hướng Bắc, đến đảo [[Bornholm]] của Đan Mạch thì ngoặt về phía Đông. Các mốc chuẩn được xác định tại đảo [[Gotland]] của Thụy Điển (đường bay vào) và đảo Bornholm (đường bay ra). Để giữ bí mật cuộc không kích, ngày 4 tháng 8, hãng TASS (Liên Xô) đưa tin dẫn theo nguồn hãng Reuter (Anh) rằng có một cuộc không kích đã xảy ra tại Berlin do các máy bay ném bom tầm xa của Anh tiến hành. Phía Anh "tung hứng" với phía Liên Xô bằng cách gián tiếp xác nhận bốn máy bay ném bom của họ đã không quay về căn cứ.<ref name="Nikolai Gerasimovich Kuznetsov 2000">[http://militera.lib.ru/memo/russian/kuznetsov2/06.html Кузнецов, Николай Герасимович. Курсом к победе. — М.: Голос, 2000. (Nikolai Gerasimovich Kuznetsov. Đường đến chiến thắng. Nhà xuất bản Golos. Moskva. 2000. Chương 6: Ném bom Berlin)]</ref> Đêm 7 tháng 8, Berlin lại bị không kích với một khối lượng bom lớn đã trút xuống phía Tây thành phố. Lần này thì cuộc không kích đúng là do các máy bay ném bom tầm xa của Không quân hoàng gia Anh thực hiện.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/vinogradov_ua/02.html Виноградов, Юрий Александрович. Операция Б. — М.: Патриот, 1992. (Yuri Aleksandrovich Vinpogradov. Chiến dịch "B". Nhà xuất bản "Người yêu nước". Moskva. 1992. Chương VI: Chuyến bay thử nghiệm)]</ref>
 
Cuộc không kích lớn đầu tiên của Không quân hạm đội Baltic (Liên Xô) vào Berlin diễn ra đêm 8 tháng 8. Các máy bay DB-3 chở quá nặng đến mức chỉ rời mặt đất khi đã chạy đến giới hạn cuối đường băng dài 1,5&nbsp;km. Bụng máy bay quét vào các ngọn cây. 15 máy bay DB-3 đã thả 30 tấn bom loại FAB-100 và FAB-250 xuống trung tâm Berlin và các vùng phụ cận từ độ cao 6.000 m. Tất cả 15 chiếc [[DB-3]] và [[Ilyushin Il-4]] đều trở về căn cứ an toàn.<ref name="ReferenceG">[http://militera.lib.ru/memo/russian/kabanov_si1/12.html Кабанов, Сергей Иванович. На дальних подступах. — М.: Воениздат, 1971. (Sergey Ivanovich Kabanov. Tiếp cận từ xa. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1971. Chương XII: Cuộc chiến trên quần đảo)]</ref> Vẫn như lần trước, quân Đức cho rằng Không quân Hoàng gia Anh là "thủ phạm" của cuộc không kích này. Adolf Hitler gọi thống chế [[Hermann Göring]], tư lệnh không quân Đức Quốc xã đến Văn phòng Đế chế và lớn tiếng quở trách:
 
{{Cquote|''Sẽ không có một trái bom nào của kẻ thù rơi xuống nước Đức ?! Sẽ không có bất kỳ một trái bom nào của kẻ thù được phép rơi xuống Berlin, thủ đô của các thủ đô trên thế giới ?! Ai đã tuyên bố trước các đảng viên như vậy ? Ai đã hứa với dân tộc Đức như vậy ?''|||Adolf Hitler}}
Dòng 250:
{{Cquote|''Trong các đêm 8 và 9 tháng 8, các tốp máy bay của Liên Xô đã thực hiện hai cuộc ném bom vào nước Đức, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu đã được trinh sát trước tại Berlin gồm các căn cứ quân sự vầ các đầu mối giao thông đường sắt. Các phi công xác nhận đã nhìn thấy nhiều vụ cháy nổ lớn. Hoạt động của lực lượng phòng không Đức là không có hiệu quả. Tất cả các máy bay của chúng tôi đều trở về căn cứ an toàn. Ngoại trừ một trường hợp phải hạ cánh ngoài ý muốn.''|||Pravda.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/vinogradov_ua/02.html Виноградов, Юрий Александрович. Операция Б. — М.: Патриот, 1992. (Yuri Aleksandrovich Vinpogradov. Chiến dịch "B". Nhà xuất bản "Người yêu nước". Moskva. 1992. Chương IX: Chuyến bay thứ hai đến Ber lin)]</ref>}}
 
Đêm 12 tháng 8, 13 máy bay DB-3 và IL-4 của Hạm đội Baltic lại cất cánh bay đi không kích nước Đức Quốc xã. Lần này, không quân của Hạm đội Baltic tấn công nhiều mục tiêu hơn. 8 chiếc DB-3 ném xuống Berlin 6 quả bom FAB-250, 26 quả bom FAB-100, 48 quả bom FAB-50 và hơn 10 vạn truyền đơn. Bốn chiếc IL-4 tấn công các căn cứ của quân Đức tại [[Liepāja]], cảng Libava và một chiếc DB-3 tấn công thành phố [[Kołobrzeg|Kohlberg]] đã ném xuống 3 quả FAB-250, 20 quả FAB-100 và 12 quả bom cháy ZAB-50. Mặc dù các chuyến bay diễn ra trong thời tiết có mưa và nhiều sương mù nhưng tất cả các máy bay Liên Xô đều trở về căn cứ an toàn.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/kabanov_si1/12.html Кабанов, Сергей Иванович. На дальних подступах. — М.: Воениздат, 1971. (Sergey Ivanovich Kabanov. Tiếp cận từ xa. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1971. Chương XII: Cuộc chiến trên quần đảo)]<name="ReferenceG"/ref>
 
Từ 0 giờ 50 phút đến 2 giờ 40 phút ngày 16 tháng 8 năm 1941, 19 máy bay [[DB-3]] tiếp tục các trận không kích nước Đức. 17 chiếc DB-3 đã oanh kích khu trung tâm, khu Tây Bắc và khu Đông Bắc Berlin. Trong trận tập kích này, 6 quả bom phá FAB-250, 56 quả bom phá FAB-100, 62 quả bom cháy ZAB-50 và 600&nbsp;km chai cháy đã được ném xuống các mục tiêu. Ngoài ra, các máy bay này còn tiếp tục rải hàng vạn tờ truyền đơn. Hai chiếc DB-3 được tách ra. Một chiếc thả 4 quả bom EAB-100 và 4 quả bom cháy ZAB-50 xuống Stettin. Chiếc còn lại ném 4 quả bom EAB-100 và 6 quả bom cháy ZAB-50 xuống Noier - Brandenburg. Các phi công đều xác nhận nhìn thấy một số lượng lớn các vụ nổ trên mục tiêu. Trên đường bay về, các phi công lái chính và hoa tiêu trên 2 chiếc DB-3 đã mất phương hướng, làm cho máy bay bị rơi gần sân bay Kogula.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/vinogradov_ua/03.html Виноградов, Юрий Александрович. Операция Б. — М.: Патриот, 1992. (Yuri Aleksandrovich Vinpogradov. Chiến dịch "B". Nhà xuất bản "Người yêu nước". Moskva. 1992. Chương XIII: Cuộc không kích thứ tư vào Berlin)]</ref>
Dòng 260:
Từ 0 giờ 50 phút đến 3 giờ 30 phút ngày 21 tháng 8, đã có 4 trận không kích vào các mục tiêu trong lãnh thổ nước Đức và ven biển Baltic trong vùng quân Đức kiểm soát. Tại Berlin, ba chiếc DB-3 bay ở độ cao trên mây (6.000 m đến 7.300 m) đã ném xuống Berlin 3 quả bom phá hạng nặng FAB-500, 4 quả FAB-100 và 8 quả bom cháy ZAB-50. Bốn phi đội DB-3 khác do bị mây mù che khuất mặt đất đã phải đổi mục tiêu. Họ ném xuống [[Danzig]] 2 quả bom phá hạng nặng FAB-500, ném xuống Świnoujście 6 quả bom FAB-250 và ném xuống Liepāja gần 1 tấn thuốc nổ mạnh. Các máy bay đều rở về căn cứ an toàn. Từ ngày 22 tháng 8, Tập đoàn quân không quân 1 (Đức) tăng cường oanh tạc đảo Saaremaa, làm hỏng đường băng chính tại sân bay Kogula. Cuộc không kích của Liên Xô buộc phải tạm dừng lại mấy ngày.<ref name="Yuri Aleksandrovich Vinpogradov 1992">[http://militera.lib.ru/memo/russian/vinogradov_ua/04.html Виноградов, Юрий Александрович. Операция Б. — М.: Патриот, 1992. (Yuri Aleksandrovich Vinpogradov. Chiến dịch "B". Nhà xuất bản "Người yêu nước". Moskva. 1992. Chương XVII: Cuộc không kích thứ sáu vào Berlin)]</ref>
 
