Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bò cày kéo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chăm sóc: replaced: → using AWB
n →‎Vai trò: chính tả, replaced: đường xá → đường sá (2) using AWB
Dòng 20:
Trâu bò cũng có thể dùng để kéo xe trong các loại [[đường]] nhỏ hẹp, [[địa hình]] phức tạp, kéo gỗ trong [[rừng]], kéo ép mía, thậm chí một số nơi ở vùng núi trâu bò còn được dùng để cưỡi qua các khúc [[sông]] [[suối]] hoặc những đoạn đường rừng núi khó đi. Khi [[ruộng đất]] ở các cánh đồng bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ, có hộ làm chủ tới 5-10 mảnh nhỏ ở những vị trí khác nhau. Rõ ràng trong những điều kiện này sử dụng máy cày sẽ rất hạn chế, mà ưu thế sẽ là sử dụng sức kéo gia súc và đôi khi sức người. Ở [[miền núi]] đất dốc, ruộng nhỏ, ruộng bậc thang hoặc ruộng ở những thung lũng nhỏ hẹp, đường đi khó khăn càng rất hạn chế cho máy cày hoạt động, vì vậy [[gia súc cày kéo]] sẽ còn tồn tại lâu dài trong việc làm đất ở các vùng này cũng như công việc việc khác như vận chuyển, kéo che ép mía, kéo nước.
 
Chúng không những đóng góp rất lớn cho [[sản xuất nông nghiệp]] mà còn có vai trò quan trọng trong vận chuyển [[hàng hoá]], hiện nay có tới khoảng 20% dân số thế giới dùng sức kéo [[gia súc]] để vận chuyển hàng hoá. Xe hai bánh và [[xe quệt]] được người ta dùng nhiều ở những nơi đường không thích hợp cho cơ giới. Những nơi đường quá bé hoặc địa hình gồ ghề, dốc cao thì người ta dùng gia súc để thồ hàng. Chúng còn được dừng để kéo nước, kéo mía, kéo cối xay bột khá phổ biến. Mặc dù nhiều nước đã [[cơ giới hoá]] nền nông nghiệp, nhưng phần lớn các nước đang phát triển vẫn dùng sức kéo gia súc để làm đất và vận chuyển hàng hoá.
 
Ước tính có khoảng 20% dân số thế giới dùng sức kéo gia súc để vận chuyển hàng hoá. Xe hai bánh và [[xe quệt]] do súc vật kéo được người ta dùng cho những nơi đường sá không thích hợp cho xe cơ giới. Gia súc còn được dùng để kéo gỗ, kéo nước, kẹo mía, kéo cối xay. Cơ khí hoá nông nghiệp đang và sẽ thay dần [[lao động chân tay]] và sức kéo gia súc, tuy nhiên chỉ thực hiện được ở những trang trại có đủ điều kiện về kinh tế, địa hình thuân lợi, khả năng quản lý tốt, giá thành của việc sử dụng máy móc cao nên ở những trang trại nhỏ, nghèo và những nơi có địa hình phức tạp sẽ vẫn còn phải sử dụng sức kéo gia súc như nguồn động lực chính một cách lâu dài.