Quân Đức tăng cường thêm lực lượng pháo cao xạ và các đèn pha cỡ lớn để bảo vệ Berlin. Lúc 19 giờ ngày 31 tháng 8, 6 chiếc DB-3 bay đến Berlin thì hai chiếc đã bị pháo phòng không Đức bắn rơi trên không phận thành phố. Bốn chiếc còn lại đã thả xuống 2 quả bom FB-500, 12 quả bom cháy ZAB-50 và 2 tấn thuốc nổ mạnh. Ba chiếc DB-3 khác không đến đích do bị lạc trong sương mù đã phải quay về ném bom Klaipėda, Liepāja và Danzig. Trong khi hạ cánh xuống sân bay Kogula, một chiếc DB-3 đã chạy vượt đường băng và đâm vào núi, phi hành đoàn thiệt mạng. Đây là trận đánh có thiệt hại lớn nhất của không quân tầm xa Hạm đội Baltic kể từ ngày bắt đầu chiến dịch "B".<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/kabanov_si1/12.html Кабанов, Сергей Иванович. На дальних подступах. — М.: Воениздат, 1971. (Sergey Ivanovich Kabanov. Tiếp cận từ xa. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1971. Chương XII: Cuộc chiến trên quần đảo)]<name="ReferenceG"/ref>
 
Ngày 30 tháng 8, quân đội Đức Quốc xã chiếm [[Tallinn]]. Đây là một tổn thất nặng nề không chỉ của lực lượng trên biển mà còn cả với lực lượng không quân của Hạm đội Baltic. Mất Tallinn, căn cứ không quân trên đảo Saaremaa không chỉ mất một căn cứ hậu cần quan trọng mà khả năng tự bảo vệ của nó cũng bị đe dọa khi các máy bay Đức Quốc xã đậu tại Tallinn có cự li tấn công gần hơn tới đảo Saaremaa. Tuy nhiên, phi đoàn đặc nhiệm DB-3 (Liên Xô) vẫn cố gắng tận dụng hết khả năng và thời gian còn lại của họ để tiếp tục không kích nước Đức. STAVKA yêu cầu họ sử dụng loại bom FAB-1000, một trong các loại bom lớn nhất thời đó. Mỗi chiếc DB-3 chỉ có thể đem theo 1 quả FAB-1000 và 2 quả FAB-500. Tuy nhiên, chuyến bay thử đầu tiên đã thất bại bi thảm. Chiếc DB-3 chở quá nặng không thể cất lên cao khi rời khỏi đường băng đã rơi xuống rừng cây và nổ tung, giết chết phi hành đoàn do đại úy Grechishnikov chỉ huy.<ref name="Yuri Aleksandrovich Vinpogradov 1992"/>
 
Chỉ huy phi đoàn đặc nhiệm, Đại tá Preobrazhensky quyết định sử dụng loại bom đã dùng để tiếp tục chiến dịch. Ông cũng cho sử dụng các tốp bay nhỏ lẻ 2 đến 4 chiếc để tránh thiệt hại lớn. Lúc 19 giờ 55 phút ngày 2 tháng 9, 1 chiếc DB-3 đã vượt qua được lưới lửa phòng không Đức và ném 4 quả bom FAB-250 xuống Berlin. Chiếc còn lại do trục trặc kỹ thuật không đến được mục tiêu, đã phải ném 2 quả bom FAB-250 và 4 quả bom FAB-100 xuống cảng Liepāja và quay về. Từ 22 giờ 30 phút đến 23 giờ 30 phút ngày 4 tháng 9, 6 chiếc DB-3 cất cánh, 4 chiếc đến được Berlin đã ném xuống 2 quả bom FAB-100 và 18 quả bom cháy ZAB-50. Một chiếc DB-3 phải vứt bom xuống biển để đối phó với cuộc tấn công của ba máy bay tiêm kích ban đêm của không quân Đức và may mắn bay thoát về Saaremaa khi các máy bay Đức cạn dầu. Chiếc DB-3 số 391115 bị bắn rơi sau khi thả bom gần Świnoujście. Đây là trận không kích cuối cùng của không quân Hạm đội Baltic nhằm vào Berlin và lãnh thổ Đức trong Chiến dịch "B".<ref>[http://militera.lib.ru/h/vmf/07.html В. И. Ачкасов, А. В. Басов, А. И. Сумин. Боевой путь Советского Военно-Морского Флота. М.: Воениздат, 1988. (V. I. Achkasov, A. V. Basov, A. I. Sumin. Lịch sử Hải quân Liên Xô. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1988. Chương VII: Hạm đội Baltic cờ đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Mục 2: Không quân hạm đội Baltic không kích Berlin)]<name="ReferenceF"/ref>
 
Trước nguy cơ quân Đức đổ bộ tấn công lên các đảo [[Saaremaa]] và [[Hiiumaa]], ngày 5 tháng 9 STAVKA quyết định rút tất cả các máy bay DB-3 còn lại về Leningrad để tham gia bảo vệ thành phố. Ngày 6 tháng 9, không quân Đức Quốc xã mở cuộc tập kích lớn vào sân bay Kogula, phá hủy đường băng sân bay này. Tuy nhiên, chỉ có 6 chiếc [[Polikarpov I-5|I-5]] và 2 chiếc [[Polikarpov I-5|I-153]] bị phá hủy, 8 chiếc [[Polikarpov I-5|I-5]], 2 chiếc [[Polikarpov I-153|I-153]] và 27 chiếc [[DB-3]] còn lại đã được sơ tán về Leningrad. Tổng cộng trong chiến dịch "B", không quân tầm xa thuộc Hạm đội Baltic của Liên Xô đã thực hiện 52 phi vụ, trong đó có 36 phi vụ tại Berlin. Tổng số lượng bom được ném xuống gồm 331 quả từ loại FAB-500 đến loại FAB-50 và ZAB-50, nặng tổng cộng 36,05 tấn. Phi đội đặc nhiệm mất 17 chiếc [[DB-3]] (kể cả những chiếc bị tai nạn) và 7 phi hành đoàn.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/vinogradov_ua/04.html Виноградов, Юрий Александрович. Операция Б. — М.: Патриот, 1992. (Yuri Aleksandrovich Vinpogradov. Chiến dịch "B". Nhà xuất bản "Người yêu nước". Moskva. 1992. Chương XX: Vòng tròn chia tay)]</ref>
Dòng 276:
Tallinn là hải cảng quan trọng thứ hai của Hải quân Liên Xô tại vùng biển Baltic sau Leningad. Cùng với căn cứ hải quân Hanko mà Liên Xô thuê của Phần Lan tại ven bờ Bắc [[Vịnh Phần Lan]], hai căn cứ này tạo thành cửa ngõ ra vào biển Baltic của Hạm đội Baltic (Liên Xô) có căn cứ - sở chỉ huy hạm đội tại Leningrad. Do vị trí trọng yếu khống chế cửa ngõ đường biển ra vào Vịnh Phần Lan đồng thời cũng là của ngõ bảo vệ Leningrad từ hướng biển, ngày 30 tháng 7 năm 1941, Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô I. V. Stalin hạ lệnh cho Phương diện quân Bắc và Hạm đội Baltic:
 
{{Cquote|''Bằng mọi cách phải bảo vệ Tallinn''|||I. V. Stalin.<ref name="ReferenceH">[http://militera.lib.ru/memo/russian/kuznetsov2/07.html Кузнецов, Николай Герасимович. Курсом к победе. — М.: Голос, 2000. (Nikolai Gerasimovich Kuznetsov. Đường đến chiến thắng. Nhà xuất bản Golos. Moskva. 2000. Chương 7: Phòng thủ Tallinn và trấn giữ Kronstadt)]</ref>}}
 
Cuối tháng 7 năm 1941, việc Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) thọc sâu về hướng Leningrad và sự kiện Pskov thất thủ đã đặt Tập đoàn quân 8 (Liên Xô) vào tình trạng nguy hiểm. Phương diện quân Tây Bắc bị giải thể do mất đất và mất đến 2/3 quân số. Tập đoàn quân 8 (Liên Xô) nhập vào đội hình Phương diện quân Bắc. Vì bị sông Narva và hồ Chudskoye chia cắt, Quân đội Liên Xô tại khu vực này chỉ còn liên lạc được với Phương diện quân Bắc chủ yếu bằng đường biển và một eo đất hẹp lầy lội ở cửa sông Narva. Lực lượng phòng thủ trên bộ do trung tướng M. M. Popov chỉ huy chỉ còn lại Quân đoàn bộ binh 10 của thiếu tướng I. F. Nikolayev với 2 sư đoàn bộ binh 10 và 11; Sư đoàn cơ giới 22 NKVD rút từ Riga về; Bộ tư lệnh biên phòng Estonia do thiếu tướng G. S. Zshikhin gồm Trung đoàn 7 và Trung đoàn; căn cứ hải quân Tallinn do Hạm trưởng hạm đội bậc 2 M. I. Moskalenko chỉ huy. Ngoài ra còn có các tiểu đoàn cộng sản Tallinn 1 và 4, Tiểu đoàn dân quân tình nguyện Tallinn 4 và 7, các đại đội tình nguyện Harju, Koolga, Parnu và Vilijady.<ref name="ReferenceC">[http://militera.lib.ru/memo/russian/sb_baltiyskie_zenitchiki/05.html Гужков А. А. Балтийские зенитчики. — Таллин: «Ээсти раамат», 1981. (A. A. Guzhkov (chủ biên). Pháo đài Baltic. "Eesti Raamat". Tallinn. 1981. Chương V (A. G. Mirolubov biên soạn): Trong các trận đánh vì Tallinn)]</ref> Lực lượng tàu biển của Hạm đội Baltic ở Tallinn còn khá lớn gồm tuần dương hạm "Kirov", các thiết giáp hạm "Minsk" và "Leningrad", các khu trục hạm "Moskva" và "Argun", các pháo hạm hộ tống "Grozyash", "Kalinin", "Volodava", "Archyom", "Silnyi", "Serdyuk", "Smetliv", "Svirep" và "Engels". Hạm đội Baltic còn có 8 khẩu đội pháo bờ biển, trong đó có một khẩu đội pháo hạng nặng đặt trên đường ray, 2 đoàn hỏa tàu bọc thép được trang bị pháo 37&nbsp;mm và 76&nbsp;mm. Không quân của Hạm đội Baltic đóng tại Tallinn gồm các trung đoàn 13 và 71 có 85 máy bay còn hoạt động được. Lực lượng phòng không Liên Xô ở Tallinn có Sư đoàn phòng không 10 và Trung đoàn phòng không độc lập 5 được trang bị 183 pháo phòng không và 62 súng máy các loại.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/tributz_vf/01.html Трибуц, Владимир Филиппович. Балтийцы сражаются. — М.: Воениздат, 1985. (Vladimir Filipovich Tributs. Hạm đội Baltic chiến đấu. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1985. Phần I: Hạm đội Baltic bước vào cuộc chiến. Mục 3: Trên những hướng tiếp cận xa)]</ref>
Dòng 296:
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 141-0154, Reval, Hafen.jpg|nhỏ|trái|256px|Cảng Tallinn sau khi bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng]]
 
Phó đô đốc V. F. Tributs và Hội đồng quân sự Hạm đội Baltic đã có kế hoạch di tản khỏi Tallinn từ cuối tháng 7, khi Tập đoàn quân 8 (Liên Xô) bị bao vây ở khu vực [[Pärnu]] - [[Tartu]] - [[Tallinn]] nhưng Tổng tư lệnh hướng Tây Bắc, nguyên soái [[Kliment Yefremovich Voroshilov|K. Ye. Voroshilov]] và Bộ trưởng dân ủy hải quân Liên Xô, đô đốc [[Nikolai Gerasimovich Kuznetsov|N. G. Kuznetsov]] chống lại kế hoạch này. Chỉ đến khi tình hình Tallinn không còn khả năng cứu vãn, mãi đến ngày ngày 22 tháng 8, kế hoạch sơ tán Hạm đội Baltic khỏi Tallinn mới được Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô phê chuẩn. Đó là một quyết định quá muộn màng. Ngày 26 tháng 8 năm 1941, các sư đoàn bộ binh 61, 217, 254, 291 và Cụm tác chiến "Friedrich" (Đức) đã áp sát Tallinn từ ba phía. Các pháo hạm Đức bắt đầu bắn phá quân cảng và thành phố Tallinn. STAVKA hạ lệnh cho Phó đô đốc [[Vladimir Filippovich Tributs|V. F. Tributs]] phải cấp tốc sơ tán chủ lực hạm đội Baltic và căn cứ chính của hạm đội này khỏi Tallinn về [[Kronstadt]] và Leningrad.<ref name="Terra Fantastica 2005">[http://militera.lib.ru/h/platonov_av/02.html Платонов, Андрей Витальевич. Трагедии Финского залива. — М.: Эксмо; СПб: Terra Fantastica, 2005. (Andrey Vitalyevich Platonov. Bi kịch trên vịnh Phần Lan. Eksmo - Moskva và Terra Fantastica - Sainkt Petersburg hợp tác xuất bản. 2005. Chương II: Bi kịch đầu tiên: Sự mất tỉnh táo)]</ref>
 
Ngay từ khi quân đội Đức Quốc xã bắt đầu bao vây Tallinn, Adolf Hitler đã ra mệnh lệnh số 33 yêu cầu lục quân và hải quân Đức Quốc xã không được để một chiếc tàu nổi nào của Hạm đội Baltic thoát khỏi Tallinn. Thực hiện lệnh này, các lữ đoàn 777, 796 công binh hải quân Đức và Lữ đoàn 1261 công binh hải quân Phần Lan đã thiết lập 4 bãi thủy lôi ở vùng biển phía Tây Bắc Tallinn và 8 bãi thủy lôi trên khu vực giữa Vịnh Phần Lan, sát quần đảo Suursaari (Gogland). Các tàu chiến Đức cũng hình thành vòng tuần tra kiểm soát phía Tây Bắc Tallinn, chia cắt Tallinn với căn cứ hải quân Hanko trên đất Phần Lan. Hàng chục khẩu đội pháo bờ biển tầm xa cỡ lớn từ 180&nbsp;mm đến 308&nbsp;mm của hải quân Đức và hải quân Phần Lan được triển khai dọc bờ biển từ Ekenäs, phía Đông Hanko qua [[Helsinki]] đến [[Kotka]], khống chế một vùng biển rộng lớn có tầm xa cách bờ đến hơn 40&nbsp;km.<ref>[http://militera.lib.ru/h/vmf/07.html В. И. Ачкасов, А. В. Басов, А. И. Сумин. Боевой путь Советского Военно-Морского Флота. М.: Воениздат, 1988. (V. I. Achkasov, A. V. Basov, A. I. Sumin. Lịch sử Hải quân Liên Xô. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1988. Chương VII: Hạm đội Baltic cờ đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại)]<name="ReferenceE"/ref>
 
==== Bố trí binh lực Hạm đội Baltic tại cuộc chuyển quân ====
Dòng 343:
[[Tập tin:Kirov 1941.jpg|nhỏ|phải|256px|Tuần dương hạm "Kirov" xả khói ngụy trang trên đường di chuyển, tháng 8 năm 1941]]
 
Trong khi cuộc chuyển quân chuẩn bị bắt đầu thì một tai họa bất ngờ ập đến cho Hạm đội Baltic. Lúc 22 giờ 10 phút đêm 27 tháng 8, các khu trục hạm "Kalinin" và "Volodarskyi" trong đội hình bảo vệ phía sau bị va phải thủy lôi và bị hư hỏng nặng, mất sức chiến đấu. 23 giờ 15 phút, đến lượt khu trục hạm "Archyom" cũng va phải thủy lôi và chìm. Do phải thu dọn lưới và ngư cụ, đến 22 giờ đêm 27 tháng 8, các tàu đánh cá từ ngoài khơi các đảo Naysaar và Aegna mới có mặt tại cảng Tallinn để chất hàng. 23 giờ đêm, các kho vũ khí gồm các loại súng hỏng và đạn dược không thể đem theo được công binh của Hạm đội Baltic cho hủy đốt và hủy nổ. 11 giờ 35 phút, Phó đô đốc V. F. Tributs hạ lệnh cho Đoàn 1 nhổ neo xuất phát. Do các tàu đánh cá có công suất yếu và các tàu vận tải chở nặng chỉ di chuyển với tốc độ 6 hải lý giờ nên các tàu chiến hộ tống di chuyển với tốc độ 10 đến 12 hải lý/giờ thì cứ 15 hải lý phải dừng lại để chờ cả đoàn theo kịp. 14 giờ cùng ngày, khi Đoàn 1 ra khỏi vịnh Tallinn và bắt đàu hành trình về phía Đông thì Đoàn 2 bắt đầu nhổ neo, di chuyển song song với Đoàn 1 và cách đoàn này khoảng 17 hải lý về phía Bắc.<ref name="ReferenceH">[http://militera.lib.ru/memo/russian/kuznetsov2/07.html Кузнецов, Николай Герасимович. Курсом к победе. — М.: Голос, 2000. (Nikolai Gerasimovich Kuznetsov. Đường đến chiến thắng. Nhà xuất bản Golos. Moskva. 2000. Chương 7: Phòng thủ Tallinn và trấn giữ Kronstadt)]</ref>
 
Phát hiện Hạm đội Baltic chuyển quân khỏi Tallinn, hải quân Đức cho các tàu ngầm xông vào đội hình tàu Liên Xô và tấn công các tàu vận tải nặng bị rớt lại sau. 18 giờ 30 phút ngày 28 tháng 8, tàu vận tải "Alev" chở theo 1.280 người trong đó có hơn 800 người bị thương bị trúng thủy lôi và chìm. Chỉ có sáu người được vớt lên. Không quân Đức ném bom và đánh chìm 4 tàu vận tải khác. Tàu phá băng "Krisjanis Valdemars" trong khi cơ động tránh bom đã va phải thủy lôi gần đảo Mokhny và chìm. Lúc 19 giờ 50 phút, các tàu ngầm Đức tấn công đánh chìm 2 tàu tuần tra và tàu cứu hộ "Saturn" gần mũi Yuminda. Khoảng 20 giờ, các tàu quét mìn "Krap" và "Baromest" cùng tàu ngầm S-5 đã chìm trong khi làm nhiệm vụ quét mìn, mở đường cho Đoàn 1 tiến về Kronstadt. Khoảng 21 giờ, 4 trong số 5 tàu săn ngầm của hạm đội đã bỏ nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài và gia nhập vào đoàn vận tải 1. Hành động vô kỷ luật này đã gây tác hại nghiêm trọng. Trong đêm 28 tháng 8, các tàu ngầm Đức lao vào tấn công cả hai đoàn tàu vận tải của Hạm đội Baltic. Lần lượt các tàu khu trục "Smetliv", "Gordky" và "Yakov Sverrdlov" bị tấn công. Tàu "Yakov Sverrdlov" bị trúng ngư lôi, bị vỡ đôi và chìm tại tọa độ 59°42 phút Bắc, 25°45 phút Đông gần đảo Mokhny. Trong số những người bị thiệt mạng có Chủ tịch Hội đồng dân ủy Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Estonia Johannes Lauristin. Các tàu khu trục "Gordy", "Minsk", "Skora" và "Slavna" cũng bị tấn công và hư hại nặng. Không bị ngăn cản, các tàu ngầm Đức xông vào giữa đoàn vận tải, bắn chìm tàu vận tải Ella và đánh hỏng nặng các tàu hộ tống hạng nhẹ "Sneg", "Tsiklon". Chỉ trong đêm 28 rạng ngày 29 tháng 8, Hạm đội Baltic (Liên Xô) đã mất 26 tàu bị chìm, gồm 5 tàu khu trục, 3 tàu vận tải, 2 tàu kéo, 1 tàu phá băng, 2 tàu quét mìn, 2 tàu ngầm, 1 tàu pháo, 2 tàu tuần duyên, 1 tàu bệnh viện, 1 tàu cứu hộ, 3 tàu đánh cá và 1 sà lan. 5 chiếc khác bị hư hại gồm 3 kỳ hạm và 2 tàu vận tải, 2 tàu đánh cá có vũ trang bị hải quân Phần Lan bắt cóc, 1 sà lan bị mất tích. Tổn thất nhân mạng lên đến 3.620 người.<ref name="ReferenceI">[http://militera.lib.ru/h/platonov_av/03.html Платонов, Андрей Витальевич. Трагедии Финского залива. — М.: Эксмо; СПб: Terra Fantastica, 2005. (Andrey Vitalyevich Platonov. Bi kịch trên vịnh Phần Lan. Eksmo - Moskva và Terra Fantastica - Sainkt Petersburg hợp tác xuất bản. 2005. Chương III: Bi kịch thứ hai: Kế hoạch)]</ref>
 
Ngày 29 tháng 8, các đoàn tàu số 3 và số 4 tiếp tục rời Tallinn di chuyển về Kronstadt. Yếu tố bất ngờ của Hạm đội Baltic (Liên Xô) đã bị mất và ngày 29 tháng 8 là ngày đẫm máu nhất trên biển Baltic kẻ từ đầu cuộc chiến. Tàu khu trục "Surov" phải đi kèm các tàu "Slavna", "Svirev" và tàu chở hàng "Gordog" đã bị không quân Đức đánh hư hại từ hôm trước. Khi đoàn 1 và đoàn 2 còn cách Kronstadt 27 hải lý, không quân Đức bất ngờ huy động hơn 1.200 lần chiếc máy bay liên tục dội bom xuống đội hình hai đoàn tàu Liên Xô. Ngay khi vừa ra khỏi khu vực bãi mìn 9-40, tàu tuần tiễu "Sneg" cùng với tàu vận tải "Balkhash", tàu cứu hộ "Kolyvanov", tàu trinh sát thám không "Sao Mộc" và tàu kéo "Vilma" bị máy bay Đức đánh đắm. Không quân Đức hầu như làm chủ vùng trời trên biển Baltic và lần lượt đánh đắm các tàu Liên Xô được trang bị hỏa lực phòng không kém cỏi. Tàu vận tải "Ausma" bị đánh chìm tại tọa độ 13-15 tại đảo Rodsher, gần cảng [[Paldiski]]. Tàu vận tải "Tobol" bị chìm tại tọa độ 15-10. Tàu vận tải "Kalpaks" bị hơn 40 máy bay Đức tấn công và đánh đắm tại tọa độ 16-15, làm chết hơn 1.100 người. Chỉ trong 3 giờ đầu tiên của buổi sáng 29 tháng 8, 4 tàu vận tải, 1 tàu kéo và 1 tàu chở dầu Liên Xô đã bị không quân Đức nhấn chìm. 5 tàu vận tải khác phải ủi bãi đổ bộ lên đảo Suursaari (Gogland) để cứu người. Trong suốt ngày 29 tháng 8, đã có 24 tàu và 16 thuyến đánh cá phải ủi bãi quanh đảo Suursaari. Chiều 29 tháng 8, tuần dương hạm "Kirov" bị 32 máy bay Đức vây đánh, các pháo thủ phòng không trên tàu đã bắn rơi 3 máy bay Đức. "Kirov" bị trúng hơn 80 quả bom đường kính nhỏ nhưng nhờ có vỏ thép nên chỉ bị hư hỏng, 2 trong số 3 động cơ không hoạt động được. 12 thủy thủ thiệt mạng, 3 người khác bị thương. Ngày 30 tháng 8, "Kirov" được các tàu kéo từ Leningrad ra lai dắt về neo đậu tại Kronstadt và trở thành trận địa phòng không nổi bên cạnh pháo đài. Cùng về được Kronstadt với chiếc "Kirov" còn có các tàu khu trục-kỳ hạm "Leningrad" và "Minsk", các tàu khi trục "Burya" và "Ametist", các pháo hạm "Moskva" và "Amgun", tàu phá băng "Suur Tõll" cùng hơn 100 tàu nổi khác.<ref>[http://militera.lib.ru/h/vmf/07.html В. И. Ачкасов, А. В. Басов, А. И. Сумин. Боевой путь Советского Военно-Морского Флота. М.: Воениздат, 1988. (V. I. Achkasov, A. V. Basov, A. I. Sumin. Lịch sử Hải quân Liên Xô. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1988. Chương VII: Hạm đội Baltic cờ đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Mục 2: Bảo vệ Tallinn, căn cứ chính của hạm đội)]</ref><ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/panteleev_ua2/02.html Пантелеев, Юрий Александрович. Морской фронт. — М.: Воениздат, 1965. (Yuri Aleksandrovich Panteleyev. Mặt trận trên biển. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1965. Chương II: Baltic trong khói lửa. Mục 5: Những người lính của chúng tôi)]</ref>
Dòng 351:
==== Hậu quả ====
 
Không kể số tàu phải ủi bãi lên các đảo Sursaary và Suursaari, hơn 100 tàu thuyền các loại của Hạm đội Baltic đã vĩnh viễn chìm xuống lòng biển. Trong số hơn 28.900 người được di tản khỏi Tallinn (không kể quân số của hải quân trên các hạm tàu) thì có 11.000 người thiệt mạng, trong đó có hơn 3.000 dân thường. Thiệt hại vật chất của Hạm đội Baltic (Liên Xô) là rất lớn. Khi xuất phát khỏi Tallinn, Hạm đội Baltic huy động 153 tàu chiến và 75 tàu vận tải, tàu dân sự. Khi về đến đích số thiệt hại lớn nhất thuộc về các tàu vận tải. 43/75 tàu vận tải bị đắm hoặc phải ủi bãi (57%), 5/10 tàu khu trục bị đánh đắm (50%), 3/9 tàu tuần tra bị chìm (34%), 2/11 tàu ngầm chìm hoặc mất tích (18%), 1/3 pháo hạm bị đánh đắm (34%), 2/18 tàu quét mìn tốc độ thấp bị chìm (11%), 1/13 tàu phóng ngư lôi (7%), 2/25 tàu săn ngầm (8%). Số tàu không bị chìm và về được đến Kronstadt hoặc Leningrad mặc dù bị trọng thường ở các mức độ khác nhau gồm: 1 tàu tuần dương-soái hạm (100%), 2 khu trục hạm-kỳ hạm (100%), 10 tàu quét mìn ven bờ (100%), 26 tàu quét mìn ngoài khơi (100%) và các tàu còn lại.<ref>[http://militera.lib.ru/h/platonov_av/03.html Платонов, Андрей Витальевич. Трагедии Финского залива. — М.: Эксмо; СПб: Terra Fantastica, 2005. (Andrey Vitalyevich Platonov. Bi kịch trên vịnh Phần Lan. Eksmo - Moskva và Terra Fantastica - Sainkt Petersburg hợp tác xuất bản. 2005. Chương III: Bi kịch thứ hai: Kế hoạch)]<name="ReferenceI"/ref>
 
=== Trận phòng ngự bán đảo Hanko ===
Dòng 371:
Sáng 26 tháng 7, tàu vận tải quân sự "Metalits" (Liên Xô) từ Tallinn đem theo nhiều vĩ khí, đạn dược, trang bị quân sự, lương thực thực phẩm và nước ngọt đã cập cảng Hanko. Việc dỡ hàng vừa thực hiện xong thì con tàu bị pháo binh Phần Lan từ Ekenäs bắn cháy. Tướng I. S. Kobanov lệnh cho các khẩu đội pháo tầm xa bắn 23 quả đạn 305&nbsp;mm và 33 quả đạn 180&nbsp;mm vào ga Ekenäs để yểm hộ cho việc sửa chữa tàu "Metalits". Ngày 29 tháng 7, khi sắp hoàn thành việc sửa chữa, tàu "Metalits" tiếp tục bị không quân Đức oanh tạc và bị cháy lần thứ hai. Việc sửa chữa bị gián đoạn và kéo dài đến tháng 10 năm 1941. Không chiếm được Hanko, lục quân Phần Lan phối hợp với hải quân Đức tiếp tục dùng pháo hạm và pháo bờ biển bắn phá Hanko giống như những gì quân Đức đang làm tại khu vực Leningrad cùng thời điểm đó. Từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 năm 1941, không một lính phần Lan Hay lính Đức nào có mặt trên địa phận của căn cứ hải quân Liên Xô quá một ngày. Cùng với pháo binh bờ biển của Hạm đội Baltic đặt tại đảo Hiiumaa, pháo binh bờ biển của căn cứ hải quân Hanko vẫn tiếp tục khống chế cửa vịnh Phần Lan.<ref>[http://militera.lib.ru/h/perechnev_ug/09.html Перечнев, Юрий Георгиевич. Советская береговая артиллерия. — М.: Наука, 1976. (Yuri Georgyevich Perechnev. Pháo binh bờ biển Liên Xô. Nhà xuất bản Khoa học. Moskva. 1976. Chương III: Theo tiếng gọi của biển cả)]</ref>
 
Sự kiện căn cứ hải quân Tallinn thất thủ đã đặt cả căn cứ hải quân Hanko lẫn các vị trí phòng thủ đường biển trên quần đảo Moonsund của Hạm đội Baltic vào tình thế bị cô lập. Việc tiếp tế cho các căn cứ này trở nên khó khăn hơn do tàu ngầm Đức đã xâm nhập được vào vịnh Phần Lan. Không quân Đức Quốc xã chiếm ưu thế trên biển Baltic đã bắn phá các tàu biển chở hàng tiếp tế cho Hanko. Ngày 8 tháng 8, các tàu chiến Đức đã ngăn cản các tàu vận tải số 24 và "Khilda" khi chúng còn cách Hanko hơn 50 hải lý. Các pháo hạm Đức Quốc xã và pháo bờ biển của quân Phần Lan tăng cường bắn phá bán đảo. Tướng S. I. Kabanov ra lệnh cho quân đồn trú Liên Xô củng cố hầm hào và đào thêm nhiều tuyến chiến hào nhằm giảm bớt thương vong. Từ ngày 1 tháng 9, quân Đức từ đảo Kugholm bắt đầu tấn công vào đảo Elmholm, phân tán thêm lực lượng hải quân đánh bộ của Hạm đội Baltic. Tuy nhiên, căn cứ Hanko vẫn tiếp tế cho các máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô tiếp tục oanh tạc vào sâu trong nội địa nước Đức và Ba Lan. Trong các ngày 8, 9, 12, 16, 19, 21, 31 tháng 8 và các ngày 2 và 4 tháng 9, đã có 85 lần chiếc máy bay ném bom TB-3 bay ngày và bay đêm đã "quá cảnh" căn cứ Hanko để bay đi ném bom [[Berlin]], [[Danzig]], [[Kohlberg, Bayern|Kohlberg]], [[Stettin]], [[Świnoujście]], Noie-Brandenburg và [[Liepāja]]. Ngày 6 tháng 9, không quân Đức quốc xã huy động 28 máy bay [[Ju-87]] và [[He-111]] oanh tạc vào bán đảo, phá hủy 6 chiếc [[TB-3]], 1 chiếc [[IL-2]] và 1 chiếc [[MiG-3]] đang đậu tại sân bay Hanko.<ref>[http://militera.lib.ru/h/vmf/07.html В. И. Ачкасов, А. В. Басов, А. И. Сумин. Боевой путь Советского Военно-Морского Флота. М.: Воениздат, 1988. (V. I. Achkasov, A. V. Basov, A. I. Sumin. Lịch sử Hải quân Liên Xô. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1988. Chương VII: Hạm đội Baltic cờ đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại)]<name="ReferenceE"/ref>
 
Ngày 16 tháng 10 năm 1941, quân đội Đức Quốc xã chiếm trọn quần đảo Moonsund, cuộc phòng thủ của Lữ đoàn bộ binh 8 và các tiểu đoàn hải quân đánh bộ Liên Xô tại Hanko càng khó khăn hơn do các tuyến vận tải tiếp tế bằng đường biển của Hạm đội Baltic cho Hanko đều bị hải quân Đức khống chế. Từ ngày 20 tháng 10, Hạm đội Baltic sử dụng tàu ngầm và các thủy phi cơ sơ tán các lực lượng chiến đấu về Leningrad. Ngày 30 tháng 10 năm 1941, những người lính Liên Xô cuối cùng rút khỏi căn cứ Hanko.
Dòng 379:
[[Tập tin:WWII Moonsund Def.jpg|nhỏ|trái|200px|Chiến dịch phòng thủ quần đảo Moonsund (tháng 8-tháng 10 năm 1941)]]
 
Quần đảo Moonsund gồm hơn 10 đảo nằm ở phía Tây Estonia, trong đó có hai đảo lớn nhất là đảo [[Hiiumaa]] (Dagö) nằm phía Nam cửa vịnh Phần Lan và đảo [[Saaremaa]] (Ösel) nằm chắn ngang vịnh Riga. Đây là quần đảo có vị trí chiến lược trong tuyến phòng thủ trên biển của Hạm đội Baltic (Liên Xô). Đảo Hiiumaa cùng với căn cứ hải quân Hanko kiểm soát cửa vịnh Phần Lan trên con đường ra biển của Hạm đội Baltic. Đảo Saaremaa kiểm soát cửa ngõ ra vào vịnh Riga. Trên đảo Hiiumaa có quân cảng [[Kärdla]], trên đảo Saaremaa có quân cảng [[Kuressaare]] đều là các căn cứ tàu ngầm và tàu nổi. Ngoài ra, trong quần đảo còn có đảo [[Kihnu]] nằm xa nhất về phía Tây, án ngữ cửa ngõ ra vào quân cảng [[Pärnu]]. Trên các đảo lớn như Hiiumaa và Saaremaa đều có các sân bay có thể sử dụng cho các loại máy bay ném bom cánh quạt hạng nặng.<ref name="ReferenceJ">[http://militera.lib.ru/h/ammon_ga1/07.html Аммон, Георгий Алексеевич. Морские памятные даты. — М.: Воениздат, 1987. (Georgy Alekseyevich Ammon. Ngày kỷ niệm hải quân. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1987. Chương VII: 1941-1945)]</ref> Trong kế hoạch phòng thủ trên vùng biển Baltic, quần đảo Moonsund được giao cho Lữ đoàn bộ binh 3 gồm các trung đoàn bộ binh 46 và 49 và Đoàn biên phòng bờ biển Estonia bảo vệ. Lực lượng pháo binh Liên Xô có trung đoàn 79 gồm 6 đại đội pháo 75&nbsp;mm và 3 đại đội pháo 122&nbsp;mm cùng Tiểu đoàn súng máy độc lập 69. Pháo binh của Hạm đội Baltic trên đảo gồm 8 đại đội pháo bờ biển loại 152&nbsp;mm và 130&nbsp;mm. Lực lượng phòng không trên đảo có 5 khẩu đội cao xạ 76&nbsp;mm. Chỉ huy toàn bộ các binh chủng trên quần đảo là thiếu tướng A. B. Eliseyev. Quân số Liên Xô bảo vệ quần đảo gồm 24.000 quân, trong đó, 16.000 quân đóng tại đảo Saaremaa, hơn 5.000 quân đóng tại đảo Hiiumaa và 3.000 quân đóng rải rác trên các đảo nhỏ. Các tuyến phòng thủ được hình thành quanh bờ hai hòn đảo chính gồm 3 lớp rào thép gai có tổng chiều dài 140&nbsp;km được gài 23.500 quả mìn. Trên đảo có 260 hầm vũ khí, đạn dược, xăng dầu và quân nhu. Sân bay trên đảo Saaremaa có 12 máy bay [[I-15]] và [[MiG-3]]. Tại các cảng Kärdla và Kuressaare có 17 tàu phóng ngư lôi, 6 tàu tuần duyên.<ref>[http://militera.lib.ru/h/vmf/07.html В. И. Ачкасов, А. В. Басов, А. И. Сумин. Боевой путь Советского Военно-Морского Флота. М.: Воениздат, 1988. (V. I. Achkasov, A. V. Basov, A. I. Sumin. Lịch sử Hải quân Liên Xô. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1988. Chương VII: Hạm đội Baltic cờ đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Mục 4: Phòng thủ trên quân đảo Moonsund)]</ref>
 
Sau khi chiếm Tallinn, đầu tháng 9 năm 1941, các sư đoàn bộ binh 61, 217 (Đức) được tăng cường một số tiểu đoàn thiết giáp và pháo binh được Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc giao nhiệm vụ đánh chiếm quần đảo Moonsund. Ngoài hơn 50.000 bộ binh tăng cường, quân Đức huy động vào chiến dịch đổ bộ 350 tàu xuồng các loại, trong đó có 3 tàu khu trục và 6 tàu tuần duyên.<ref>[http://militera.lib.ru/h/ammon_ga1/07.html Аммон, Георгий Алексеевич. Морские памятные даты. — М.: Воениздат, 1987. (Georgy Alekseyevich Ammon. Ngày kỷ niệm hải quân. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1987. Chương VII: 1941-1945)]<name="ReferenceJ"/ref>
 
Sáng ngày 8 tháng 9 năm 1941, Tiểu đoàn trinh sát 161 thuộc sư đoàn bộ binh 217 (Đức) xuất phát từ [[Haapsalu]] đổ bộ lên đảo [[Vormsi]] với sự yểm hộ của không quân và các pháo hạm. Tiểu đoàn bộ binh 36 (Liên Xô) với binh lực kém hơn về pháo binh và súng cối đã cố gắng chống cự trong ba ngày liên tục. Ngày 11 tháng 9, hai khẩu pháo chống tăng 45&nbsp;mm cuối cùng bị quân Đức bắn hỏng, tiểu đoàn phải rút về đảo Hiiumaa. Ngày 12 tháng 9, Trung đoàn bộ binh 162 thuộc Sư đoàn bộ binh 61 (Đức) đổ bộ lên đảo [[Muhu]], một vị trí phòng thủ quan trọng sát phía Đông đảo Saaremaa. Tiểu đoàn 12 thuộc Trung đoàn bộ binh 46 chống trả được mấy ngày nhưng đến ngày 17 tháng 9 đã bị tổn thất nặng và phải rút về đảo Saaremaa. Tướng A. B. Eliseyev phải điều tiểu đoàn súng máy độc lập 69 ra bảo vệ tuyến [[Taaliku]] - [[Orissaare]] - bán đảo Kübassaare đối diện với đảo Muhu qua eo biển Väike. Việc để mất hai hòn đảo tiền tiêu quan trọng chỉ trong 10 ngày đã đẩy các đơn vị Liên Xô phòng thủ quần đảo Moosnund vào tình thế khó khăn.<ref>[http://militera.lib.ru/h/vmf/07.html В. И. Ачкасов, А. В. Басов, А. И. Сумин. Боевой путь Советского Военно-Морского Флота. М.: Воениздат, 1988. (V. I. Achkasov, A. V. Basov, A. I. Sumin. Lịch sử Hải quân Liên Xô. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1988. Chương VII: Hạm đội Baltic cờ đỏ trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Mục 5: Phòng thủ quân đảo Moonsund)]</ref>
 
Trong khi chiến sự tại đảo Muhu còn đang tiếp diễn thì ngày 13 tháng 9, một tiểu đoàn dù Đức đã đổ bộ lên bán đảo Kübassaare ở phía Đông đảo Saaremaa. Đoàn biên phòng bờ biển Estonia đã tiêu diệt được tiểu đoàn dù này song không ngăn chặn được Trung đoàn bộ binh 176 thuộc Sư đoàn bộ binh 61 (Đức) đổ bộ lên bán đảo trong ngày 14 tháng 9. Ngày 17 tháng 9, Sư đoàn bộ binh 61 (Đức) đã tập kết trên đảo Muhu và bắt đầu tấn công đảo Saaremaa qua dải đất hẹp [[Kuivastu]]. Tiểu đoàn súng máy độc lập 69 chống cự được mấy ngày nhưng không trụ lại được. Đến ngày phải lùi về tuyến 23 tháng 9, tiểu đoàn phải rút về tuyến [[Ratla]], tuyến phòng thủ chính do trung đoàn bộ binh 49 chiếm lĩnh.<ref>[http://militera.lib.ru/h/ammon_ga1/07.html Аммон, Георгий Алексеевич. Морские памятные даты. — М.: Воениздат, 1987. (Georgy Alekseyevich Ammon. Ngày kỷ niệm hải quân. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1987. Chương VII: 1941-1945)]<name="ReferenceJ"/ref> Từ đảo Muhu, Sư đoàn bộ binh 61 (Đức) liên tiếp đưa các trung đoàn 151 và 176 tiếp ứng cho Trung đoàn bộ binh 162 liên tục tấn công, đẩy lùi trung đoàn bộ binh 49 (Liên Xô) về tuyến Võhma - Kingisepp, cắt đôi đảo Saarema. Tướng A. B. Eliseyev cố gắng ổn định lại tuyến phòng thủ nhưng đều vô hiệu vì từ ngày 14 đến ngày 27 tháng 9, các tàu vận tải Liên Xô có tàu hộ tống đi kèm chở quân ra đảo đã bị hải quân Đức chặn đánh tại ngoài khơi bán đảo Syrve và vịnh Kyiguster. Ngày 3 tháng 10, quân Đức dồn ép tàn quân của Trung đoàn bộ binh 49 (Liên Xô) về bán đảo Syrve, buộc toán quân này phải lên tàu tại cảng Myntu rút về cảng Myanslya trên bờ Tây đảo Hiiumaa. Ngày 4 tháng 10, Sư đoàn bộ binh 61 (Đức) chiếm trọn đảo Saaremaa.<ref name="Aleksandr Ivanovich Matveyev 1957">[http://militera.lib.ru/h/matveev_ai/05.html Матвеев, Александр Иванович (Aleksandr Ivanovich Matveyev. Cuộc chiến vì quần đảo Moonsund. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1957. Chương 5: Phòng thủ quần đảo Moonsund năm 1941)]</ref>
 
Những lực lượng còn lại của Lữ đoàn bộ binh 3 (Liên Xô) chỉ còn lại Trung đoàn bộ binh 46 đang chống giữ đảo Hiiumaa lâm vào tình thế bị bao vây bốn phía. Từ hướng Đông, Sư đoàn bộ binh 271 (Đức) bắt đầu đổ bộ từ đảo Vormsi sang, từ phía Nam, Sư đoàn bộ binh 61 cũng bắt đầu đổ bộ từ đảo Saaremaa lên. Bờ phía Bắc và phía Tây hòn đảo bị các pháo hạm Đức khống chế. Cuộc chiến ác liệt tại ngoài khơi pháo đài Kronstadt và căn cứ hải quân Hanko cũng như cuộc rút quân khỏi Tallinn đã thu hút phần lớn các hạm tàu của Hạm đội Baltic (Liên Xô). Ngày 5 tháng 10, tàu ngầm I-225 (Liên Xô) đánh hỏng một chiến hạm Đức ở ngoài khơi vịnh Salmy, phía Đông bán đảo Syrve. Tuy nhiên, chiến thắng này không làm giảm được sức ép của quân đội Đức Quốc xã lên đảo Hiiumaa.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/sb_baltiyskie_zenitchiki/32.html Гужков А. А. Балтийские зенитчики. — Таллин: «Ээсти раамат», 1981. (A. A. Guzhkov (chủ biên). Pháo đài Baltic. "Eesti Raamat". Tallinn. 1981. Chương 32 ''(A. A. Chernyi viết)'': Trên trận tuyến. Mục 3: Tại quần đảo Moonsund)]</ref>
Dòng 401:
Hải quân hạm đội Baltic đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ các vùng biển. Tuy nhiên, những cố gắng của họ trở nên vô ích khi các trận đánh trên bộ của lục quân Liên Xô liên tiếp thất bại, buộc nhiều đơn vị hải quân phải chiến đấu như bộ binh, pháo binh bờ biển phải tham gia vào các trận pháo kích trên đất liền, một nhiệm vụ khó khăn đối với họ cả về chiến thuật, trinh sát hiệu chỉnh và kỹ thuật. Sự thất thế của lục quân và không quân Liên Xô cùng các cuộc rút lui nhanh chóng đã gây hậu quả tai hại cho Hạm đội Baltic. Các căn cứ hải quân quan trọng của Liên Xô trên bờ biển vùng Baltic lần lượt rơi vào tay quân đội Đức Quốc xã trong vòng một tháng.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/tributz_vf/01.html Трибуц, Владимир Филиппович. Балтийцы сражаются. — М.: Воениздат, 1985. (Vladimir Filipovich Tributs. Hạm đội Baltic chiến đấu. Nhà xuất bản Quân đội. Moskva. 1985. Phần I: Hạm đội Baltic bước vào cuộc chiến. Mục 3: Trên những hướng tiếp cận từ xa)]</ref>
 
Thiệt hại của quân đội và hải quân Liên Xô là hết sức lớn. Từ 22 tháng 7 đến ngày 9 tháng 7, Phương diện quân Tây Bắc và Hạm đội Baltic đã mất 75.202 người chết và mát tích, 13.284 người bị thương. Từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9 năm 1941, Phương diện quân Tây Bắc (Liên Xô) tiếp tục tổn thất 96.953 người chết và mất tích, 47.835 người bị thương. Hạm đội Baltic cũng tiếp tục mất 9.384 người chết và mất tích, 14.793 người bị thương.<ref>[http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc536603358 Г. Ф. Кривошеева. Россия и СССР в войнах ХХ века-Потери вооруженных сил-Статистическое исследование. Москва. Олма пресс. 2001. (G. F. Krivosheev. Tổn thất của Nga và Liên Xô trong các cuộc chiến tranh ở thế kỷ XX. Nhà xuất bản Olma. Moskva. 2001. Chương V: Chiến tranh thế giới thứ hai. Mục 1: Chiến dịch phòng thủ Litva và Latvia. Mục 6: Bắt đầu phòng thủ hướng Leningrad)]</ref> Tổn thất về vũ khí, khí tài của quân đội và hải quân Liên Xô cũng rất lớn. Gần 1.000 máy bay của không quân Phương diện quân Tây Bắc bị phá hủy và bắn rơi.<ref name="Georgy Vasilyevich Zimin 1988"/> Hơn 1.100 xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy hoặc hư hỏng trong chiến đấu.<ref>[http://militera.lib.ru/h/sovtankv/02.html Коллектив авторов. Советские танковые войска 1941-1945. — М.: Воениздат, 1973. (Tập thể tác giả. Đội quân xe tăng của Liên Xô, 1941-1945. Nhà xuất bản Quân đội. 1973. Chương 2: Cuộc tấn công nguy hiểm của Đức vào Liên Xô-Những trận đánh đầu tiên)]<name="ReferenceD"/ref> Hạm đội Baltic bị tổn thất 174 tàu thuyền các loại, gồm 1 tàu tuần dương (chiếc Sevastopol), 17 tàu khu trục, 4 tàu tuần tra, 2 tàu chống ngầm, 34 tàu quét mìn, 3 tàu pháo, 23 tàu phóng ngư lôi, 65 thuyền, xuồng vũ trang, 25 tàu ngầm.<ref name="ReferenceK">[http://militera.lib.ru/h/platonov_av/13.html Платонов, Андрей Витальевич. Трагедии Финского залива. — М.: Эксмо; СПб: Terra Fantastica, 2005. (Andrey Vitalyevich Platonov. Bi kịch trên vịnh Phần Lan. Eksmo - Moskva và Terra Fantastica - Sainkt Petersburg hợp tác xuất bản. 2005. Phụ lục 4)]</ref>
 
Tổn thất của quân đội Đức Quốc xã thấp hơn quân đội Liên Xô nhưng lại là tổn thất lớn nhất đối với nước Đức Quốc xã kể từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ ngày 22 tháng 6 đến 30 tháng 9 năm 1941, Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) mất 35.741 người chết, 126.838 người bị thương.<ref>[http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec41.html Human losses in world war II. German Statistics and Documents. Heeresarzt 10-Day Casualty Reports per Army/Army Group, 1941. (Tổn thất của quân đội Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai năm 1941 (Báo cáo chi tiết 10 ngày theo tập đoàn quân)]</ref> Trong các trận đánh trên biển, hải quân Đức Quốc xã cũng chịu những thiệt hại không nhỏ: 1 tàu tuần dương, 2 tàu khu trục, 4 pháo hạm, 3 tàu phóng ngư lôi, 3 tàu vận tải, 4 tàu quét mìn, 2 tàu ngầm, 1 tàu chống ngầm và 1 tàu cứu hộ bị đánh đắm. Trong đó, 15 chiếc chìm do va vào thủy lôi, 6 chiếc khác bị tấn công bởi máy bay, tàu ngầm và tàu phóng ngư lôi.<ref>[http://militera.lib.ru/h/platonov_av/13.html Платонов, Андрей Витальевич. Трагедии Финского залива. — М.: Эксмо; СПб: Terra Fantastica, 2005. (Andrey Vitalyevich Platonov. Bi kịch trên vịnh Phần Lan. Eksmo - Moskva và Terra Fantastica - Sainkt Petersburg hợp tác xuất bản. 2005. Phụ lục 4)]<name="ReferenceK"/ref>
 
=== Đánh giá ===